Đối chiếu về ngữ nghĩa của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 103)

6. Bố cục của luận án

2.4. Đối chiếu về ngữ nghĩa của giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt

2.4.1. Căn cứ đối chiếu

Trong lịch sử ngôn ngữ học cũng đã từng có những cố gắng khảo sát nghĩa bằng một công trình chuyên sâu như công trình ―Nghĩa của nghĩa‖ (The meaning of meaning) của Ogden và Richards. Quả thực, kiến thức và kiến giải của hai tác giả thật uyên thâm và đa diện, nhưng giới nghiên cứu cũng chưa thoả mãn vì nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Sự thực, các đối tượng là nghĩa trong ngôn ngữ thật trừu tượng và đa dạng trong tồn tại và hoạt động. [Lê Quang Thiêm, 31, tr8]

B.A. Звerинцeв, Cимcиoлorня, Mocквa đã nói, ngữ nghĩa là ―một trong những vấn đề trung tâm của ngôn ngữ học‖(dẫn theo ―语义论‖ của ông 石安石, Thạch An

Thạch, 74, tr9). Geoffrey Leech thậm chí cho rằng ―mục đích chủ yếu của cấu tạo lí luận ngữ nghĩa học là xác định định nghĩa của ngữ nghĩa‖, Từ xưa đến nay, các nhà triết học, ngôn ngữ học cũng đã thiết lập một số quy định về ngữ nghĩa, nhưng hầu như đều vẫn chưa thể làm mọi người hài lòng. Bởi cái khó không chỉ ở việc ngữ nghĩa là một thứ gì đó không nhìn được, không nghe được, cũng không thể chạm vào, không giống như nghiên cứu ngữ âm có thể vận dụng biện pháp sinh lí, vật lí, cái khó ở đây còn ở chỗ phạm vi của ngữ nghĩa rộng, nội dung phức tạp.

Thông thường, hư từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, nhưng trong tiếng Hán và tiếng Việt không ít hư từ được chuyển hoá từ thực từ, trong đó giới từ là một điển hình, tiếng Hán và tiếng Việt có rất nhiều giới từ được chuyển hoá từ động từ. Động từ

được hư hoá trải qua một quá trình, nếu như quá trình này chưa kết thúc, thì chúng vừa có ý nghĩa ngữ pháp vừa có ý nghĩa từ vựng. Có khá nhiều giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt tồn tại vấn đề này, thậm chí có một số công trình coi những giới từ này là phụ động từ, như吕叔湘, 朱德熙 [Lã Thúc Tương, Chu Đức Hi, 68, tr65], 丁声树 [Đinh Thanh Thụ, 44, tr95].

Vì vậy nghiên cứu ngữ nghĩa của giới từ càng trở nên quan trọng. Nghiên cứu ngữ nghĩa giới từ truyền thống khi phân loại giới từ là căn cứ bổ ngữ mà giới từ dẫn ra, và chúng tôi cũng căn cứ tinh thân phân loại của mục 1.2.2.3, để phân loại giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt như sau: Giới từ chỉ không gian (địa điểm, nơi chốn), giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ phương hướng, giới từ chỉ đối tượng, giới từ chỉ phạm vi (phương diện), giới từ chỉ mục đích, giới từ chỉ căn nguyên, giới từ chỉ công cụ (phương thức), giới từ chỉ ngoại lệ...Chương này chúng tôi sẽ tiến hành phân tích đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt dựa trên những thành quả nghiên cứu của những người đi trước, vì mỗi loại giới từ đều tương đối nhiều, chúng ta chỉ chọn lấy những giới từ điển hình trong mỗi loại để tiến hành đối chiếu.

