Phân biệt giới từ với liên từ

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 52 - 57)

6. Bố cục của luận án

1.2.2.5. Phân biệt giới từ với liên từ

Giới từ và liên từ trong tiếng Hán và tiếng Việt đôi khi phân chia ranh giới cũng là một công việc khó khăn từ xưa đến nay. Dưới đây, chúng tôi sẽ lấy hai nhóm từ của tiếng Hán và tiếng Việt làm đối tượng khảo sát.

Tiếng Hán:

Trong đó có hai nhóm từ khó phân định ranh giới, nhóm một là: 跟 căn (với, và), 和 hòa (với, và), 与 dữ (với, và), 同đồng (với, và) (―跟‖, ―和‖, ―与‖, ―同‖ bốn từ này về chức năng ngữ pháp và chức năng ngữ nghĩa đều giống nhau, chỉ khác biệt về chức năng ngữ dụng, từ ―跟‖ và ―和‖ dùng trong khẩu ngữ nhiều, từ ―与‖ dùng trong văn phạm nhiều, từ ―同‖ thường xuất hiện trong khẩu ngữ miền bắc Trung Quốc. Những ví dụ sau tác giả chỉ lấy từ ―跟‖ làm đại diện tiêu biểu). Nhóm hai là: 因 nhân (vì), 由于do vu (do, vì), 为了vị liễu (vì), 至于chí vu (về/ còn như).

Nhóm một vừa là giới từ vừa là liên từ, ví dụ:

(28) 他跟我聊天/ 你别和我争/ 阿强与阿花结婚了/ 我同老师打招呼. (Anh ta nói chuyện với em / mày đứng tranh với tao / anh Cường kết hôn

với chị Hoa / em chào hỏi thầy giáo.)

(29) 他跟我都去河内/ 阿强和我去超市/ 阿强与阿花是医生/ 阿花同我一

起玩儿 (Anh ta tôi đều đi Hà Nội / anh Cường tôi đi siêu thị / anh

―跟căn, 和 hòa, 与 dữ, 同đồng‖ ở ví dụ 28 là giới từ. Ở ví dụ 29 thì chúng là liên từ. Khi phân biệt giới từ và liên từ trong câu, ta có một số phương thức như sau: 1. Cách thay thế. N1 và N2 có thể thay thế với nhau trong mẫu ―N1+ 跟/和/与/

同 + N2‖ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu thì là liên từ, nếu ảnh hưởng

đến ý nghĩa của câu thì là giới từ. Ví dụ:

(30) 他跟我都去河内.( Anh ta tôi đều đi Hà Nội) = 我跟他都去河内. (Tôi anh ta đều đi Hà Nội) (31)我跟老师打招呼. (Em chào thầy giáo) ≠

老师跟我打招呼. (Thầy giáo chào em) ―跟‖ trong ví dụ 30 là liên từ, trong ví dụ 31 là giới từ.

2. Cách lý giải. Ví dụ:

(32)阿强跟我一起去超市. (Anh Cường và tôi đi siêu thị) =

阿强去超市(Anh Cường đi siêu thị) + 我去超市(Tôi đi siêu thị)

(33)他跟我聊天. (Anh ta nói chuyện với em) ≠

他聊天 (Anh ta nói chuyện) + 我聊天 (Em nói chuyện)

―跟‖ trong ví dụ 32 là liên từ, mà trong ví dụ 33 là giới từ. Dấu hiệu khu biệt giữa chúng là có hay không sự hiện diện của 一起nhất khởi (cùng). Trong ví dụ 32,

一起nhất khởi (cùng) đứng sau阿强A Cường và我 ngã (tôi), đồng thời đứng sau

去超市, chứng tỏ sự bình đẳng của 阿强và我trong quá trình thực hiện động tác, mặt khác, 去超市 do có sự hiện diện của一起khiến người đọc không thể phân biệt được giữa 阿强và我 đâu là chủ thể, đâu là khách thể của hành động. Trong câu này, 阿强và我 đều là chủ thể của động tác và cùng làm chủ ngữ. Ví dụ 33 không

có一起, khiến cho 他tha (anh ta) được xác định là chủ thể của hành động, 我chỉ là đối tượng của hành động, trả lời câu hỏi ―nói chuyện với ai ‖ mà thôi. Vì vậy, trong ví dụ này, giới từ 跟căn kết hợp với我 tạo thành giới ngữ 跟我làm trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ 聊天 liêu thiên (nói chuyện phiếm).

