6. Bố cục của luận án
3.1.4. Nhìn từ sự chi phối của động từ
Những động từ trong tiếng Hán thường phải có sự hiện diện của giới từ, tuy nhiên, trong tiếng Việt lại không hoàn toàn như vậy. Chúng tôi tiến hành đối chiếu một số động từ thường dùng của tiếng Hán với tiếng Việt. Dưới đây là bảng kê 25 động từ tiếng Hán đối chiếu chuyển dịch tương ứng với động từ tiếng Việt được
phân chia ra ba trường hợp: (I) Bắt buộc phải có giới từ kèm theo; (II) Có thể dùng, có thể không; (III) Không thể kèm giới từ.
Bảng 3.10. Một số động từ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt (trang sau)
Từ bảng kê 3.10, có thể thấy, có một số động từ trong tiếng Hán là những từ song âm tiết, có cấu trúc nội tại là động – tân, tiếng Việt gọi là động – bổ. Trong đó, từ tố trước là động từ, từ tố sau là đối tượng khách thể của từ tố trước. Ngữ pháp tiếng Hán còn coi những động từ này là từ li hợp (离合词), có nghĩa là giữa hai từ
tố tạo nên chúng có thể chen thêm thành phần khác (li) và sau đó lại có thể hoàn nguyên (hợp). Đặc điểm của loại động từ này là không trực tiếp mang tân ngữ, nếu có tân ngữ thì phải nhờ sự hiện diện của giới từ (như trong từng ví dụ ở bảng kê).
Tuy nhiên, khi chuyển dịch sang tiếng Việt, có ba trường hợp xảy ra: Thứ nhất là phải có giới từ kèm theo; như thí dụ 1 đến 15; Thứ hai là có thể có hoặc không cần giới từ kèm theo, như từ thí dụ 16 đến18; Thứ ba là không cần sự xuất hiện của giới từ, như từ thí dụ 19 đến 25. Trong đó, thí dụ 15 có hai trường hợp, khi chuyển dịch là từ Hán-Việt ―kết hôn‖ thì phải có sự hiện diện của giới từ, và khi dịch là ―lấy / cưới‖ thì lại không thể kèm theo giới từ.
Từ bảng đối chiếu trên đây, có thể thấy, động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt có mối liên hệ mật thiết với giới từ. Vì vậy, thông qua cách dùng của nhóm động từ này, ta có thể hiểu thêm về đặc điểm của giới từ. Mặt khác, thông qua đối sánh, có thể thấy được điểm giống và khác nhau giữa động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt cũng như những tương đồng và khác biệt giữa các giới từ có liên quan đến việc sử dụng nhóm động từ này.
Tóm lại, sự hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt không chỉ ảnh hưởng đến mặt ý nghĩa và cú pháp mà cả mặt cách dùng của câu. Ví dụ như thí dụ câu 5 và câu 11 trong 3.1.1, khi có giới từ, thì ―中国‖ và ―việc rượu này‖ có thể làm trạng ngữ của câu, nhưng bỏ đi giới từ ―在tại‖ và ―về‖, cấu trúc của hai câu này đã có thay đổi. Nhìn từ ngữ nghĩa của câu, nếu lược bỏ giới từ trong
Bảng 3.10. Một số động từ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt
TT Tiếng Hán Tiếng Việt Ghi chú Động từ VD Động từ VD
1 玩耍 小孩子们都不跟他玩. (Băng Tâm) Chơi Bọn trẻ đều không chơi với nó.
I
2 聊天 他在等我回来, 与他聊天呢. (Khẩu ngữ) Trò chuyện Anh ấy đang đợi tôi về để trò chuyện với anh ấy
3 讲话 他 对 于 和 他 讲 话 的 女 人, 也 时 常 留 心 听.
(Băng Tâm)
Nói chuyện Nó cũng thường để tâm nghe những phụ nữ nói chuyện với nó.
4 斗嘴 我 知 道 这 个 时 候 与 妻 子 斗 嘴 无 济 于 事.
(Băng Tâm)
Tranh cãi Tôi biết giờ này tranh cãi với vợ chẳng tác dụng gì.
5 请假 局长来时, 请给我请假. (Vi Thành) Xin phép Khi cục trưởng đến, anh xin phép cho tôi nhé.
