6. Bố cục của luận án
1.2.2.3. Phân loại giới từ
Việc phân loại giới từ chính là điểm khởi đầu trong việc quan sát nghiên cứu giới từ tiếng Hán và tiếng Việt. Do tính đặc thù của chức năng ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của giới từ, hơn nữa, hiện tượng kiêm loại của giới từ tồn tại phổ biến, dẫn đến phân loại giới từ tương đối phức tạp. Vì thế việc phân loại giới từ phù hợp hay không sẽ phản ánh rõ nét mức độ nhận thức về giới từ.
Từ khi ―Mã thị văn thông‖ (―马氏文通‖) ra đời đến nay, việc phân loại giới từ xuất hiện quan điểm không thống nhất. ―Mã thị văn thông‖ chỉ nói rõ một vài giới từ xuất hiện trong văn ngôn mà không đưa ra phân loại cụ thể. Thái Điền Thần Phu (Nhật Bản) trong ―Văn pháp lịch sử Trung Quốc Ngữ‖ (1958) (―中国语历史文法‖) đã chia giới từ thành 17 loại. Hà Lạc Sĩ (何乐士) trong ―Ngữ pháp Hán ngữ cổ và
sự phát triển của nó‖ (―古汉语语法与其发展‖) chia giới từ làm 7 loại; Phùng Xuân Điền (冯春田) trong ― Nghiên cứu ngữ pháp Hán ngữ cận đại‖ (2000) (―近代汉语 语法研究‖) và Mã Bội Gia trong (马贝加) ―Giới từ Hán ngữ cận đại‖ (2002) (―近 代汉语介词‖) phân giới từ làm 5 loại lớn. Tuy nhiên, đại đa số những chuyên khảo ngữ pháp chưa có sự phân loại cụ thể về giới từ mà chủ yếu chỉ mang tính liệt kê, điển hình như: Vương Lực (1980, 1989) ― Bản thảo sử Hán ngữ‖ (―汉语史稿‖) và ― Sử ngữ pháp tiếng Hán‖ (―汉语语法史‖),Phan Doãn Trung (潘尹中, 1982) trong
― Khái quát sử ngữ pháp tiếng Hán ‖ (―汉语语法史概要‖); Sử Tồn Trực (1986) trong ―Cương yếu sử ngữ pháp tiếng Hán‖ (―汉语语法史纲要‖) v.v… đều có chung một hướng đi như vậy.
chuyển hướng nghiên cứu sang hán ngữ hiện đại, tác giả căn cứ theo chức năng và ý nghĩa trong câu của đối tượng trung gian được giới từ dẫn ra để chia giới từ thành ba loại: giới từ biểu thị thời gian địa điểm, giới từ biểu thị nguyên nhân lý do, giới từ biểu thị phương pháp. Tuy nhiên, sau đó một khoảng thời gian tương đối dài, mảng nghiên cứu về phân loại giới từ hầu như bỏ ngỏ. Những năm 80 của thế kỷ 20, cùng với việc đi sâu nghiên cứu giới từ hiện đại, nhiều học giả đã tiến hành phân loại giới từ dưới những góc độ khác nhau. Nhiêu Trường Dung (饶长容, 1991) từ
góc độ chức năng ngữ pháp của giới ngữ đã đưa ra những đặc trưng: có thể làm trạng ngữ và đứng ở đầu câu, tu sức cho cả câu; có thể làm từ tu sức trước chủ ngữ, trạng ngữ và định ngữ. Còn đứng từ góc độ âm tiết giới từ, ông lại phân loại giới từ thành giới từ đơn âm và giới từ đa âm. Kim Xương Cát (1996) căn cứ theo chức năng giới từ phân loại thành: Giới từ điển hình, giới từ thường và giới từ kiêm loại. Trương Nghị Sinh (2000) lại đứng từ góc độ ý nghĩa của giới từ chia giới ngữ thành 15 loại như: thời gian, nơi chốn, phương hướng, phạm vi, v.v… Trần Xương Lai (2002) lại căn cứ vào ngữ nghĩa của thành phần được giới từ dẫn ra để phân loại giới từ thành 8 loại như: giới từ chủ sự, giới từ khách sự v.v… Từ 8 loại lớn, tác giả lại tiếp tục chia làm nhiều tầng thứ bậc nhỏ hơn, ví dụ như: giới từ đương sự, giới từ cộng sự v.v…
Nhìn chung, các học giả phần lớn đều tiến hành phân loại giới từ dưới bốn góc độ sau: cấu trúc âm tiết của giới từ; vị trí cú pháp của giới từ; ngữ nghĩa ngữ pháp của giới ngữ; chức năng ngữ pháp của giới ngữ. Chúng tôi cho rằng, tiến hành phân loại ngữ nghĩa ngữ pháp dựa trên đặc trưng của thành phần trung gian là phương pháp phân loại khoa học và quan trọng. Về điểm này, chúng tôi thấy rằng luận giải của Trần Xương Lai (2002) tương đối hợp lý. Ông cho rằng: ý nghĩa ngữ pháp tự thân giới từ chủ yếu đến từ hai mặt: thứ nhất, giới từ vốn mang ý nghĩa kế thừa từ động từ gốc (động từ hư hóa thành giới từ); thứ hai đến từ ý nghĩa mà đối tượng trung gian thể hiện trong kết cấu ngữ nghĩa ngữ pháp câu. Vì thế, tính hệ thống của
