Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 55 - 60)

3.3.2.1 Ý định hay sự quan tâm tham gia BHYT

Ý định hay sự quan tâm tham gia BHYT được thể hiện: cảm nhận lợi ích của việc

tham gia BHYT, từ đó quan tâm nhiều hay ít đến việc tham gia BHYT. Thang đo ý định tham gia BHYT, ký hiệu là QTAM, được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ QTAM1 đến QTAM4 dựa vào nghiên cứu của Hayakawa (2000), cũng như các

Dựa vào các lý thuyết:

- Chất lượng dịch vụ (arasuraman)

- Sự hài lòng

- Các nghiên cứu đã thực hiện

Thu thập số liệu, lấy mẫu bằng phương pháp phân tầng và thuận

tiện ngẫu nhiên

Thang đo sơ bộ

Điều chỉnh thang đo nhờ phương pháp chuyên gia và thảo luận

Thang đo chính thức

Đánh giá sơ bộ thang đo, bằng phân tích Cronbach

Loại các biến có tương quan tổng <0.3

Phân tích nhân tố khám phá, kiểm tra phương sai, hệ số KMO

Loại các biến có hệ số tải < 0.5

Kiểm định lai thang đo, bằng phương pháp phân tích Cronbach

Điều chỉnh mô thang đo và mô hình

- Phân tích hồi quy

- Kiểm định giả thuyết

Kết quả và gợi ý chính sách VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên

nghiên cứu trong nước (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015). Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.3: Thang đo Sự quan tâm tham gia BHYT

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

QTAM1 Tôi nghĩ tham gia BHYT là quan trọng đối với tôi và gia đình

QTAM2 Tôi quan tâm đến việc tham gia BHYT

QTAM3 Tham gia BHYT là rất thiết thực và cần thiết đối với tôi

QTAM4 Tham gia BHYT luôn thu hút sự chú ý của tôi

3.3.2.2. Thái độ tham gia BHYT

Trong nghiên cứu này, thái độ là thái độ của người tham gia BHYT, được lấy từ mô hình TRA (Fishbein và Ajzen, 1975) và TPB (Ajzen, 1991), ký hiệu là TDO. Khi người dân cảm nhận lợi ích của việc tham gia BHYT, có niềm tin với dịch vụ BHYT thì họ quan tâm đến việc tham gia BHYT. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ TDO1 đến TDO6. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.4: Thang đo Thái độ tham gia BHYT

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TDO1 BHYT là chính sách chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận,

tôi cảm thấy thích thú về điều này.

TDO 2 Tôi thấy an tâm khi chính sách BHYT được Nhà nước tổ chức triển

khai và bảo hộ.

TDO 3 Tôi thấy tham gia BHYT là việc làm hữu ích.

TDO 4 Tham gia BHYT là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

TDO 5 Tôi nghĩ rằng BHYT là cần thiết để chăm sóc khi ốm đau.

TDO 6 Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHYT mang lại

3.3.2.3. Kỳ vọng của gia đình

Sự kỳ vọng của người thân trong gia đình đối với việc tham gia BHYT được hiểu là sự mong muốn, sự ủng hộ trong việc đảm bảo có một an toàn về sức khoẻ khi tham gia BHYT, nếu những người thân hoặc các thành viên trong gia đình có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với họ thì sự quan tâm đối với việc tham gia BHYT sẽ tăng lên, ký hiệu là KV. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính có sự kế

thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ KV1 đến KV3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.5: Thang đo Kỳ vọng của gia đình

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

KV1 Người trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHYT.

KV2 Những người thân trong gia đình cho rằng việc tham gia BHYT là điều tốt.

KV3 Những người thân trong gia đình khuyến khích tôi tham gia BHYT.

3.2.2.4. Kiểm soát hành vi

Kiểm soát hành vi đối với việc tham gia BHYT trong nghiên cứu này có xét đến các rào cản về thời gian, mức đóng, kiến thức, … và có liên quan mật thiết đến các yếu tố khác như tuổi tác, thu nhập, …. Và điều này cũng đồng nghĩa với các khái niệm của các nhân tố khác là đều có ảnh hưởng tích cực đến sự quan tâm tham gia BHYT, ký hiệu là KS. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ KS1 đến KS3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.6: Thang đo Kiểm soát hành vi

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

KS1 Tôi đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHYT

KS2 Nếu muốn, tôi có thể dễ dàng đăng ký tham gia BHYT ngay lập tức

KS3 Tôi cảm thấy việc tham gia BHYT là không có cản trở nào cả

3.3.2.5. Cảm nhận rủi ro

Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHYT là sự lo sợ mất mát nguồn tài chính, sự chưa tin tưởng vào tổ chức quản lý …. Rủi ro cảm nhận được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác nhau của sự quan tâm tham gia BHYT, ký hiệu là RRO. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát ký hiệu từ RRO1 đến RRO3. Các biến này được đo

lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.7: Thang đo Cảm nhận rủi ro

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

RRO1 Tôi cho rằng xã hội càng phát triển và hội nhập với thế giới thì khả năng

xảy ra bệnh tật ngày càng có chiều hướng gia tăng.