6 共事 我和他长期共事. (Đặng Tiểu Bình) Cộng tác Tôi đã cộng tác với anh ấy trong thời gian dài
7 护短 明智的人对自己的亲友从不护短.(Từ điển
Tiếng Hán)
Bao biện Người thông minh thì không bao biện cho người
thân và bạn bè.
8 讲和 刘先生跟韩先生可以讲和. (Vi Thành) Giảng hòa Ông Lưu có thể giảng hòa với ông Hàn.
9 比较 与汉语比较越南语的声调更多. (Khẩu ngữ) So So với tiếng Hán thì tiếng Việt nhiều thanh điệu hơn
10 原谅 我知道自己犯错, 请你们原谅我. Tha Tôi biết mình có lỗi, mong các anh tha lỗi cho tôi
11 睡觉 这几个月, 他都没有跟妻子睡觉. (Khẩu ngữ) Ngủ Mấy tháng nay, anh ấy không về ngủ với vợ.
12 讨论 今天我们就企业法律的问题进行讨论.(Khẩu
ngữ)
Bàn/thảo luận
Hôm nay chúng tôi bàn / thảo luận về vấn đề luật doanh nghiệp
13 斗争 与病魔作斗争. (Khẩu ngữ) Chiến đấu Chiến đấu với bệnh tật.
14 吃 村里的干部常与老百姓同吃, 同住.(Khẩu
ngữ)
Ăn Cán bộ thôn bản thường xuyên ăn với dân, ở với
dân.
结婚 Lấy/cưới Nghe nói K muốn lấy / cưới em. III
16 分手 他是在一个月以前, 刚和我分手的.(Biên
Thành)
Chia tay Một tháng trước, anh ấy vừa chia tay (với) tôi.
II
17 喝彩 咱们去为他喝彩吧. (Từ điển Tiếng Hán) Cổ vũ Chúng ta đi cổ vũ (cho) bạn ấy đi.
18 斗气 算了, 别跟他斗气了, 他是疯子. (Khẩu ngữ) Đấu Thôi! Đừng đấu (với) nó nữa, nó là thằng điên.
19 生气 你表姐跟我生气. (Vi Thành) Giận Chị họ anh ấy giận tôi.
III
20 顶嘴 你别跟老师顶嘴. (Khẩu ngữ) Cãi Bạn đừng cãi thầy.
21 敬礼 你刚才怎么没给老师敬礼. (Từ điển Tiếng
Hán)
Chào Tại sao khi nãy em không chào thầy.
22 求婚 信末提到张君励先生向她求婚. (Băng Tâm) Cầu hôn Cuối thư đã nhắc đến ông Trương Quân Lệ cầu hôn
cô ấy.
23 鞠躬 船长, 我们向你鞠躬. (Băng Tâm) Cúi chào Thưa thuyền trưởng, chúng tôi xin cúi chào ông.
24 见面 我和世瑛见面的机会便少了. (Băng Tâm) Gặp Cơ hội tôi được gặp Bạn Thế Anh ít đi rồi.
25 握手 郎绍安同志迎上来亲切地和我握手. (Đặng
Tiểu Bình)
Bắt tay Đồng chí Lang Thiệu An bước tới thân thiết bắt tay
câu, ngữ nghĩa của câu có một chút khác biệt với câu ban đầu, ví dụ như giới từ ―在‖ trong bảng 3.7 và ―ở‖ trong bảng 3.8, sự hiện diện của chúng có tác dụng nhấn mạnh ―sự định vị‖ (location) trên bình diện ngữ nghĩa, nếu bỏ ―在 tại‖ và ―ở‖ đi thì sẽ mất đi tác dụng đó.
Sự hiện diện và không hiện diện của giới từ chịu ảnh hưởng từ nhiều phương diện khác nhau: Căn cứ theo bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, cách dùng, trong một số trường hợp giới từ có thể sử dụng hoặc không sử dụng, có những trường hợp bắt buộc phải sử dụng, bên cạnh đó, sự hiện diện và không hiện diện của giới từ cũng chịu ảnh hưởng trong ngữ cảnh đối thoại và văn bản (văn chương, bài thơ, văn kiện, pháp luật...), cho nên, không thể tuyệt đối hóa quy luật sự hiện diện và không hiện diện của giới từ, cũng không thể nói một cách cụ thể rõ ràng trong một vài câu, nghiên cứu vấn đề này phải thông qua một quá trình, tìm hiểu ở nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau.