2.4.2. Giới từ chỉ không gian (địa điểm, nơi chốn)

Những giới từ điển hình trong nhóm giới từ chỉ không gian (địa điểm) của tiếng Hán là: 在: zai (tại), 从: cong (tùng), 自: zi (tự), 到: dao (đáo), 由: you (do), 于: yu (vu), 朝: chao (triều), 向: xiang (hướng), 往: wang (vãng)... Những giới từ điển hình trong nhóm giới từ chỉ không gian(địa điểm) của tiếng Việt là: ở, từ, đến, tới, tại, trên, dưới, ngoài, trong, trước, sau...

Giới từ chỉ không gian, chỉ nơi chốn, địa điểm mà hành vi động tác phát sinh, cụ thể thể hịên ở nơi sự vật tồn tại và vị trí khởi điểm (Source, Thuật ngữ như: Source, Path, Goal là thăm khảo công trình ―The case for case‖ của C.F Fillmore)[96], trải qua (Path), điểm kết thúc (Goal), phương hướng trong quá trình

sự vật di chuyển, nói một cách khác, tức là chỉ vị trí (ở, 在), chỉ khởi điểm (từ, 从), chỉ vị trí thông qua (từ, 从, 由), chỉ vị trí kết thúc (đến, 到). Dưới đây chúng ta sẽ đối chiếu ba cặp từ, chúng là: ―在‖ và ―ở‖, ―从/自‖ và ―từ‖, ―到‖ và ―đến‖.

2.4.2.1. Giới từ “” và “Ở”

Giới từ ―在‖ biểu thị nhiều nghĩa trong tiếng Hán. Đã có nhiều nhà ngữ pháp nghiên cứu sâu về giới từ ―在‖, như: 吕叔湘(Lã Thúc Tương, 1980), 金昌吉(Kim Xương Cát, 1996), 侯学超 (Hầu Học Siêu, 1998), 刘月华 (Lưu Nguyệt Hoa,

2001), 陈昌来 (Trần Xương Lai, 2002)... Giới từ ―在‖ chủ yếu mang những ngữ nghĩa sau:

a. Biểu thị ở nơi nào đó xảy ra một sự việc nào đó. Ví dụ: (223) 晚饭以后, 我在家里廊子上坐着. (Băng Tâm)

(Sau bữa tối, tôi ngồi trên hành lang trong nhà ) b. Biểu thị nơi mà hành vi động tác sự vật thông qua. Ví dụ: (224) M太太盘着腿坐在地上,抱着孩子. (Băng Tâm)

(Bà M khoanh chân ngồi dưới đất, ôm lấy đứa con )

c. Biểu thị tiền đề hoặc điều kiện sự việc, thường là ―在...下‖ (dưới). Ví dụ:

(225) 在教练的耐心说服下回到了队里.

(Với sự nhẫn nại thuyết phục của huấn luyện viên, anh ta đã quay trở về đội ) d. Có thể dùng để chỉ rõ quan điểm của toàn câu, giống như ―对于... 来说‖ (đối

với). Ví dụ:

(226) 一切世界上成问题的事, 在你都不成问题. (Băng Tâm)

(Tất cả những vấn đề trên thế giới, đối với anh đều không thành vấn đề.) Từ những ví dụ trên có thể thấy, giới từ tiếng Hán ―在‖ đối ứng với giới từ ―ở‖,

―dưới‖, ―đối với‖ trong tiếng Việt.

Giời từ ―ở‖ cũng biểu thị rất nhiều nghĩa trong tiếng Việt, và tương đương với nhiều giới từ của tiếng Hán. Nguyễn Kim Thản đã đưa ra 3 cách biểu thị. [29, tr335] Hoàng Trọng Phiến đã quy nạp thành 4 cách biểu thị. [25, tr200-201] Chúng tôi sử dụng định nghĩa của Hoàng Trọng Phiến, cụ thể như sau:

a. Biểu thị địa điểm xảy ra hành động. Ví dụ: (227) Mẹ trồng rau ngoài vườn.

b. Biểu thị khoảng cách. Tương đương với: ― từ.‖ Ví dụ: (228) Ngọc Hà Nội về.

c. Biểu thị hướng của hành động tâm lý, tình cảm, tư duy, tương đương với từ ―vào‖. Ví dụ:

(229) Chúng ta phải tin lớp trẻ ngày nay. Họ nhiều tài năng lắm.

d. Biểu thị nghĩa nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra điều gì. Tương đương với:

“bởi”, “tại”, “do”. Ví dụ:

(230) Mọi sự trên đời là con người mà ra.

