Những điểm khác nhau

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 64)

6. Bố cục của luận án

2.1.2.Những điểm khác nhau

2.1.2.1. Tiếng Hán

Giới từ trong tiếng Hán hiện đại còn có một số chức năng ngữ pháp sau:

a. Sự có mặt của giới từ giúp cho phó từ phủ định có thể đứng trước danh từ, phó từ phủ định bình thường thì không thể đứng trước danh từ, như không nói là:

phó từ phủ định có thể đứng trước danh từ. Ví dụ:

(13) 我们不从河内出发. (Chúng tôi không xuất phát từ Hà Nội.) (14) 门别朝北面开. (Cửa đừng mở hướng phía bắc.)

Vì trật tự từ (ngữ) của giới ngữ tiếng Việt khác với tiếng Hán, giới ngữ tiếng Việt luôn luôn đứng sau phó từ phủ định, cho nên không có hiện tượng này.

b. Một số giới từ tiếng Hán đã được sử dụng trong một thời gian dài, chúng đã hình thành những đặc điểm riêng. Khi sử dụng những giới từ này, thường có sự đòi hỏi đặc biệt với những thành phần khác trong câu, vì vậy, tạo ra một số câu có sự đánh dấu của giới từ, ví dụ như câu chữ ―把‖(), câu chữ ―被‖(bèi, bị/được), câu chữ ―比‖(: hơn). Những câu này còn có giá trị đặc biệt trong dụng học tiếng Hán. Ví dụ:

(15) 我把事情做完了再去玩. (Tôi làm xong việc rồi mới đi chơi.) (16) 蛋糕被老鼠偷吃了. (Bánh ga tô bị chuột ăn hết rồi.)

(17) 他的越南语比我好. (Trình độ tiếng Việt của anh ấy tốt hơn tôi.)

Quy tắc sử dụng của những giới từ này có phần phức tạp, đặc biệt là trong câu chữ ―把‖, có thể nói là tương đương với câu chữ ―đem‖ trong tiếng Việt, nhưng trên thực tế giao tiếp, tần số xuất hiện của ―đem‖ tương đối thấp (thấp hơn nhiều so với câu chữ ―把‖ trong tiếng Hán và không phải bất cứ chữ ―把‖ nào trong câu chữ ―把‖ cũng có thể chuyển dịch thành ―đem‖). Theo chúng tôi, có hai lý do chủ yếu dẫn tới sự khác biệt này. Thứ nhất là khi cần nhấn mạnh sự xử lý của chủ thể với khách thể, tiếng Việt mới dùng câu chữ ―đem‖. Ví dụ:

Chúng tôi đã đem số trứng gà chưa qua kiểm dịch ấy giao cho Ban quản lý thị trường giải quyết. (Câu đặt)

Trong ví dụ trên, chủ thể của hành động là ―chúng tôi‖, động từ chính là ―giao‖, khách thể của động từ ―giao‖ là ―số trứng gà chưa qua kiểm dịch ấy‖, sự xuất hiện

của ―đem‖ cho thấy, ―chúng tôi‖ đã ―xử lý‖ số trứng ấy bằng cách ―giao cho Ban quản lý thị trường.‖ Ý nghĩa nhấn mạnh đã được thể hiện rõ nét. Câu này nếu không sử dụng ―đem‖ có thể chuyển thành:

Chúng tôi giao cho Ban quản lý thị trường giải quyết số trứng gà chưa qua kiểm dịch ấy. (Câu đặt)

