Sự quan tâm là một khái niệm động cơ liên quan đến thái độ và kết quả hành vi, và giữ vai trò tương tự như các biến số động cơ khác chẳng hạn ý định hành vi, sự khát vọng, mục đích, hoạch định hoặc ý định cố gắng (Zaichkowsky, 1985). Vì vậy, sự quan tâm có thể được xác định bởi thái độ, kỳ vọng của gia đình, trách nhiệm đạo lý, cảm nhận hành vi xã hội, sự quan tâm đến sức khỏe, trách nhiệm đạo lý, kiến thức, cảm nhận rủi ro thu nhập và tuổi (Fishbein & Ajzen, 1975; Ajzen, 1991). Tuy nhiên, cách tiếp cận ở đây giới hạn sự quan tâm trong phạm vi đối với việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, và bao phủ ý nghĩa tổng quát về khái niệm quan tâm lâu dài đối với sản phẩm mà chúng ta thường thấy trong tác phẩm hành vi tiêu dùng. Sự quan tâm của người lao động đối với việc tham gia BHYT được thể hiện: cảm nhận lợi ích của việc tham gia BHYT.
Trên cơ sở khái niệm trên, tại nước ta việc tham gia BHYT chủ yếu phát triển ở các đối tượng bắt buộc và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ (chiếm 75%, năm 2015). Trong khi đó chính sách BHYT mở ra quyền lợi cho tất cả người dân, trong khi ngân sách nhà nước đã đóng cho các đối tượng yếu thế trong xã hộ thì việc tham gia BHYT theo hộ gia đình vẫn còn thấp (chiếm 25% trong tổng số người tham gia BHYT), vì vậy nghiên cứu này nhằm đánh giá ý định của người dân và chất lượng dịch vụ KCB của người tham gia BHYT chung trên cơ sở lý thuyết khung là lý thuyết TPB có mở rộng thêm một số nhân tố khác cho phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Phú Yên.