Từ thí dụ trên chúng ta có thể thấy, giới từ ―‖ của tiếng Việt tương đương với giới từ ―在‖, ―从/自‖, ―对/对于‖, ―由‖ của tiếng Hán.

Qua sự đối chiếu, chúng ta có thể thấy, giới từ ―在tại‖ trong tiếng Hán không có cách biểu thị như trong ví dụ b, c, d của tiếng Việt. Vì vậy, những trường hợp giới từ ―ở‖ này trong tiếng Việt đều không dịch trực tiếp thành giới từ ―在‖ trong tiếng Hán. Trong các ví dụ trên, trường hợp ―Ngọc ở Hà Nội về‖ (ví dụ b), biểu thị di động, không giống như của ví dụ a ―Mẹ trồng rau ở ngoài vườn‖. Với ví dụ b, trong tiếng Việt thông thường cũng dùng ―từ‖ thay cho ―ở‖. Trường hợp ở ví dụ a, ―ở‖ tương đương với 在 của tiếng Hán, trong ví dụ b, ―ở‖ tương đương với 从.

Trường hợp ví dụ c ―tin vào lớp trẻ‖, thực chất, ―lớp trẻ‖ là đối tượng trực tiếp của ―tin‖. Vì vậy, ngay trong cách biểu đạt của tiếng Việt cũng có thể lược bỏ ―vào‖,

nếu nói ―Chúng ta phải tin lớp trẻ ngày nay. Họ nhiều tài năng lắm‖ vẫn chấp nhận được. Cách biểu đạt tương đương trong tiếng Hán cũng thường là ―我们要信任年 轻一代‖, trong đó không xuất hiện giới từ. Trường hợp thứ tư ―Mọi sự trên đời là ở con người mà ra‖, thì ―ở‖ tương đương với ―由‖ hoặc ―从‖, để nhấn mạnh khả năng sáng tạo của con người, tiếng Hán và tiếng Việt đều dùng giới từ biểu thị căn nguyên. Từ những ví dụ trên, có thể khẳng định rằng, giới từ 在 và ―ở‖ ngoài

những tương đồng vẫn có những khác biệt. Kết quả đối chiếu đã làm nổi rõ những nét khác biệt giữa chúng, có giá trị tham khảo thiết thực cho công tác dạy học tiếng và đối dịch Hán – Việt.

2.4.2.2. Giới từ “/” và “Từ”

Giới từ ―从/自‖ chủ yếu mang ý nghĩa về khởi điểm không gian, phạm vi, số lượng, vị trí thông qua, cụ thể như sau:

a. Biểu thị khởi điểm không gian. Ví dụ: (231) 这时候陈太太从屋里出来. (Khẩu ngữ)

(Lúc này bà Trần từ trong phòng đi ra.) b. Biểu thị khởi điểm phạm vi. Ví dụ:

(232) 从头到尾看了一遍. (Khẩu ngữ)

(Xem một lần từ đầu đến cuối.)

c. Biểu thị thông qua nơi chốn và quãng đường. Ví dụ: (233) 从广岛路过大阪重新回到东京. (Khẩu ngữ)

(Từ Hiroshima đi qua Osaca rồi lại quay lại Tokyo.) d. Biểu thị nguồn gốc. Ví dụ:

(234) 那么, 你是从哪里来的呢?(Khẩu ngữ)

e. Biểu thị khởi điểm số lượng. Ví dụ: (235) 合格率是从 60% 到 95%. (Khẩu ngữ)

(Tỉ lệ đạt chuẩn từ 60%-95%.)