3.2. Đối chiếu chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ tiếng Hán với tiếng Việt
Đầu tiên, chủ ngữ, tác thể, chủ đề là khái niệm trên ba bình diện khác nhau. Chủ ngữ là khái niệm thuộc bình diện cú pháp, tác thể là khái niệm thuộc bình diện ngữ nghĩa, chủ đề là khái niệm thuộc bình diện ngữ dụng. Ba bình diện này bản chất không giống nhau nhưng cũng có những mối quan hệ nhất định. Thông thường, nhìn từ mặt ngữ nghĩa thì chủ ngữ chính là tác thể, nhìn từ mặt ngữ dụng thì chính là chủ đề. Ví dụ:
(24) 父母还是时不时地争论这件事.
(Bố mẹ thỉnh thoảng vẫn tranh luận về vấn đề này.) (25) 我们不太了解易安的童年.
(Chúng tôi không biết nhiều lắm về tuổi thơ của Dị An.)
đồng thời cũng là chủ đề. Nếu như muốn các thành phần khác là chủ đề, thì bắt buộc phải qua quá trình ―chủ đề hóa‖, về mặt cú pháp là thông qua di chuyển vị trí nhằm biến thành phần này thành chủ đề đứng ở đầu câu. Ví dụ:
(26) 父母还是时不时地争论这件事. → 这件事父母还是时不时地争论
(Bố mẹ thỉnh thoảng vẫn tranh luận về vấn đề này.→ Vấn đề này thỉnh thoảng bố mẹ vẫn tranh luận.)
(27) 我们不太了解易安的童年. → 易安的童年我们不太了解.
(Chúng tôi không biết nhiều lắm về tuổi thơ của Dị An.→ tuổi thơ của Dị An thì chúng tôi không biết nhiều lắm.)
―Chủ đề‖ luôn luôn có những dấu hiệu nhất định về mặt ngữ nghĩa và hình thức cú pháp, xét về mặt ngữ nghĩa, chủ đề luôn luôn có tính xác định (definite), là cái biết sẵn.
Xét về mặt hình thức cú pháp, chủ đề luôn luôn nằm ở đầu câu hoặc có giới từ đánh dấu. Các giới từ tiếng Hán thường xuyên đánh dấu chủ đề gồm có: 对: dui
(đối), dui yu: 对于 (đối vu), 按: an (án), 按照: an zhao (án chiếu), 从: cong
(tùng)... 方面fang mian (phương diện ), 依: yi (y), 依照: yi zhao (y chiếu), 凭: ping (bằng), 关于: guan yu (quan vu), 鉴于 /jiàn yú/ (giám vu), 就: jiu (tựu), 论: lun (luận), 拿: na (ná), 至于: zhi yu (chí vu), 作为: zuo wei (tác vi), 由于: you yu (do vu), 以: yi (dĩ), 在: zai (tại)...上: shang (thượng) / 中: zhong (trung) / 之内:
zhi nei (chi nội) / 之外: zhi wai (chi ngoại) /之上: zhi shang (chi thượng) / 之下:
zhi xia (chi hạ) / 以内: yi nei (dĩ nội) / 以下: yi xia (dĩ hạ) / 方面: fang mian (phương diện). Các giới từ tiếng Việt có: đối với, với, về, theo, do, trong, ngoài, dưới, trên, giữa, còn có những giới từ kép (động từ + giới từ) như: căn cứ vào / theo, dựa vào / theo ...
3.2.1. Giới từ tiếng Hán và chủ đề hóa (topicalization)
Các giới từ tiếng Hán đánh dấu chủ đề thường có thể phân chia giới từ chỉ căn nguyên, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ chỉ phương diện, giới từ chỉ phạm vi, giới từ chỉ đối tượng… những giới từ đó đều có chức năng đánh dấu chủ đề, như những giới từ 对: dui (đối), dui yu: 对于 (đối vu), 关于: guan yu (quan vu), 就: jiu (tựu), 论: lun (luận), 拿: na (ná), 至于: zhi yu (chí vu), 以: yi (dĩ)...hầu như chúng là chuyên dùng để đánh dấu chủ đề, trong đó, 对于dui yu (đối vu), 关于: guan yu (quan vu), 至于: zhi yu (chí vu) là tấn số sử dụng cao nhất.