Với câu không xuất hiện chữ ―đem‖ này, ý nghĩa trần thuật nổi rõ mà ý nghĩa nhấn mạnh mờ nhạt. Câu này tương đương với: 我们已经把未经检疫的鸡蛋交上 了市场管理小组trong tiếng Hán. Lý do thứ hai là trong thói quen biểu đạt của tiếng Việt, với những cấu trúc định – trung (định ngữ kết nối với trung tâm ngữ) và trạng – trung (trạng ngữ kết nối với trung tâm ngữ), thành phần trung tâm thường đứng trước, thành phần phụ bổ nghĩa đứng sau, theo phương thức tư duy ―xuất phát từ trung tâm‖ của người Việt Nam. Điều này trái ngược với tư duy theo phương thức ―từ ngoại diên hướng tới trung tâm‖ của người Trung Quốc, dẫn tới trật tự từ trong tiếng Hán thông thường là thành phần phụ định ngữ và trạng ngữ đứng trước trung tâm ngữ.

Vì những lý do trên, khi đối dịch phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây chúng tôi sẽ miêu tả câu chữ ―把‖, câu chữ ―被‖, câu chữ ―比‖. Từ đó chỉ ra những phương thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt, đồng thời làm rõ sự giống và khác nhau của ba giới từ ―把‖, ―被‖, ―比‖ trong tiếng Hán so với ―đem‖, ―bị / được‖, ―so / so với‖ trong tiếng Việt.

Câu chữ “”:

Câu chữ把 là một dạng câu khá phổ biến trong tiếng Hán. Ý nghĩa của câu

chữ把 là làm cho các sự vật có tính xác định phát sinh thay đổi. (表示使确定的事 物接受处置而发生变化). [61, Tr8]

Mô hình câu chữ ―把‖ là: ―N1 +把 + N2 + V‖. Trong đó, N1 là chủ thể tác động (tác thể, agent), N2 là đối tượng bị tác động (bị thể, patient). Ví dụ:

(18) 他 把 包 拿 起来.

Anh ấy ? túi cầm lên. (Dịch trực tiếp)

( ―?‖ biểu thị không có từ nào trong tiếng Việt tương ứng với từ ―把‖.) Anh ấy cầm túi lên. (Dịch nghĩa)

Trong câu trên, ―他‖ (anh ấy) là chủ thể tác động, đã đưa ra một động tác ―拿‖ (lấy), ảnh hưởng đến đối tượng bị tác động ―包‖( túi), cũng có thể nói là đối tượng bị tác động chịu ảnh hưởng của chủ thể tác động mà thay đổi vị trí.

Câu chữ把còn biểu thị sự vật được xác định do ảnh hưởng mà nảy sinh kết quả, thường có bổ ngữ biểu thị kết quả, trạng thái, xu hướng kèm theo đứng sau động từ. Ví dụ:

(19) 你 先 把 事情 弄 明白.

Bạn trước đã ? sự kiện làm rõ. (Dịch trực tiếp) Bạn làm rõ sự việc này trước đã. (Dịch theo nghĩa)

Từ ―明白‖ (minh bạch: rõ) là bổ ngữ biểu thị kết quả đứng sau động từ ―弄‖ (làm), bị thể ―事情‖ (sự việc) chịu ảnh hưởng của tác thể ―你‖ (bạn) mà sinh ra kết quả ―明白‖ (minh bạch).

Câu chữ把biểu thị quan hệ đối xử. Tương đương với giới từ ―拿, 对‖ của tiếng Hán, tương ứng với giới từ ―đối với‖, ―với‖ của tiếng Việt. Ví dụ:

(20) 他 把 我 没办法.

Nó ? tôi bó tay. (Dịch trực tiếp) Nó bó tay với tôi. (Dịch nghĩa) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu chữ把biểu thị công cụ, phương thức của hành động, thường có từ biểu thị nơi chốn đứng sau động từ. Tương đương với giới từ ―用‖ của tiếng Hán, tương ứng với động từ ―dùng‖, ―bằng‖ của tiếng Việt. Ví dụ:

(21) 把 手 捂 在 耳朵 上.