Giới từ ―自‖ chỉ biểu thị khởi điểm không gian, không có cách sử dụng khác, mà ―自‖ thường dùng trong văn viết.

Theo các nhà nghiên cứu ngữ pháp Việt Nam, giới từ ―từ‖ biểu thị điểm xuất phát không gian, nguồn gốc, khởi điểm số lượng, phạm vi [25, tr273 - 274], cụ thể như sau:

a. Biểu thị điểm xuất phát, khởi điểm không gian. Ví dụ: (236) Từ đây về đến làng cháu, chỉ có tám ki lô mét. (Tắt Đèn)

b. Biểu thị nguồn gốc. Ví dụ:

(237) Tin lấy từ nhiều nguồn. [VD - Từ điển tiếng Việt, 1072] c. Biểu thị khởi điểm số lượng. Ví dụ:

(238) Vay từ một đồng trở lên, đều phải viết bản thế chấp ruộng hay nhà. (Tắt Đèn) d. Biểu thị khởi điểm phạm vi. Ví dụ:

(239) Trong chiếc khăn tua quấn xòa từ đầu đến cổ. (Tắt Đèn)

Từ các ví dụ trên có thể thấy, giới từ ―从/自‖ và giới từ ―từ‖ đều cơ bản giống nhau về mặt ý nghĩa và cách sử dụng.

2.4.2.3. Giới từ “” và “đến”

Giới từ ―到 đáo‖ biểu thị nhiều nghĩa trong tiếng Hán, khi biểu thị nơi chốn , địa điểm, chủ yếu thể hiện ý người hoặc vật đi đến một nơi nào đó theo hành động của con người hoặc di chuyển của vật hay sự việc. Ví dụ:

(240) 雪花落到伞上. (Khẩu ngữ)

(Tuyết rơi trên ô.)

hướng tới một địa điểm, một đối tượng, một sự kiện, một thời điểm [Hoàng Trọng Phiến, 25]. Ví dụ:

(241) Chính anh cũng không tự biết mình sẽ đi đến nhà anh. (Khẩu ngữ)

Về mặt biểu thị không gian, địa điểm thì ―到‖ (đáo) trong tiếng Hán và ―đến‖ ―tới‖ trong tiếng Việt căn bản giống nhau về ý nghĩa và cách sử dụng.

2.4.3. Giới từ chỉ thời gian

―Thời gian‖ là một trong những phương thức tồn tại vận động của thế giới vật chất, và là thời gian hành vi động tác được tiến hành phát sinh. Thời gian xét từ chức năng của kết cấu ngữ nghĩa có thể phân thành: thời đoạn (period of time)và

thời điểm (point of time), vì vậy, giới từ chỉ thời gian có thể chia là giới từ chỉ thời đoạn và giới từ chỉ thời điểm.

2.4.3.1. Giới từ chỉ thời đoạn

Thời đoạn chỉ thời gian ngắn dài. Thời đoạn trong kết cấu ngữ nghĩa của câu là thời gian dùng của hành vi động tác tiến hành trong câu, hoặc chỉ trong một đoạn thời gian nào đó phát sinh một hành vi động tác nào đó, hoặc là khoảng thời gian ngắn dài liên tục của trạng thái. Giới từ thuộc loại này không nhiều. Giới từ chỉ thời đoạn trong tiếng Hán có: 当 (đương: khi ), 在 (tại: trong/ở ), giới từ chỉ thời đoạn trong tiếng Việt có: trong (khi, lúc), từ... đến..., vào. Ví dụ:

Tiếng Hán:

(242) 当高考来临的那些日子, 学生仿佛进入了黑色的七月. (Khẩu ngữ)

(Mỗi khi đến thời điểm thi tuyển sinh, học sinh dường như rơi vào những ngày đen tối của tháng 7.)

