Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 47 - 48)

Về thuận lợi:

- Công tác BHYT nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được thể hiện bằng Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Quyết định số 538/QĐ-TTg, ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và đến 2020, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về chính sách BHYT, BHYT.

- Ở địa phương, công tác BHYT nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh, các Sở Ban, ngành của tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan và sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Luật BHYT từng bước đi vào thực tế cuộc sống đã tác động tích cực đến nhận thức, trách nhiệm của người lao động, chủ sử dụng lao động và người dân trong việc tham gia BHYT.

- Công tác đầu tư mở rộng, hoàn thiện các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, đặc biệt là việc tổ chức khám, chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế xã đã tạo điều kiện cho người tham gia BHYT tiếp cận và thụ hưởng các quyền lợi BHYT ngay từ tuyến y tế cơ sở, qua đó góp phần thực hiện chính sách ASXH theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trên địa bàn.

- Công tác phối hợp của các cấp, ngành, UBND các xã, phường, thị trấn trong việc điều tra, thống kê lập danh sách tham gia BHYT đối với hộ gia đình đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào việc phân loại, xác định đối tượng đã tham gia BHYT và hộ gia đình chưa tham gia BHYT để có cơ sở tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT.

Về khó khăn:

- Trong những năm qua, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, cùng với thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông

nghiệp và đời sống của một bộ phận nhân dân, tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, sản xuất kinh doanh đình trệ, thua lỗ kéo dài phải ngừng sản xuất, không có khả năng đóng BHYT cho người lao động. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, sử dụng lao động của gia đình nên công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT gặp nhiều khó khăn. Đồng thời ý thức tuân thủ pháp luật về BHYT tại một số doanh nghiệp tư nhân chưa cao, vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng BHYT của người lao động, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh.

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHYT trên địa bàn; các cấp Hội, Đoàn thể ở cơ sở chưa chủ động trong việc phối hợp để thực hiện tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT.

- Chất lượng KCB tuy được cải thiện nhưng nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân, nhất là tuyến y tế cơ sở do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, vật lực ngành y tế còn hạn chế chưa đảm bảo 100% trạm y tế có bác sĩ hoạt động thường xuyên. Thủ tục KCB BHYT, quy định về chuyển tuyến điều trị còn gây phiền hà cho nhân dân.

- Công tác thông tin, tuyên truyền để khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHYT đối với đời sống nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội từng lúc, từng nơi còn hạn chế, chưa được thường xuyên, liên tục, hiệu quả mang lại chưa cao.

- Nhận thức của một bộ phận người dân còn thấp nên chưa có ý thức tự giác tham gia BHYT, đa số người tham gia BHYT là những người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị cao, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHYT.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 47 - 48)