Thực trạng tham gia BHYT theo hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 51)

Bảng 3.2: Tổng hợp tình hình tham gia BHYT các nhóm đối tượng qua các năm

trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Đơn vị tính: người

NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

Nhóm Đối tượng Đối tượng đích Đã tham gia Tỷ lệ Đối tượng đích Đã tham gia Tỷ lệ Đối tượng đích Đã tham gia Tỷ lệ 1 Người lao động và người sử dụng lao động đóng 55.374 46.761 84% 57.189 49.082 86% 59.099 51.345 87% 2 Tổ chức BHXH đóng 8.918 8.918 100% 9.918 9.918 100% 11.852 11.852 100% 3 Ngân sách nhà nước đóng 266.950 265.131 99% 267.050 267.050 100% 381.547 381.547 100% 4 Đối tượng đóng, NSNN hỗ trợ một phần 258.884 158.609 61% 260.342 183.403 70% 201.814 147.565 73% 5 Hộ gia đình 287.026 49.244 17% 292.525 83.197 28% 242.091 79.981 33% Cộng 877.152 479.419 55% 887.024 592.650 67% 896.403 672.290 75%

Những quy định về tham gia BHYT theo hộ gia đình chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2015, tính đến nay đã qua hơn 01 năm thực hiện và đã có những kết quả bước đầu. Tính đến ngày 31/12/2015 trong tổng số 76,52% dân số cả nước tham gia BHYT thì nhóm đối tượng BHYT theo hộ gia đình có trên 7,78 triệu người tham gia BHYT, đạt 26,3% số người phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên tỷ lệ này là 33% số người phải tham gia BHYT theo hộ gia đình, cao hơn mức bình quân của cả nước. Kết quả này là một tín hiệu phấn khởi hơn về việc triển khai BHYT theo hộ gia đình nhưng chưa phải là con số có thể yên tâm, bởi mục tiêu đặt ra là tỷ lệ bao phủ của BHYT đến cuối năm 2016 đạt ít nhất 76,5% dân số, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Thực tế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách quan, cả về phía đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình và cơ quan tổ chức thực hiện. Trước hết, tham gia BHYT theo hộ gia đình là một quy định mới, vì vậy cũng không tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Nguyên nhân là do trước đây tình trạng người dân chỉ tham gia BHYT khi có ốm đau là khá phổ biến, vì vậy khi áp dụng ngay thì người dân không dễ dàng thực hiện ngay quy định mới mẻ khi mà họ chưa nhận thấy lợi ích trực tiếp, nhãn tiền, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng còn khó khăn về kinh tế. Đồng thời sự hiểu biết về những lợi ích của việc tham gia BHYT theo hộ gia đình còn hạn chế, cộng thêm thói quen “lựa chọn ngược” khiến nhiều người dân không mấy thiết tha với việc tham gia BHYT theo hộ gia đình. Họ không nhận thức đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của BHYT, không xác định trách nhiệm san sẻ cộng đồng hay hiểu thấu đáo sự bảo vệ mà BHYT có thể mang lại nếu rủi ro ốm đau, bệnh tật xảy ra với bất kỳ thành viên nào của gia đình. Thực tiễn thực hiện BHYT trước đây cho thấy, người dân luôn phải cân nhắc trong việc tham gia BHYT: Nếu tham gia cho các thành viên trong hộ gia đình, chi phí kinh tế chung của cả gia đình sẽ phải dành ra một khoản để đảm bảo cho lúc ốm đau của mỗi thành viên; nếu không tham gia, gia đình sẽ bớt đi chi phí đó nhưng phải chấp nhận rủi ro cao khi phải chi trả toàn bộ chi phí y tế khi mỗi thành viên cần sử dụng các dịch vụ y tế. Quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình hiện nay đồng nghĩa với việc thành viên hộ gia đình không có quyền lựa chọn

việc tham gia hay không, bởi thế, “bài toán cân nhắc” của người dân đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật, là nguyên nhân khiến cho tình trạng một số cá nhân không tiếp tục tham gia BHYT trong khi các năm trước họ vẫn tham gia.

Để bảo đảm cho sự tham gia BHYT theo hộ gia đình, pháp luật đã quy định mức hỗ trợ tham gia BHYT tương đối lớn với các hộ gia đình nghèo như: Ngân sách nhà nước đóng phí BHYT cho người thuộc hộ nghèo hoặc hỗ trợ 100% mức đóng BHYT (hộ cận nghèo mới thoát nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo), hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT cho những hộ cận nghèo khác để tham gia theo nhóm hộ gia đình. Tuy nhiên, với những gia đình thuộc hộ cận nghèo, khi mà cuộc sống còn chật vật với cơm áo gạo tiền, việc tự trang trải khoảng 30% mức phí đóng BHYT cho các thành viên hộ gia đình không phải là chuyện nhỏ, với những hộ mặc dù không thuộc hộ cận nghèo nhưng tình trạng kinh tế chẳng khấm khá hơn là bao, việc có được chi phí để đóng BHYT khi không được hỗ trợ mức phí BHYT lại càng là vấn đề lớn.