(243) 在那几天内, 除了几封报丧的信之外,关于母亲, 我并没有写下半个

字. (Băng Tâm)

(Trong mấy ngày đó, ngoài mấy lá thư cáo phó ra, về phần mẹ, tôi không

Tiếng Việt:

(244) Mày đánh lính trong khi làm việc phận sự, tội nặng lắm. (Tắt Đèn) (245) Từ giờ đến trưa nếu không nộp nốt tiền sưu, thì ông chẻ xác ra cho

đừng lấy ốm mà lần khân với ông! (Tắt Đèn)

(246) Vào khoảng nửa đêm, tôi bừng tỉnh giấc, nghĩ về em. (Khẩu ngữ)

Từ đó, chúng ta có thể thấy, giới từ chỉ thời đoạn về số lượng và cách sử dụng trong hai ngôn ngữ không giống nhau.

2.4.3.2. Giới từ chỉ thời điểm

Thời điểm là thời gian mà hành vi động tác hoặc trạng thái phát sinh, tiến hành (duy trì), kết thúc. Giới từ chỉ thời điểm trong tiếng Hán và tiếng Việt đều tương đối nhiều. Giới từ chỉ thời điểm trong tiếng Hán có: 从: cong (tùng), 到: dao (đáo), 自: zi (tự), 自从: zicong (tự tùng) / 打从: dacong (đả tùng ), 由: you (do ), 于: yu

(vu), 在: zai (tại), 里: li (lí)... Giới từ chỉ thời điểm trong tiếng Việt có: đến, ở, vào,

về, tới, từ. Dưới đây chúng ta sẽ đối chiếu 3 tổ từ, chúng là: ―于‖ và ―vào‖, ―从/自‖ và ―từ‖, ―在‖ và ―ở‖ , ―到‖ và ―đến‖. Cụ thể như sau:

” và “vào”

Giới từ ―于‖ trong tiếng Hán khi chỉ thời điểm, có hai mô hình: động từ / động ngữ + 于 + thời gian (giới ngữ làm bổ ngữ), và ―于 + thời gian‖ (giới ngữ làm

trạng ngữ). Ví dụ:

(247)他生于 1982年. (Khẩu ngữ)

(Anh ấy sinh vào năm 1982.)

(248)于明天午时趁小公子出去游玩之际, 把他啄瞎眼睛, 以报前仇. (Khẩu ngữ)

(Vào lúc trưa mai, nhân lúc công tử út ra ngoài đi chơi, ta sẽ mổ mắt nó ra để báo thù xưa)

Giới từ ―vào‖ trong tiếng Việt khi chỉ về thời điểm, có hai mô hình là: Động từ + vào + thời gian (giới ngữ làm bổ ngữ), và ―vào + thời gian‖ (giới ngữ làm trạng ngữ) như sau:

(249)Bạn ấy sinh vào ngày 20 tháng 8 năm 1989 âm lịch. (Khẩu ngữ) (他生于农历1989年8月20 日.)

(250)Vào lúc 9 giờ sáng hôm qua, bên lãnh sự quán đã gửi lại thông báo. (Khẩu ngữ) (于昨日上午9时, 领事馆已发来通知.)

Qua sự đối chiếu, chúng ta có thể thấy ngữ pháp và ý nghĩa của giới từ ―于‖ và ―vào‖ khi chỉ về thời điểm hoàn toàn giống nhau.

/” và “từ

Giới từ ―从/自‖ trong tiếng Hán khi chỉ về thời điểm, thường là mô hình: ―从/ 自+ thời gian (giới ngữ làm trạng ngữ) ‖. Ví dụ:

(251) 从/自明天起, 直到离开这船为止. (Khẩu ngữ)

(Bắt đầu từ mai, đến lúc đi khỏi cái tàu này thì thôi.)