3.2.1.1. Giới từ chỉ căn nguyên đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ căn nguyên đánh dấu như: 按: an (án), 按照: an
zhao (án chiếu), 依: yi (y), 依照: yi zhao (y chiếu), 凭: ping (bằng)...ví dụ:
(28) 按照合同, 当事人不得转让. (Luật bảo vệ vật sở hữu nước CHNDTH) (Theo hợp đồng, người đương sự không được chuyển nhượng.)
(29) 依照旧家庭的不成文法, 孙子的乳母应当由祖父祖母出钱雇的. (Gào thét) (Theo như quy định bất thành văn của gia đình xưa, vú nuôi của cháu
trai thì do các bậc ông bà bỏ tiền ra thuê.)
Từ thí dụ 28 và 29, chúng ta có thể thấy là giới từ ―按照‖ và ―依照‖ đánh dấu chủ đề khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì đều là ―theo‖.
3.2.1.2. Giới từ chỉ nguyên nhân đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ nguyên nhân đánh dấu như: 鉴于 /jiàn yú/ (giám vu), 由于: you yu (do vu)... ví dụ:
(30)鉴于这种情况,或许有人要问:我们的反攻是不是早了一点呢?( Đặng
Tiểu Bình)
phải hơi sớm?)
(31)由于起晚了, 他错过了最后一班车. (Khẩu ngữ) (Vìdậy muộn nên anh ấy bị lỡ chuyến xe sau cùng rồi)
3.2.1.3. Giới từ chỉ phương diện đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ phương diện đánh dấu như: 在: zai (tại)...上: shang (thượng) / 中: zhong (trung) / 之内: zhi nei (chi nội) / 之外: zhi wai (chi ngoại) / 之上: zhi shang (chi thượng) / 之下: zhi xia (chi hạ) / 以内: yi nei (dĩ nội) / 以下: yi xia (dĩ hạ) / 方面: fang mian (phương diện), 关于: guan yu (quan vu), 至于: zhi yu (chí vu), 就: jiu (tựu)...ví dụ:
(32)在学习方面, 我不如他努力.(Khẩu ngữ) (Về học tập, bạn ây chăm chỉ hơn tôi.)
(33)在这些人中, 他是工作时间最长的. (Khẩu ngữ)
(Trong số những người này, anh ta có kinh nghiệm làm việc lâu nhất.) (34)关于这个, 陈独秀先生提出三大主义. (Băng Tâm)
(Về vấn đề này, ông Trần Độc Tú đề ra 3 chủ nghĩa lớn.)
(35)至于学校里朋友的交际和通信, 是一律在禁止之列. (Băng Tâm)
(Về vấn đề giao tiếp và thông tin về các bạn trong trường , đều trong phạm vi bị cấm chỉ.)
(36)就合作的可能性, 该公司已去信咨询对方. (Khẩu ngữ)
(Về tính khả thi hợp tác, công ty này đã gửi thư đi tham vấn đối tác.)
3.2.1.4. Giới từ chỉ phạm vi đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ phạm vi đánh dấu như: 除/除了chu/chule, 从
zhong/ fang mian /zhi jian/ zhi wai/ yi wai/ yi nei/ li, zi...ví dụ: (37)在学生中, 她是一位受尊敬的老师. (Khẩu ngữ)
(Trong mắt của học sinh, cô ấy là một giáo viên được kính trọng.)
(38)除了你以外, 我不相信任何人. (Khẩu ngữ)
(Ngoài bạn ra, tôi chẳng tin vào ai cả.)
3.2.1.5. Giới từ chỉ đối tượng đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ đối tượng đánh dấu như: 对: dui (đối), 对 于:dui yu (đối vu), 拿: na (nã), 论: lun (luận)... ví dụ:
(39)对于各种群众团体, 不可能加以平均的注意. (Đặng Tiểu Bình)
(Đối với các tổ chức tập thể, không thể để ý đến ý kiến của tất cả mọi người được.)
(40)对中国改革的两种评价. (Đặng Tiểu Bình)
(Có hai kiểu đánh giá về cải cách của Trung Quốc.) (41) 拿我们班来说吧, 还是很团结的. (Khẩu ngữ)
(Nói về lớp chúng ta,vẫn rất là đoàn kết.)