giới từ và phân loại giới từ nên chú trọng đến chức năng và vị trí của đối tượng được giới từ dẫn ra. [37]
Khái niệm và đặc điểm của giới từ tiếng Việt về cơ bản cũng giống như giới từ tiếng Hán, cho nên, chúng tôi cũng thử ứng dụng lí luận phân loại của giới từ tiếng Hán vào việc phân loại giới từ tiếng Việt. Tổng hợp những luận điểm của các học giả đi trước, trên cơ sở nghiên cứu cụ thể, chúng tôi chủ yếu phân loại giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt theo hai loại hình sau:
+ Phân loại theo hình thức
Đây là sự phân loại giới từ dựa theo vị trí của giới ngữ trong câu. Các giới ngữ đứng trong câu thường có 4 vị trí: giới ngữ đứng trước chủ ngữ để tu sức cho cả câu, giới ngữ đứng trước vị ngữ để làm trạng ngữ, đứng sau vị ngữ làm bổ ngữ và đứng trước chủ ngữ hoặc tân ngữ làm định ngữ. Dựa theo những vị trí này chúng tôi chia giới từ thành 4 loại:
1. Những giới ngữ đứng trước chủ ngữ để tu sức cho cả câu bao gồm các giới từ biểu thị người hoặc sự vật chịu sự tác động của động tác, các giới từ biểu thị chủ thể của động tác, các giới từ biểu thị công cụ và đối tượng. Giới từ tiếng Hán có: 叫:
jiao (khiếu), 给: gei (cấp), 由: you (do), 把: ba (bả), 将: jiang (tương), 比: bi (tỉ)…Giới từ tiếng Việt có: bằng, với, cho, do, vì…
2. Những giới ngữ vừa có thể đứng trước vị ngữ để làm trạng ngữ, lại vừa có thể đứng trước chủ ngữ để làm thành phần tu sức cho cả câu. Bao gồm các giới từ biểu thị công cụ, phương thức và các giới từ biểu thị thời gian, không gian, Giới từ tiếng Hán có: 用: yong (dụng), 按: an (án), 照: zhao (chiếu), 通过: tong guo
(thông quá), 从: cong (tòng), 由: you (do), 离: li (li), 沿: yan (duyên)…Giới từ tiếng Việt có: theo, bằng, từ, đến, do, qua…
3. Những giới từ biểu thị không gian và thời gian vừa có thể đứng trước chủ ngữ để làm thành phần tu sức cho cả câu, lại vừa có thể đứng trước vị ngữ để làm
trạng ngữ hoặc đứng sau vị ngữ làm bổ ngữ, Giới từ tiếng Hán có: 自: zi (tự/từ),
于: yu (vu), 向: xiang (hướng), 往: wang (vãng), 在: zai (tại), 到: dao
(đáo)…Giới từ tiếng Việt có: từ, tại, với, cho, đến…
4. Những giới từ biểu thị nội dung, đối tượng vừa có thể đứng trước chủ ngữ để làm thành phần tu sức cho cả câu, lại vừa có thể đứng trước vị ngữ để làm trạng ngữ hoặc đứng trước chủ ngữ và tân ngữ để làm định ngữ, Giới từ tiếng Hán có: 对: dui (đối), 对于: dui yu (đối vu), 和: he (hòa), 同: tong (đồng), 朝: cháo (triều)…Giới
từ tiếng Việt có: với, đối với, cho…
+ Phân loại theo ý nghĩa
Dựa theo quan điểm của tác giả Phó Vũ Hiền (傅雨贤, 1999) trong cuốn
― Nghiên cứu giới từ tiếng Hán hiện đại‖[50], Trần Xương Lai (2002) ―Giới từ và chức năng giới dẫn‖ [37], chúng tôi có thể chia giới từ thành 8 loại như sau:
1. Những giới từ biểu thị chủ thể của động tác (施事介词): Đó là những giới từ
đứng sau chủ ngữ để dẫn ra chủ thể của động tác, Giới từ tiếng Hán có: 被: bei (bị), 叫: jiao (khiếu), 让: rang (nhượng), 给: gei (cấp), 由: you (do)…Giới từ tiếng Việt có: cho, do, để…
2. Những giới từ biểu thị đối tượng chịu sự tác động của động tác (受事介词): Đó là những giới từ đứng sau chủ ngữ để dẫn ra những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của động tác. Loại này điển hình nhất chỉ có hai giới từ, Giới từ tiếng Hán có: 把, 将. Trong tiếng Việt không có giới từ tương ứng nào, khi dịch thường phải căn cứ theo động từ trong câu.