Đem tay bịt trên tai. (Dịch trực tiếp)

Dùng tay bịt tai / bịt tai bằng tay. (Dịch theo nghĩa)

Như trên đã phân tích, giới từ ―把‖ trong câu 18 và 19 không có giới từ tiếng Việt tương ứng, mà giới từ ―把‖ trong câu 20 và 21 thì có thể sử dụng những giới từ khác để thay thế. Hơn nữa, cách dùng câu chữ ―把‖ có nhiều hạn lệ và quy tắc, như: bổ ngữ của giới từ ―把‖ phải có tính xác định (definiteness), động từ chính trong câu chữ ―把‖ phải là động từ ngoại động, trợ động từ (như: 会, 能, 可以, 可能, v.v... ) phải đứng trước giới từ ―把‖, v.v...[83, Tr 11-16] Cho nên, cách dùng của câu ―把‖ (cũng như giới từ chữ ―把‖) rất phức tạp, khi đối dịch câu chữ ―把‖ phải chú ý đến nhiều phương diện.

Từ những ví dụ trên, có thể thấy, giới từ ―把‖ cũng như câu chữ ―把‖ trong tiếng Hán được sử dụng khá rộng. Câu chữ ―把‖ cũng thể hiện sự xử lý của chủ thể đối với khách thể hành động như câu chữ ―đem‖ trong tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều tương đương với câu chữ ―đem‖ trong tiếng Việt. Tùy trường hợp cụ thể, giới từ ―把‖ lại có thể tương ứng với ―dùng‖, ―với‖, ―đối với‖, thậm chí là không cần sự xuất hiện của bất cứ giới từ nào trong tiếng Việt.

Câu chữ “”:

Cũng như câu chữ把, câu chữ ―被‖ trong tiếng Hán cũng xuất hiện với tần số khá cao, biểu thị bị động. Vì ―被‖ trong tiếng Hán là từ trung tính nên nó tương

đương với hai khả năng của tiếng Việt: đượcbị. Phải tùy vào ngữ cảnh cụ thể để xác định, nếu là nghĩa tích cực thì tương đương với được, nếu biểu thị ý nghĩa tiêu cực thì tương đương với bị trong tiếng Việt. Thông thường, phạm trù bị động của tiếng Hán có thể do câu có dấu hiệu (marked) hoặc câu không có dấu hiệu. Giới từ ―被‖ là một trong những giới từ có dấu hiệu trong câu bị động của tiếng Hán, ngoài từ ―被‖ ra còn có giới từ ―叫jiao, 让rang, 给gei, 为...所wei...suo‖ cũng là dấu hiệu trong phạm trù bị động tiếng Hán, ở những câu khác nhau thì giới từ tương ứng tiếng Việt cũng khác nhau, dù chúng cơ bản giống nhau về mặt hình thức.

Tiếng Hán: N1+被+N2+V;Tiếng Việt: N1 + bị /được+ N2 + V. Trong đó, N1 trong cả hai ngôn ngữ đều là chủ ngữ, cũng là bị thể, N2 trong cả hai ngôn ngữ đều là tác thể của động từ. Có những trường hợp ―被‖ và ―bị/được‖ tương ứng với nhau. Ví dụ:

(22) 他被那家伙骗了. (Anh ấy bị nó lừa rồi.) (23) 手机被他弄坏了.

(Điện thoại di động bị em ấy làm hỏng rồi.) (24) 她被评为优秀学生.

(Chị ấy được bầu là học sinh xuất sắc.)

Nhưng cũng có một số trường hợp, giới từ ―被‖ và ―bị/ được‖ không tương ứng với nhau. Ví dụ:

(25) 他生病了.

(Anh ấy bị ốm rồi.) (26) 我头疼.