(42)论人品, 论长相, 他哪一点配不上你. (Khẩu ngữ)
(Xét về nhân phẩm, hay xét về ngoại hình, anh ta có điểm gì không xứng với cô.)
3.2.2. Giới từ tiếng Việt và chủ đề hóa
Giới từ đánh dấu chủ đề trong tiếng Việt gồm có: đối với, với, về, vì, theo, do, trong, ngoài, dưới, trên, giữa... còn có những giới từ kép (động từ + giới từ) như: căn cứ vào / theo, dựa vào / theo ... ngoài ra, còn một số giới từ kép cũng có thể đánh dấu chủ đề, như: từ... đến / xuống / vào / ra / sang / tới.
Các giới từ tiếng Việt đánh dấu chủ đề cũng có thể phân chia giới từ chỉ căn nguyên, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ chỉ phương diện, giới từ chỉ phạm vi, giới từ chỉ đối tượng…Trong đó, giới từ ―về‖, ―đối với‖, ―theo‖, và giới từ kép ―căn cứ
vào / theo‖, ―dựa vào / dựa theo‖ là đánh dấu chủ đề chuyên dụng.
3.2.2.1. Giới từ chỉ căn nguyên đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ (hoặc giới từ kép) chỉ căn nguyên đánh dấu như: về, theo, căn cứ vào / theo, dựa vào / theo...ví dụ:
(43)Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta sẽ bàn bạc sau. (Khẩu ngữ)
(44)Theo ánh sáng lấp lánh của các ao các ruộng, chị Dậu lần đường đến nhà hàng cơm ban trưa, định xin trú chân đến sáng. (Tắt Đèn)
(45)Căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu
của đại biểu Quốc hội. (Chiến Lược)
(46)Dựa vào những cứ liệu thu thập được, chúng tôi phân tích như dươi đây.
(VD – Hoàng Trọng Phiến, Tr.84)
Từ những ví dụ trên, có thể thấy rằng, giới từ chỉ căn nguyên có tác dụng dẫn ra nguyên do của hành động mà chủ thể thực hiện. Nguyên do ấy được thể hiện dưới hình thức một cụm danh từ do danh từ (kế hoạch, ánh sáng, những cứ liệu) đứng ở vị trí trung tâm đảm nhận. Nếu trung tâm là động từ thì động từ ấy cũng đã lâm thời chuyển hóa thành danh từ (báo cáo). Thành phần do giới từ kết hợp với cụm danh từ chỉ căn nguyên đó có thể coi là thành phần trạng ngữ, tồn tại khá độc lập so với cụm C- V phía sau đóng vai trò nòng cốt của câu. Giữa C-V và thành phần trạng ngữ do giới từ đảm nhận này thường được ngăn cách bởi dấu (,).
3.2.2.2.Giới từ chỉ nguyên nhân đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ nguyên nhân đánh dấu như: vì, do... ví dụ: (47) Vìnó mới đẻ, sợ bỏ đói thì nó mất sữa, rồi con nó xấu. (Tắt Đèn)
(48) Do thế, người ta bàn soạn y như trong nhà đã có người chết rồi. ( Số Đỏ)
Cũng như trường hợp ở trên, sau thành phần chủ đề do giới từ dẫn ra thường có dấu (,) ngăn cách. Tuy nhiên, có trường hợp (như ví dụ 47) sau vế chủ đề có thể thêm cho nên kết nối hai thành phần nguyên nhân và kết quả. Trường hợp này có thể coi là giới từ góp phần gắn kết các vế câu tạo thành một câu phức hợp. Đối với
trường hợp như ví dụ 48, trạng ngữ sau khi dẫn ra chủ đề ―do thế‖ tạo thành thành phần khá độc lập, coi như thành phần trạng ngữ của cả câu.
Cũng như tiếng Hán, trong tiếng Việt, trường hợp giới từ kết hợp với thành phần chỉ nguyên nhân này có thể xuất hiện đồng thời ―vì/ do/ bởi… nên/ cho nên‖, cũng có thể chỉ xuất hiện một trong hai, thậm chí cá biệt có thể lược bỏ cả hai (như ví dụ số 47).