Nhóm hai có từ ―因nhân, 由于do vu, 为了vị liễu, 至于chí vu‖, chúng đều biểu thị nguyên do. Việc phán đoán tính chất của từ ―因nhân, 由于do vu, 为了vị liễu, 至于chí vu‖ luôn là một đề tài khó đối với giới ngữ pháp tiếng Hán. Chúng tôi cho rằng, khi nhóm này mang những thành phần có tính chất thể từ hoặc những thành phần mang tính vị từ trong câu, thì chúng là giới từ. Ví dụ:

(34)因/由于起晚了, 他错过了最后一班车.

(dậy muộn nên anh ấy bị lỡ chuyến xe sau cùng rồi) (35)他为了完成作业而熬夜.

( Anh ấy phải hoàn thành bài tập về nhà mà phải thức đêm. (36) 至于饭菜, 我不太讲究.

(Về phần ăn uống, tôi cũng không xét nét lắm)

Trong những ví dụ trên, từ ―起晚‖ khởi vãn (ngủ dậy muộn), ―完成‖hoàn thành

(hoàn thành) là vị từ và ―饭菜‖ phạn thái (cơm và thức ăn) là thể từ. Từ ngữ mang tính vị từ và thể từ đằng sau ―因nhân, 由于do vu, 为了vị liễu, 至于chí vu‖ còn có thể diễn đạt như sau:

(37) 因/由于起晚这一原因, 他错过了最后一班车.

(Vì cái nguyên nhân dậy muộn này, nên anh ấy bị lỡ chuyến xe sau cùng rồi)

(38) 他为了完成作业这一目的而熬夜.

(39) 至于饭菜这一问题, 我不太讲究.

(Về cái vấn đề ăn uống này, tôi cũng không xét nét lắm)

Khi thành phần mà các giới từ ―因nhân, 由于do vu, 为了vị liễu, 至于chí vu‖ dẫn ra là một câu nhỏ, dưới đây gọi là tiểu câu), chúng tôi thường coi nó là liên từ, vì trong câu có chứa một quan hệ lôgic nhất định nào đó. Ví dụ:

(40) 因/由于他和女友分手,(所以)事业掉到了最低谷(隐含了因果关系).

(Bởi anh ấy chia tay với bạn gái, (nên) sự nghiệp rơi xuống bậc thấp nhất rồi (Bao hàm quan hệ nhân quả)

Từ ví dụ 40, chúng ta có thể thấy ―他和女友分手‖(anh ấy chia tay với bạn gái) là một tiểu câu (cú).

Trên thực tế, liên từ và giới từ không phải là có thể phân tách một cách tuyệt đối được, không ít liên từ được phát triển từ động từ[64, tr199], ví dụ: cho rằng ―和‖

hòa vốn dĩ là động từ, từ đời Đường đã bắt đầu phát triển từ động từ thành liên từ, đến đời Tống đã phát triển thành giới từ. Có thể thấy, nhắc đến nhân tố lịch sử, sự phân biệt giữa liên từ và giới từ có cái khó nhất định, cũng có khi sự tách biệt như

―因nhân, 由于do vu, 为了vị liễu, 至于chí vu‖ vừa bàn luận đến cũng chỉ để tiện

cho lĩnh vực dạy và học mà thôi.