Trong thí dụ 25 và 26, câu tiếng Hán không sử dụng giới từ ―被‖, nhưng câu tiếng Việt thì thường dùng động từ ―bị‖, để biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc mang tính tiêu cực, bị thể không mong muốn. [Từ tiển Tiếng Việt, tr61]

Ngoài ra, ―被‖ còn làm động từ và trợ từ (助词, một loại hư từ của tiếng Hán). ―被‖ làm động từ chỉ xuất hiện trong những bài cổ văn, biểu thị nghĩa ―遭, 受‖ (chịu) [87, tr29]. Ví dụ:

(27) 武松被那一惊, 酒都做冷汗出了.

( Võ Tòng kinh ngạc đến mức rượu cũng lạnh khô ra rồi) ―被‖ trong câu 27 là động từ, biểu thị nghĩa ―遭, 受‖ (chịu).

―被‖ làm trợ từ chỉ xuất hiện trong mô hình ―N1 + 被 + V‖, tức là tác thể không xuất hiện sau ―被‖. Ví dụ:

(28) 他被打了. (Nó bị đánh rồi.) (29) 名字被叫错了.

(Tên bị gọi sai rồi.)

Từ những thí dụ trên, có thể thấy, giới từ―被‖ cũng như câu chữ ―被‖ trong tiếng Hán là một trong những trọng điểm ngữ pháp, nhất là đối với người học là người Việt Nam, bởi vì giữa ―被‖ và ―bị‖ có nhiều điểm khác biệt. Với tiếng Việt, hầu như tất cả những trường hợp không như ý do yếu tố khách quan đem lại đều có thể dùng ―bị‖ để biểu thị. Trong khi đó, với tiếng Hán, ngoài ―被‖ ra còn có ―叫 jiao, 让rang, 给gei, 为...所wei...suo‖ đều mang ý nghĩa biểu thị bị động, nhưng cách dùng và sắc thái nghĩa cũng có phần khác nhau. Mặt khác, nếu như ―把‖ trong tiếng Hán có khi không tương đương với bất kỳ giới từ nào trong tiếng Việt thì, từ ―bị‖

trong tiếng Việt có khi cũng không tương đương với bất kỳ giới từ nào trong tiếng Hán. Đó là lý do người Việt Nam học tiếng Hán cũng như người Trung Quốc học tiếng Việt thường mắc lỗi khi gặp hiện tượng ngữ pháp này.

Câu chữ “”:

Câu chữ比 tỷ là câu biểu thị so sánh hơn hoặc kém thường gặp trong tiếng Hán, tương đương với câu chữ hơn/ kém trong tiếng Việt. Có điều, về mặt hình thức, vị

trí của比tỷ hơn/ kém trong câu không giống nhau. Trong tiếng Hán, 比 tỷ + O

tạo thành cụm giới tân làm trạng ngữ đứng trước từ biểu thị tiêu chí so sánh, làm vị ngữ chính. Ngược lại, trong tiếng Việt, hơn/ kém đứng sau từ biểu thị tiêu chí so sánh. Từ ―比tỷ ‖ trong tiếng Hán là giới từ, đưa ra đối tượng (người hoặc vật) dùng để so sánh. Câu chữ比tỷ có mô hình là ―N + 比 + danh từ/ danh ngữ/ động từ/

động ngữ/ đoản ngữ chủ vị‖. Ví dụ: (30) 我比你大两岁. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tôi lớn hơn bạn hai tuổi.) (31) 今天比昨天热.

(Hôm nay nóng hơn hôm qua.) (32) 她比你能吃苦.

(Chị ấy có khả năng chịu khổ hơn bạn.)

Lý giải về sự khác nhau đối với trật tự các thành phần câu trong tiếng Hán và tiếng Việt, chúng tôi cũng đưa ra hai lý do như đã trình bày ở mục câu chữ ―把‖. Tuy nhiên, với giới từ ―比‖ và câu chữ ―比‖ còn có những cách biểu đạt khác so với câu chữ ―把‖.

Khi cần nhấn mạnh, đối tượng so sánh, trong tiếng Việt, có thể dùng giới ngữ ―so với…‖ đặt trước vị ngữ chính. Như vậy, với ví dụ thứ (31) ngoài cách biểu đạt

như đã nêu trên, còn có thể biểu đạt bằng cách thứ hai như sau: So với hôm qua, hôm nay nóng hơn.