3.2.2.3. Giới từ chỉ phương diện đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ phương diện đánh dấu như: về, từ... ví dụ:
(49) Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008 v ẫn còn một số điều phải bàn thêm. (Pháp L ệnh)
(50) Từ cơ sở đó, xác định quy mô và phương thức tổ chức KTNN nói chung và các cuộc kiểm toán nói riêng đáp ứng nhu cầu xã hội và phát huy tối đa vai trò của KTNN.(Chiến lược)
Xét về đặc điểm hình thức, trường hợp giới từ dẫn ra chủ đề chỉ phương diện cũng tương tự như trường hợp chủ đề chỉ căn nguyên, nghĩa là giới từ kết hợp với thành phần chỉ phương diện tạo nên thành phần phụ trạng ngữ của câu, đứng trước C-V và ngăn cách với thành phần nòng cốt của câu bởi dấu (,) .
3.2.2.4. Giới từ chỉ phạm vi đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ phạm vi trong tiếng Việt bao gồm: ngoài, trong, dưới, trên, giữa... ví dụ:
(51) Ngoài cổng, lạch cạch mấy tiếng gậy đập cột vách. (Tắt Đèn)
(52) Trong nhà chật ních, người đứng vòng trong, vòng ngoài. (Tắt Đèn)
(53) Dưới bóng cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi bình tĩnh nhìn cái
tráp. (Số Đỏ)
(54) Trên một mái kẽm thì là một đôi chim bồ câu. (Số Đỏ)
(55) Giữa buổi canh tân này, cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi. (Số Đỏ)
đến một không gian (ngoài cổng, trong nhà, trên một cái kẽm) và khoảng thời gian đã hạn định (giữa buổi/ trong thời buổi). Cách biểu đạt tương đương trong tiếng Hán của các trường hợp này thường dùng …外ngoại, …里lí, hạ, …上thượng, …中
trung v.v… Nhìn chung, những từ này trong tiếng Hán gọi là danh từ phương vị hay
phương vị từ, là những từ có tính chất như danh từ, dùng để chỉ phương hướng, vị
trí của sự vật, hiện tượng. Có thể nói, đây là điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hán.
3.2.1.5. Giới từ chỉ đối tượng đánh dấu chủ đề
Chủ đề được những giới từ chỉ đối tượng trong tiếng Việt bao gồm:đối với, về, với, vì...ví dụ:
(56) Đối với quan nào ông cũng phải chiều chuộng, dắt mồi cho ăn luôn. (Bước Đường Cùng)
(57) Về học thức, tôi cũng đã có bằng Thành chung. (Số Đỏ) (58) Với ông, sự học vấn không làm gì. (Bước Đường Cùng)
Trong những ví dụ trên, giới từ kết hợp với thành phần đứng sau nó tạo thành giới ngữ chỉ đối tượng, có tác dụng dẫn dắt ra chủ đề cần mô tả, trần thuật, hướng người nghe vào một sự vật hiện tượng cụ thể nào đó. Có điều là giữa thành phần trạng ngữ giới thiệu đối tượng này và thành phần nòng cốt C- V của câu có thể thêm
thì để nối kết.
Tóm lại, giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt đều có chức năng đánh dấu chủ đề. Sau thành phần có tác dụng đưa ra chủ đề này đều có thể thêm dấu (,) biểu thị ngừng ngắt. vai trò của nó là hạn chế đối tượng, phạm vi, phương diện hoặc đưa ra nguyên do của sự vật, hiện tượng mà người nói cần đề cập. Trong tiếng Hán và tiếng Việt, thành phần này luôn đứng ở đầu câu.Về mặt biểu đạt, nó giúp cho nội dung được đề cập càng rõ ràng, mạch lạc, hướng người nghe đến một chủ đề nào đó đã được hạn định.
Trừ trường hợp giới từ dẫn ra chủ đề chỉ căn cứ và nguyên nhân ra, các trường hợp khác có thể đồng thời sử dụng những cặp câu sóng đôi, đưa ra những đối tượng, phạm vi hoặc phương diện khác nhau. Ví dụ, với câu 57, Về học thức… Sau đó có thể kết nối
với Về đức độ… Về thể lực… Hay như ví dụ, Ngoài cổng… Sau đó có thể nối tiếp với
Trong nhà… Sau ví dụ 49 Về Chương trình xây dựng luật, có thể tiếp tục bằng Về kế
hoạch thực hiện… Như vậy, những giới từ đánh dấu chủ đề này có tác dụng làm cho
việc biểu đạt có tính chất mạch lạc, logic, rõ ràng, có tính thuyết phục, tiện cho việc