Quy định và thực hiện BHYT theo hộ gia đình kỳ vọng lấp đầy những “lỗ hổng” về đối tượng tham gia trong diện bao phủ của BHYT vì mục tiêu BHYT toàn dân đang được nỗ lực triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hoặ sự quan tâm của người dân để từ đó có các giải pháp phù hợp.

3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Quy trình nghiên cứu 3.3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ: bao gồm hai nghiên cứu: định tính và định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định tính: được thực hiện tại tỉnh Phú Yên vào tháng 01 năm 2016. Trên cơ sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước, nghiên cứu này bước đầu hình thành được thang đo sơ bộ. Thông qua kết quả thảo luận, góp ý trực

tiếp từ 12 chuyên gia (trong đó 03 lãnh đạo BHXH tỉnh Phú Yên, 02 lãnh đạo cấp Phòng, 02 cán bộ thu BHXH tỉnh, 02 lãnh đạo BHXH cấp huyện và 02 cán bộ thu của BHXH các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và 07 hộ dân đã tham gia BHYT và chưa tham gia BHYT thuộc các đối tượng khác nhau, nghiên cứu đã hình thành thang đo chính thức. Nghiên cứu đã giúp cho việc xây dựng các biến số tiềm ẩn (Latent Variable), biến số quan sát (Observed Variable) làm cơ sở cho việc hình thành bảng câu hỏi và thiết kế mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: được thực hiện tại tỉnh Phú Yên vào tháng 01 năm 2016 với một mẫu 50 người đã tham gia BHYT và chưa tham gia BHYT, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Mục đích của bước này nhằm để kiểm tra độ khó, tính đơn giẩn và độ phức tạp của bảng câu hỏi.

Nghiên cứu chính thức: được thực hiện tại tỉnh Phú Yên từ tháng 02 đến tháng 09 năm 2016.

Được thực hiện bằng phương pháp định lượng Thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp những người dân đã và chưa tham gia BHYT với kích thước mẫu là 500 mẫu, theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện ngẫu nhiên. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá sơ bộ thang đo bằng phương pháp Cronbach Alpha, kiểm định hệ số KMO, phân tích nhân tố khám phá, kiểm tra phương sai, loại bỏ các biến có tương quan biến - tổng < 0,3, sau đó tiếp tục kiếm định lại bằng thang đo bằng phương pháp Cronbach Alpha để loại bỏ các biến có hệ số tải < 0,5. Trteen cơ sở phân tích tiến hành điều chỉnh thang đo vàmô hình nghiên cứu. Tiếp tục thực hiện phân tích tương quan và hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả số liệu phân tích hồi quy, thực hiện bàn luận kết quả và đưa ra các giải pháp phù hợp.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.2. Xây dựng thang đo

3.3.2.1 Ý định hay sự quan tâm tham gia BHYT

Ý định hay sự quan tâm tham gia BHYT được thể hiện: cảm nhận lợi ích của việc

tham gia BHYT, từ đó quan tâm nhiều hay ít đến việc tham gia BHYT. Thang đo ý định tham gia BHYT, ký hiệu là QTAM, được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ QTAM1 đến QTAM4 dựa vào nghiên cứu của Hayakawa (2000), cũng như các

Dựa vào các lý thuyết:

- Chất lượng dịch vụ (arasuraman)

- Sự hài lòng

- Các nghiên cứu đã thực hiện

Thu thập số liệu, lấy mẫu bằng phương pháp phân tầng và thuận

tiện ngẫu nhiên

Thang đo sơ bộ

Điều chỉnh thang đo nhờ phương pháp chuyên gia và thảo luận

Thang đo chính thức

Đánh giá sơ bộ thang đo, bằng phân tích Cronbach

Loại các biến có tương quan tổng <0.3

Phân tích nhân tố khám phá, kiểm tra phương sai, hệ số KMO

Loại các biến có hệ số tải < 0.5

Kiểm định lai thang đo, bằng phương pháp phân tích Cronbach

Điều chỉnh mô thang đo và mô hình

- Phân tích hồi quy

- Kiểm định giả thuyết

Kết quả và gợi ý chính sách VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Yên

nghiên cứu trong nước (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015). Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.3: Thang đo Sự quan tâm tham gia BHYT

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

QTAM1 Tôi nghĩ tham gia BHYT là quan trọng đối với tôi và gia đình

QTAM2 Tôi quan tâm đến việc tham gia BHYT

QTAM3 Tham gia BHYT là rất thiết thực và cần thiết đối với tôi

QTAM4 Tham gia BHYT luôn thu hút sự chú ý của tôi

3.3.2.2. Thái độ tham gia BHYT

Trong nghiên cứu này, thái độ là thái độ của người tham gia BHYT, được lấy từ mô hình TRA (Fishbein và Ajzen, 1975) và TPB (Ajzen, 1991), ký hiệu là TDO. Khi người dân cảm nhận lợi ích của việc tham gia BHYT, có niềm tin với dịch vụ BHYT thì họ quan tâm đến việc tham gia BHYT. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ TDO1 đến TDO6. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.4: Thang đo Thái độ tham gia BHYT

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TDO1 BHYT là chính sách chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận,

tôi cảm thấy thích thú về điều này.