Cũng tương tự, ví dụ (32) có thể có cách biểu đạt thứ hai là: So với bạn, chị ấy có khả năng chịu khổ hơn.

Như vậy, ngoài cách biểu đạt có thể nói là thông dụng nhất thì cách dùng này của câu chữ ―hơn / kém‖ trong tiếng Việt hoàn toàn tương ứng với câu chữ ―比‖ trong tiếng Hán. Hơn thế nữa, trong một số ít trường hợp, cũng với ý nghĩa so sánh, tiếng Việt có thể dùng cấu trúc ―A so với B‖ hoặc ―So ra thì…‖. Trong trường hợp này, ví dụ thứ (31) còn có thể biểu đạt thành: So với hôm nay hôm qua thì hôm nay nóng hơn; và So ra thì hôm nay nóng hơn (hôm qua). Ví dụ (32) có thể biểu đạt thành: So với bạn thì chị ấy có khả năng chịu khổ nhiều hơn; và So ra thì chị ấy có khả năng chịu khổ hơn bạn. Những cách biểu đạt này đều có thể tìm thấy sự biểu đạt tương đương trong tiếng Hán. Cấu trúc ―A so với B‖ tương đương với ―A跟B

相比‖, và ―So ra thì…‖ tương đương với ―相比之下‖ trong tiếng Hán. Tất cả những cách biểu thị so sánh này trong tiếng Việt và tiếng Hán đều có ý nghĩa nhấn mạnh đối tượng so sánh và ít sử dụng hơn so với các cách biểu thị bằng câu chữ ―hơn/ kém‖ và câu chữ ―比‖ thông thường đã nêu ở trên.

Các giới từ 把bả, bị, tỷ trong tiếng Hán thường kết hợp với các thành

phần hữu quan tạo nên cấu trúc câu chữ把, câu chữ被, câu chữ比 với những ý nghĩa và cách sử dụng khá phức tạp. Vì vậy, trong tiếng Hán, giới ngữ pháp học đều tách riêng câu chữ把 bả, câu chữ被 bị và câu chữ比 tỷ thành những điểm ngữ pháp riêng biệt mà không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về giới từ như những giới từ khác. Chúng là những dạng câu trọng điểm trong ngữ pháp tiếng Hán hiện đại.

2.1.2.2. Tiếng Việt

Chức năng ngữ pháp của giới từ ―của‖ trong tiếng Việt biểu thị quan hệ sở hữu, yếu tố phụ sau ―của‖ có thể là một danh từ (đại từ) hoặc một kết cấu C – V (C: chủ ngữ, V: vị ngữ ). Ví dụ:

(33) Sách của tôi.  Đoản ngữ danh từ = ngữ chính phụ = ngữ danh từ (我的书.)

(34) Sách của tôi viết đã được xuất bản rồi. = câu (我写的书出版了.)

Nhưng trong tiếng Hán thì sử dụng trợ từ kết cấu ―的‖(de) để biểu thị quan hệ sở hữu. Như vậy, giữa―的‖trong tiếng Hán và ―của‖ trong tiếng Việt trong tổng hợp có cùng một chức năng ngữ pháp nhưng có tên gọi từ loại khác nhau.

Theo Nguyễn Anh Quế, trong một số trường hợp có thể thay giới từ ―của‖ bằng một số giới từ khác mà ý nghĩa sở hữu tuy có bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn nhận ra được [27, tr.162]. Ví dụ:

(35) Sông của châu Phi nói chung lắm thác nhiều ghềnh. (36) Sông châu Phi nói chung lắm thác nhiều ghềnh.