3. Những giới từ biểu thị công cụ của động tác (工具介词): Đó là những giới từ đứng sau chủ ngữ để dẫn ra công cụ của động tác, Giới từ tiếng Hán có: 用,
4. Những giới từ biểu thị đối tượng (对象介词): Đó là những giới từ thường đứng trước chủ ngữ để dẫn ra đối tượng hoặc nội dung của động tác, Giới từ tiếng Hán có: 对: dui (đối), 对于: dui yu (đối vu), 和: he (hòa), 同: tong (đồng), 跟: gen (túc), 就: jiu (tựu), 向: xiang (hướng)... Giới từ tiếng Việt có: với, đối với, về...
5. Những giới từ biểu thị không gian và thời gian (时空介词). Đó là những giới
từ đứng sau chủ ngữ để dẫn ra những thành phần biểu thị điểm khởi đầu, điểm kết thúc của không gian, thời gian, Giới từ tiếng Hán có: 在: zai (tại), 到: dao (đáo),
自: zi (tự/từ), 往: wang (vãng), 向: xiang (hướng), 从: cong (tùng), 当: dang (đương), 趁 : chen (sấn), 朝 : chao (triều), 冲 : chong (xung), 沿: yan (duyên)…Giới từ tiếng Việt có: ở, từ, tại, với, trên, trong, đến, dưới...
6. Những giới từ biểu thị căn nguyên (依据介词). Đó là những giới từ đứng trước hoặc đứng sau chủ ngữ để dẫn ra những thành phần biểu thị căn cứ hoặc phương thức của hành động, Giới từ tiếng Hán có: 依: yi (y), 依照: yizhao (y
chiếu), 按: an (án), 按照: an zhao (án chiếu), 根据: gen ju (căn cứ), 凭: ping
(bằng), 通过: tong guo (thông quá), …Giới từ tiếng Việt có: vào, theo, về, đối với,
và một số giới từ kép (động từ + giới từ), nhứ: căn cứ vào / theo, dựa vào / theo... 7. Những giới từ biểu thị sự loại trừ (排除介词). Đó là những giới từ đứng trước chủ ngữ hoặc vị ngữ để dẫn ra những thành phần bị loại trừ, Giới từ tiếng Hán có: 除: chu (trừ), 除了: chu le (trừ liễu), 除去: chu qu (trừ khứ), vv…Giới từ tiếng Việt có: ngoài / trừ...ra...
8. Những giới từ biểu thị nguyên nhân (原因介词). Đó là những giới từ đứng trước hoặc đứng sau chủ ngữ để dẫn ra những thành phần biểu thị nguyên nhân, mục đích, Giới từ tiếng Hán có: 由: you (do), 由于: you yu (do vu), 因: yin (nhân),
因为: yin wei (nhân vị), 为: wei (vị), 为了: wei le (vị liễu)…Giới từ tiếng Việt có: vì, do, tại, với...
Như vậy, giới từ trong tiếng Hán và tiếng Việt khi dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau thì kết quả phân loại cũng khác nhau. Trong hai tiêu chuẩn hình thức và ý nghĩa thì tiêu chuẩn về ý nghĩa có thể phân xuất giới từ tiếng Hán thành 8 loại lớn, số lượng nhiều gấp đôi so với phân loại theo tiêu chuẩn hình thức. Về giới từ tiếng Việt, thì không có loại 2 (giới từ biểu thị đối tượng chịu sự tác động của động tác), nhưng tiếng Việt có giới từ chỉ sở hữu (giới từ ―của‖), cho nên giới từ tiếng Việt cũng có 8 loại lớn.
Thực ra, từ ―的‖(de) của tiếng Hán có mang ý nghĩa sở hữu, nhưng chức năng ngữ pháp của ―de‖ lại nhiều hơn ―của ‖ trong tiếng Việt, ví dụ: ―de‖ là tiêu chí của định ngữ trong tiếng Hán (ví du: 美丽的花, hoa đẹp), ―de‖ cũng là từ ngữ khí để dùng ở cuối câu (ví dụ: 好的), ―de‖ có mang tính thời gian, v.v... ―của‖ trong tiếng Việt không có những chức năng này, nên các nhà Hán ngữ học định nghĩa ―de‖ là trợ từ cấu trức. Do luận án này là đối chiếu một chiều (từ tiếng Hán sang tiếng Việt), ―de‖ của tiếng Hán không thuộc về giới từ, nên ―de‖ và ―của‖ không nằm trong phạm vi đối chiếu của luận án này.