RRO2 Tôi cảm thấy cuộc sống ngày nay rất nhiều rủi ro bệnh tật

RRO3 Tôi cảm thấy ngày càng có nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo cần

được sự trợ giúp từ BHYT

3.3.2.6. Cảm nhận hành vi xã hội

Những cá nhân quan trọng có ảnh hưởng đến mức độ quan tâm tham gia BHYT của người dân có thể là các nhóm bạn, nhóm người quen biết, những người có cùng hoàn cảnh,… nếu họ có thái độ và sự quan tâm tích cực đối với loại hình BHYT sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT. Trong xã hội hiện đại, khi càng nhiều người có nhu cầu và tham gia BHYT thì cá nhân sẽ chịu tác động bởi những người xung quanh. Với khái niệm trên thì nếu có nhiều người có hoàn cảnh tương đồng tham gia BHYT thì sự quan tâm sẽ tăng lên, ký hiệu là HVXH. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ HVXH1 đến HVXH3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.8: Thang đo Cảm nhận hành vi xã hội

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

HVXH1 Tôi biết có rất nhiều người tham gia BHYT.

HVXH2 Những người hàng xóm của tôi cũng đã tham gia BHYT.

HVXH3 Việc tham gia BHYT của người dân theo tôi hiện nay là rất phổ biến

3.3.2.7. Sự quan tâm sức khoẻ

Ý thức và quan tâm về sức khỏe cũng đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHYT. Khi những điều kiện khác không đổi, những người quan tâm đến sức khỏe bản thân họ, sẽ có xu hướng quan tâm đến BHYT nhiều hơn. Khi những điều kiện khác tốt hơn, như thu nhập tăng lên, con người càng ngày càng lớn tuổi, bệnh đau sẽ nảy sinh nhiều hơn, con người cũng quan tam đến BHYT nhiều hơn, ký hiệu là QTSKHOE. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế

thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QTSKHOE1 đến QTSKHOE3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.9: Thang đo Sự quan tâm sức khỏe

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

QTSKHOE1 Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khoẻ

QTSKHOE2 Tôi đang rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe của tôi

QTSKHOE3 Tôi quan tâm đến việc tham gia BHYT để được chăm sóc y tế trong

mọi trường hợp đau ốm.

3.3.2.8. Trách nhiệm đạo lý

Trong xã hội ngày càng phát triển thì con người đã có sự thay đổi về nhận thức khác đi, có nghĩa là sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Đối với việc tham gia BHYT, đây là một hành động góp phần đảm bảo ASXH, san sẻ rủi ro với cộng đồng, giảm thiểu thiệt thòi nguồn lực tài chính cho gia đình và được đảm bảo sức khỏe, ký hiệu là TNDLY. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ TNDLY1 đến TNDLY4. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.10: Thang đo Trách nhiệm đạo lý

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TNDLY1 Tôi thấy phải có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình và xã hội

trong chia sẻ cộng đồng về chăm sóc BHYT.

TNDLY2 Tôi nghĩ rằng cần thiết phải được chăm sóc y tế để cuộc sống được

đảm bảo, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu.

TNDLY3 Tôi cho rằng tham gia BHYT là thể hiện tình yêu thương, trách

nhiệm đối với gia đình và xã hội.

TNDLY4 Tôi nghĩ rằng tham gia BHYT là cách để tích lũy trong cuộc sống

và đã tự lo cho mình.

3.3.2.9 Kiến thức về BHYT

Hiểu biết về BHYT là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích việc lựa chọn tham gia hay không tham gia. Kiến thức là một nguồn lực bên trong có thể được liên kết với một số khía cạnh, từ việc đánh giá chất lượng của sản phẩm, thủ tục thực hiện giản đơn hay phức tạp ….. mức độ hiểu biết về chính sách BHYT của người dân càng tốt thì thì ý định tham gia BHYT càng tăng, ký hiệu là KTHUC. Sau khi điều chỉnh

thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế thừa (Nguyễn Xuân Cường và ctv, 2014), thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ KTHUC1 đến KTHUC4. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.11: Thang đo Kiến thức về BHYT

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

KTHUC1 Tôi biết rõ về các quy định khi tham gia BHYT

KTHUC2 Tôi biết việc khám, chữa bệnh BHYT hiện nay đã được liên thông

tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở xuống trong cả nước.

KTHUC3 Tôi hiểu rõ những quy định và thủ tục khi đi KCB tại các cơ sở y tế.

KTHUC4 Tôi biết rõ những quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT.

3.3.2.10. Tuyên truyền về BHYT

Thông tin tuyên truyền BHYT đóng vai trò định hướng, giúp cho người dân từ biết đến hiểu, từ hiểu đến thực hiện và tham gia phát triển thêm chính sách BHYT. Một trong những nguyên nhân dẫn đến người dân không quan tâm, không muốn tham gia BHYT là họ thiếu hiểu biết, chưa thấy lợi ích của việc tham gia hoặc thiếu tin tưởng vào hệ thống tổ chức thực hiện, ký hiệu TTRUYEN. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế thừa (Nguyễn Xuân Cường và ctv, 2014; Lưu Viết Tĩnh năm 2006), thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ TTRUYEN1 đến TTRUYEN4. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.12: Thang đo Tuyên truyền về BHYT

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TTRUYEN1 Tôi đã được nghe nói về BHYT hộ gia đình thông qua loa phát thanh

ở xã; đài phát thanh và truyền hình.

TTRUYEN2 Tôi đã được biết về BHYT thông qua tuyên truyền của nhân viên đại

lý thu BHYT tại xã.

TTRUYEN3 Tôi hiểu các quy định về BHYT thông những người đã tham gia BHYT.

TTRUYEN4 Các hội, đoàn thể cho tôi biết nhiều về BHYT khi hội họp.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)