Thậm chí có thể nói là: Sông ngòi Châu Phi lắm thác nhiều ghềnh. Như câu 36, khi dịch sang tiếng Hán thì không nói là ―在非洲的河流...‖, câu này không cần giới từ ―在‖ (ở).

Hơn nữa, vấn đề sự hiện diện và không hiện diện của giới từ ―của‖, theo Nguyễn Anh Quế có 3 khả năng: (1) Không cần ―của‖; (2) Có thể có, có thể không có ―của‖(tự do); (3) Bắt buộc phải hiện diện ―của‖. [27, tr164]

Nguyễn Anh Quế đã mô tả: ―Về trường hợp thứ nhất: người ta không cần dùng ―của‖ khi giữa 2 yếu tố có quan hệ bao hàm nghĩa là yếu tố chính biểu thị bộ phận còn yếu tố phụ biểu thị toàn thể, chẳng hạn trong các kết cấu tương đối cố định như: chân bàn, lốp xe, bìa sách; giữa hai yếu tố có quan hệ mật thiết gần gũi chẳng hạn trong các kết cấu biểu thị bộ phận cơ thể, quan hệ họ hàng như: tay tôi, đầu tôi, gia

đình tôi, cha tôi, mẹ tôi. Ông chú thích thêm: Đương nhiên nếu cần thiết vẫn có thể dùng ―của‖: tay của tôi, gia đình của tôi, cha của tôi...

Nhưng trong tiếng Hán khi biểu thị quan hệ sở hữu thì thường xuất hiện ―的‖, ví dụ: 孩子的脾气 (tính cách của trẻ con), 狐狸的尾巴 (đuôi của con cáo). Nếu bỏ đi ―的‖, sẽ trở thành: 孩子脾气 (tính cách trẻ con), 狐狸尾巴 (đuôi con cáo),

thì孩子/狐狸 (trẻ con/ con cáo) sẽ làm định ngữ cho danh từ trung tâm ―脾气/尾 巴‖ (tính cách/ đuôi), chúng sẽ không phải là quan hệ sở hữu nữa, mà là quan hệ hạn định.

2.2. Đối chiếu về cấu tạo của giới từ 2.2.1 Cấu tạo của giới từ tiếng Hán

Giới từ tiếng Hán hiện đại xét về hình thức có thể phân thành giới từ đơn và giới từ kép (Thuật ngữ trong giới ngữ pháp tiếng Hán là ―介词与介词框架‖, giới từ và khung giới từ). Đầu tiên, chúng ta sẽ bàn đến trường hợp của giới từ đơn.

2.2.1.1. Giới từ đơn

Những giới từ sau là giới từ đơn thường dùng trong tiếng Hán, như: 从: cong –

tùng / tòng, 自: zi (tự), 于: yu (vu), 在: zai (tại), 由: you (do), 往: wang (vãng), 朝: chao (triều), 向: xiang (hướng), 到: dao (đáo), 自从: zi cong (tự tùng), 当: dang (đương), 对: dui (đối), 对于: dui yu (đối vu), 关于: guan yu (quan vu), 至于: zhi yu (chí vu), 和: he (hòa), 跟gen (căn), 与: yu (dữ ), 为: wei (vị), 给: ji (cấp),

替: ti (thế), 把: ba (bả ), 让: rang (nhượng), 被: bei (bị), 比: bi (tỉ), 按: an (án), 按照: an zhao (án chiếu ), 依: yi (y), 依照: yi zhao (y chiếu), 依据: yi ju (y tựu), 据: ju (cứ), 根据: gen ju (căn cứ), 以: yi (dĩ), 凭: ping (bằng), 论: lun (luận), 为 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

了: wei le (vị liễu), 趁: chen (sấn), 除了: chu le (trừ liễu) ... Ví dụ: (37)这时有一个老妈子从里面走了出来. (Biên Thành)

(Lúc này có một bà đi từ trong ra.) (38)赵妈从自己屋里出来. (Băng Tâm)

(Mẹ Triệu đi từ trong phòng mình ra.)