TDO 2 Tôi thấy an tâm khi chính sách BHYT được Nhà nước tổ chức triển

khai và bảo hộ.

TDO 3 Tôi thấy tham gia BHYT là việc làm hữu ích.

TDO 4 Tham gia BHYT là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

TDO 5 Tôi nghĩ rằng BHYT là cần thiết để chăm sóc khi ốm đau.

TDO 6 Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHYT mang lại

3.3.2.3. Kỳ vọng của gia đình

Sự kỳ vọng của người thân trong gia đình đối với việc tham gia BHYT được hiểu là sự mong muốn, sự ủng hộ trong việc đảm bảo có một an toàn về sức khoẻ khi tham gia BHYT, nếu những người thân hoặc các thành viên trong gia đình có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với họ thì sự quan tâm đối với việc tham gia BHYT sẽ tăng lên, ký hiệu là KV. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính có sự kế

thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ KV1 đến KV3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.5: Thang đo Kỳ vọng của gia đình

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

KV1 Người trong gia đình ủng hộ tôi trong việc tham gia BHYT.

KV2 Những người thân trong gia đình cho rằng việc tham gia BHYT là điều tốt.

KV3 Những người thân trong gia đình khuyến khích tôi tham gia BHYT.

3.2.2.4. Kiểm soát hành vi

Kiểm soát hành vi đối với việc tham gia BHYT trong nghiên cứu này có xét đến các rào cản về thời gian, mức đóng, kiến thức, … và có liên quan mật thiết đến các yếu tố khác như tuổi tác, thu nhập, …. Và điều này cũng đồng nghĩa với các khái niệm của các nhân tố khác là đều có ảnh hưởng tích cực đến sự quan tâm tham gia BHYT, ký hiệu là KS. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ KS1 đến KS3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.6: Thang đo Kiểm soát hành vi

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

KS1 Tôi đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHYT

KS2 Nếu muốn, tôi có thể dễ dàng đăng ký tham gia BHYT ngay lập tức

KS3 Tôi cảm thấy việc tham gia BHYT là không có cản trở nào cả

3.3.2.5. Cảm nhận rủi ro

Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHYT là sự lo sợ mất mát nguồn tài chính, sự chưa tin tưởng vào tổ chức quản lý …. Rủi ro cảm nhận được tìm thấy có ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt khác nhau của sự quan tâm tham gia BHYT, ký hiệu là RRO. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát ký hiệu từ RRO1 đến RRO3. Các biến này được đo

lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.7: Thang đo Cảm nhận rủi ro

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

RRO1 Tôi cho rằng xã hội càng phát triển và hội nhập với thế giới thì khả năng

xảy ra bệnh tật ngày càng có chiều hướng gia tăng.

RRO2 Tôi cảm thấy cuộc sống ngày nay rất nhiều rủi ro bệnh tật

RRO3 Tôi cảm thấy ngày càng có nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo cần

được sự trợ giúp từ BHYT

3.3.2.6. Cảm nhận hành vi xã hội

Những cá nhân quan trọng có ảnh hưởng đến mức độ quan tâm tham gia BHYT của người dân có thể là các nhóm bạn, nhóm người quen biết, những người có cùng hoàn cảnh,… nếu họ có thái độ và sự quan tâm tích cực đối với loại hình BHYT sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT. Trong xã hội hiện đại, khi càng nhiều người có nhu cầu và tham gia BHYT thì cá nhân sẽ chịu tác động bởi những người xung quanh. Với khái niệm trên thì nếu có nhiều người có hoàn cảnh tương đồng tham gia BHYT thì sự quan tâm sẽ tăng lên, ký hiệu là HVXH. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, có sự kế thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ HVXH1 đến HVXH3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.8: Thang đo Cảm nhận hành vi xã hội

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

HVXH1 Tôi biết có rất nhiều người tham gia BHYT.

HVXH2 Những người hàng xóm của tôi cũng đã tham gia BHYT.

HVXH3 Việc tham gia BHYT của người dân theo tôi hiện nay là rất phổ biến

3.3.2.7. Sự quan tâm sức khoẻ

Ý thức và quan tâm về sức khỏe cũng đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHYT. Khi những điều kiện khác không đổi, những người quan tâm đến sức khỏe bản thân họ, sẽ có xu hướng quan tâm đến BHYT nhiều hơn. Khi những điều kiện khác tốt hơn, như thu nhập tăng lên, con người càng ngày càng lớn tuổi, bệnh đau sẽ nảy sinh nhiều hơn, con người cũng quan tam đến BHYT nhiều hơn, ký hiệu là QTSKHOE. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính và có sự kế

thừa (Nguyễn Quốc Bình năm 2012; Đỗ Toàn Thắng năm 2015), thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QTSKHOE1 đến QTSKHOE3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.9: Thang đo Sự quan tâm sức khỏe

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

QTSKHOE1 Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khoẻ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm ý tế của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)