Giới từ ―từ‖ trong tiếng Việt khi chỉ về thời điểm, có hai mô hình: (1) ―động từ + ―từ” + từ chỉ thời gian‖ (giới ngữ làm bổ ngữ); (2) ―từ + từ chỉ thời gian‖ (giới ngữ làm trạng ngữ). Ví dụ:

(252) Bắt đầu từ 11giờ tối, sinh viên không được ra khỏi trường. (Khẩu ngữ) (253) Từ hôm tôi mất hàng xóm, tự nhiên thấy vắng ngắt và buồn tệ.(Bước

đường cùng)

Từ những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, khi biểu thị thời điểm, giới từ ―从/自‖ của tiếng Hán chỉ có một cách dùng, tức là giới từ đứng trước động từ. Nhưng giới từ ―từ‖ của tiếng Việt có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ.

” và “ở”

在 + thời gian‖ (giới ngữ làm bổ ngữ), và ―在 + thời gian + động từ‖ (giới ngữ làm trạng ngữ)

(254)在紧急的关系中我不知道怎么才好. (Khẩu ngữ)

( vào thời điểm gay cấn ,tôi không biết phải làm thế nào mới tốt được.) (255)火车在今天上午10点出发. (Khẩu ngữ)

(Tàu xuất phát từ lúc 10 giờ sáng nay.)

Giới từ ―ở‖ trong tiếng Việt, có 3 mô hình: ―động từ + ở + thời gian‖ (giới ngữ làm bổ ngữ), ―ở + thời gian + động từ‖ (giới ngữ làm trạng ngữ), ―danh từ + ở + thời gian‖ (giới ngữ làm định ngữ). Ví dụ:

(256) Mong hạnh phúc ngày mai. (Khẩu ngữ) (希望于明天的幸福)

(257) Minh lứa tuổi lên ba. (Khẩu ngữ) (小明在三周岁的时候)

(258) Một thanh niên tuổi hai mươi. (Khẩu ngữ) (一个20 岁的青年)

Qua đối chiếu, có thể thấy là giới từ ―在 tại‖ và ―ở‖ khi biểu thị thời điểm, giới từ ―在‖ có thể dịch là ―ở‖ hoặc ―từ‖, mà giới từ ―ở‖ có thể dịch là ―在 tại‖, ―于vu‖ hoặc không dịch ra. Cho nên, giới từ ―在tại‖ trong tiếng Hán và giới từ ―ở‖ trong tiếng Việt không phải tương ứng hoàn toàn.

2.4.4. Giới từ chỉ phương hướng

Giới từ chỉ phương hướng biểu thị phương hướng mà vị trí sự vật được di chuyển, giới từ chỉ phương hướng trong tiếng Hán chủ yếu gồm có: 朝chao, 向

xiang, 往wang, 对dui, 离li... Giới từ chỉ phương hướng trong tiếng Việt có: với,

giới từ: ―朝 chao, 向 xiang, 往wang‖ trong tiếng Hán và “với, về” trong tiếng Việt. Cụ thể như sau:

3 Giới từ ―朝 chao, 向 xiang, 往wang‖ của tiếng Hán đều có thể biểu thị phương hướng, những ý nghĩa và cách dùng không phải tương đồng hoàn toàn. Vị trí phân bố, chức năng, ý nghĩa ngữ pháp chung của cả ba giới từ và của riêng từng giới từ kê trong bảng sau:

Bảng 2.7: Sự giống và khác của giới từ ―朝‖, ―向‖, và ―往‖

Giới từ Vị trí phân bố Chức năng ngữ pháp Ý nghĩa ngữ pháp chung Ý nghĩa ngữ pháp riêng Ví dụ 朝 Chỉ đứng trước động từ Giới ngữ ―朝‖ chỉ có thể làm trạng ngữ Biểu thị phương hướng của hành động. VD: 飞机朝//往 南方飞去.