(39)本篇最初发表于北京 ―晨报‖ 1921年8月26日. Băng Tâm) (Bài viết này được đăng trên ―Báo buổi sáng‖ Bắc Kinh vào ngày 26 tháng 8 năm 1921.)

(40)我在家里廊子上坐着. (Băng Tâm) (Tôi đang ngồi trên lan can của ngôi nhà.)

(41)往里一看, 有两个女孩, 在院子里玩. (Biên Thành)

(Vừa nhìn vào trong có 2 bé gái đang chơi trong sân.) (42)对于国外的文学, 没有介绍. (Khẩu ngữ)

(Không có giới thiệu về văn học nước ngoài.)

(43)关于妇女运动的各种标语,我都同意. (Băng Tâm) (Về các biểu ngữ của phong trào phụ nữ, tôi đều đồng ý.) (44)她不肯一个人在家里, 一定要跟我去. (Khẩu ngữ)

(Cô ấy không muốn ở nhà 1 mình, nhất định đòi đi theo/ tôi.) (45)至少能为你们煮咖啡. (Băng Tâm)

(Ít nhất có thể pha cà phê cho các bạn)

(46)说着已轻轻的把我们的太太推到客厅门外. (Băng Tâm)

(Vừa nói vừa nhẹ nhàng đẩy bác gái chúng tôi ra bên ngoài cửa phòng khách.)

(Thục Bình lại lớn hơn Anh Vân 1 tuổi.)

(48)各国代表的座位是按着英文字母次序排列的. (Băng Tâm)

(Vị trí chỗ ngồi của các vị đại biểu các nước đều được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.)

(49)依据法律进行审判. (Khẩu ngữ) (Xét xử theo pháp luật.)

(50)凭什么把人欺侮到这个地步呢? (Lạc Đà Tường Tử)

(Dựa vào cái gì mà bắt ức người ta đến nông nỗi này thế hả?)

(51)论工作, 你不如他. (Khẩu ngữ)

(Xét về công việc, bạn không bằng anh ta)

(52)由于你们的鼓励,使我们的工作与学习大有提高. (Khẩu ngữ)

(Do sự động viên khích lệ của các bạn đã giúp chúng tôi nâng cao thành tích học tập và công việc.)

(53)为了祖国, 她俨然拒绝了到外国去生活. (Khẩu ngữ)

( tổ quốc, nghiễm nhiên cô ấy từ chối việc ra nước ngoài sinh sống.) (54)除了我自己, 也没有人能听见. (Băng Tâm)

(Ngoài tôi ra, cũng không có ai có thể nghe thấy được.)

Từ việc liệt kê giới từ đơn trong tiếng Hán hiện đại và 18 ví dụ nêu trên, có thể thấy rằng, tiếng Hán hiện đại có một lượng khá lớn giới từ đơn. Cái gọi là đơn ở đây vừa bao gồm giới từ đơn âm tiết và giới từ song âm tiết. Tuy nhiên, số lượng giới từ đơn tiết chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với song âm tiết. Trong xu thế biến đổi từ văn ngôn sang bạch thoại, về mặt từ vựng, tiếng Hán hiện đại phát triển theo hướng từ đơn tiết sang đa tiết hóa. Do vậy, một số giới từ tiếng Hán hiện đại vẫn có thể tồn tại cả hai dạng đơn tiết và song tiết, như: 按: an (án)  按照: an zhao (án chiếu ); 依: yi (y) 依照: yi zhao (y chiếu), 依据: yi ju (y tựu); 据: ju (cứ)  根据: gen ju

(căn cứ)… Mặt khác, có một số giới từ đồng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Chẳng hạn như 从 tòng và自tự đều là giới từ, kết hợp với danh từ chỉ thời gian hoặc không gian. Tuy nhiên, giới ngữ do 从tòng làm nòng cốt đứng trước động từ,

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 64)