Tiếng Việt:

Nguyễn Anh Quế cho rằng: ―Việc vạch ra một ranh giới rõ rệt đâu là hư từ giới từ và đâu là hư từ liên từ không phải không có những khó khăn. Một số tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cho rằng có sự chuyển hóa một số giới từ sang liên từ. [27, tr159] Chẳng hạn, theo Nguyễn Kim Thản thì các giới từ: ―vì, do, tại‖, chúng đều có thể chuyển thành liên từ. [29, tr386 – 389] Hiện trạng đúng là như vậy và điều đó cũng không chỉ xảy ra đối với tiếng Việt. Giới từ và liên từ trong tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Thái v.v...đều có thể chuyển hóa lẫn nhau.‖ [27, tr159]

Thực ra, phân định giới từ và liên từ là một việc không dễ dàng, trong đó, chủ yếu là thể hiện ở hai nhóm từ, một nhóm biểu thị nguyên do, chúng là ―vì, do, tại ‖ mà Nguyễn Kim Thản đưa ra, còn một nhóm biểu thị liên hợp, đó là từ ―với‖. Chúng tôi phân tích như sau.

Nhóm biểu thị nguyên do ―vì, do, tại‖, khi chúng kết hợp với một thể từ (danh từ, đại từ) hoặc một số câu ngắn, chúng tôi có thể coi ―vì, do, tại‖ là giới từ. Ví dụ:

(41)Tôi không đến được vì bận quá. / Tôi không đến được do bận quá/ Tôi không đến được tại bận quá.

(42)Vì mưa to, anh ta đến muộn. / Do mưa to, anh ta đến muộn. / Anh ta đến muộn tại mưa to.

Những vị từ ―bận‖, ―đến‖ và câu ngắn ―mưa to‖ ở đằng sau ―vì, do, tại‖ có thể sử dụng thành phần mang tính thể từ hồi chỉ (anaphor). Ví dụ:

(43) Tôi không đến được vì cái nguyên nhân bận quá, / Tôi không đến được do cái nguyên nhân bận quá / Tôi không đến được tại cái nguyên nhân bận quá

(44) Vì nguyên nhân mưa to, anh ta đến muộn / Do nguyên nhân mưa to, anh ta đến muộn / Anh ta đến muộn tại nguyên nhân mưa to.

Khi trong câu đã có những từ như ―cho nên, nên, sỡ dĩ ‖ để phối hợp với từ ―vì, do, tại‖, tạo ra một quan hệ logíc (nguyên nhân – kết quả), có thể coi ―vì, do, tại‖ là liên từ. Ví dụ:

(45)Nhưng bí quá cho nên phải nhắm mắt đi liều. (Tắt Đèn)

(46) Anh chỉ biết rằng tại anh bỡ ngỡ nên mới thành nông nỗi. (Bước đường cùng)

(47) Cụ Kỳ thuỷ sở dĩ chưa phát nhục chỉ chuyện Tuyết. (Số Đỏ)

Chúng tôi còn phải thừa nhận một số trường hợp, dù từ ―cho nên, nên, sở dĩ ‖ không hiện diện, nhưng câu trước và câu sau vẫn có quan hệ logic (nguyên nhân – kết quả), từ ―vì, do, tại‖ vẫn có thể coi là liên từ. Ví dụ:

Trong ví dụ câu 48, đã là một quan hệ logic biểu thị nguyên nhân – kết quả, cho nên, chúng tôi vẫn coi từ ―vì‖ là liên từ chứ không phải là giới từ.

Tiếp theo, chúng tôi bàn về nhóm biểu thị liên hợp, đó là từ ―với‖, ―với‖ vừa là giới từ vừa là liên từ. Ví dụ:

(49) Tôi với anh cùng đi. (liên từ) (50) Tôi sẽ đi với anh. (giới từ)

―Với ‖ trong ví dụ 49 có thể thay bằng liên từ ―và‖, biểu thị quan hệ đẳng lập, ―với‖ trong vị dụ 50 thì không thể thay bằng liên từ ―và‖ được, nó biểu thị quan hệ chính phụ. Nói cách khác, sự phân công của liên từ ―với‖ và giới từ ―với‖ trong tiếng Việt tương đối rõ rệt.

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)