(Máy bay bay

về miền nam) 1.―朝‖ có thể dẫn ra đối tượng. 朝 他 笑 笑.(Cười vào mặt anh ta.) (Có thể thay giới từ ―向, 对‖) 向 đứng trước động từ hoặc đứng sau động từ Giới ngữ ―向‖ có thể làm trạng hoặc bổ ngữ 1.―向‖ có thể dẫn ra đối tượng(phạm vi sự dùng rộng hơn ―朝‖) 向 雷 锋 同 志 学习 (Học tập theo đồng chí Lôi Phong.) (Không thay giới từ ―朝‖ được) 往 đứng trước động từ hoặc đứng sau động từ Giới ngữ ―往 ‖có thể làm trạng hoặc bổ ngữ 1.Biểu thị di chuyển của hành động 往北京写信. (Viết thư về Bắc Kinh) 2. Từ phương vị thời gian có thể đứng sau ―往‖ , như 后,下 往 后 日 子 还 长着呢. (Cuộc sống sau này còn dài lắm.)

Giới từ ―với, về‖ của tiếng Việt cũng biểu thị phương hướng của hành động. Tác giả Hoàng Trọng Phiến đã miêu tả ―với‖ là: biểu thị nghĩa đối tượng có quan hệ tiếp nhận và sự tồn tại của hành động hướng tới, Và giới từ ―về‖ là: biểu thị hướng của

hành động, hoạt động. Ví dụ:

Với:

(259) Bà Phó Ðoan cũng có vẻ hằn học với bác lắm. (Số Đỏ) (傅端女士对先生有点儿怀恨在心)

(247)Hôm nay tôi xin báo cáo với các bạn về vấn đề thanh niên và việc làm. (Khẩu ngữ)

(今天我向各位朋友报告有关青年与就业的问题.)

(261) Cháu sẽ đến với bác để an ủi bác. (Khẩu ngữ) (我会来到您身边安慰您.)

Về:

(262) Nhìn về bên phải. (Khẩu ngữ) (朝//往 右看.)

(263) Các vận động viên đã chạy về tới đích an toàn. (Khẩu ngữ) (各位运动员已朝//往 安全目的地跑去.)

Từ các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy sự phân công của ―với‖ và ―về‖ tương đối rõ ràng. Khi biểu thị nghĩa đối tượng, ―với‖ của tiếng Việt tương ứng với ―向‖ của tiếng Hán, hoặc không dịch ra. Khi biểu thị phương hướng của hành động, hoạt động, ―về‖ tương ứng với ―朝‖, ―向‖, ―往‖ của tiếng Hán, đây chỉ là kết luận bao quát chung, chứ không phải khái quát hóa một cách chính xác hoàn toàn.

Tóm lại, nhóm từ ―朝, 向, 往‖ và ―với, về‖ khi biểu thị phương hướng rất phức tạp, không có sự tương ứng và đơn giản như 到đáo đến, tới. Vì vậy, khi đối dịch, cần chú ý đến các tính huống cụ thể cũng như thói quen biểu đạt của mỗi ngôn ngữ mới có thể chuyển dịch một cách chính xác.

Thành phần ―đối tượng‖ là đối tượng nhằm đến, thay thế, cộng tác, đề cập chủ chốt của hành vi động tác hoặc hoạt động tâm lí. Giới từ dẫn dắt thành phần đối tượng chính là giới từ chỉ đối tượng. Giới từ chỉ đối tượng thường dùng trong tiếng Hán tương đối nhiều gồm có: 把: ba (bả), 朝: chao (triều), 对: dui (đối), 对于: dui yu (đối vu), 给: gei (cấp), 跟: gen (căn), 和: he (hòa), 与: yu (dữ), 拿: na (nã),

替: ti (thế), 为: wei (vị), 为了: wei le (vị liễu), 向: xiang (hướng), 依: yi (y), 于: yu (vu)... Giới từ chỉ đối tượng thường dùng trong tiếng Việt gồm có: cho, để, đối với, với, về, vì... Dưới đây chúng tôi sẽ đối chiếu 3 tổ từ, chúng là: ―对, 对于‖ và ―đối với, với‖, ―给‖ và ―cho‖, ―为, 为了‖ và ―vì‖. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)