6. Bố cục của luận án
2.3.2. Đối chiếu về sự phân bố vị trícủa giới ngữ
2.3.2.1. Những đặc điểm giống nhau
Giới từ là một trong những loại hư từ thường xuất hiện trong tiếng Hán và tiếng Việt. Tiếng Hán và tiếng Việt là ngôn ngữ âm tiết tính, không biến hình, ý nghĩa ngữ pháp thường do hư từ và trật tự từ đảm nhận. Trong các loại hư từ, giới từ nổi lên như một trọng điểm ngữ pháp. Giới từ nhìn chung đều có nguồn gốc từ động từ, trải qua quá trình hư hóa mà thành. Giới từ thường không dùng độc lập mà kết hợp với các từ ngữ khác tạo thành giới ngữ làm thành phần phụ trong câu, hoặc là làm trạng ngữ, bổ ngữ, hoặc là làm định ngữ… Chính vì giới từ không thể sử dụng độc lập, nên vị trí phân bố của giới từ cũng như là vị trí phân bố của giới ngữ. Chúng tôi giả thiết cấu trúc cú pháp cơ bản của câu là ―Np+Vp‖ (Np là danh từ, đại từ hoặc danh ngữ, Vp là động từ hoặc động ngữ), Pp là giới ngữ, như vậy, giới ngữ tiếng Hán và giới ngữ tiếng Việt đều có ít nhất 3 loại cơ bản như sau:
A. Np + Pp+ Vp B. Pp + Np + Vp C. Np + Vp + Pp
D. Pp + Vp Ví dụ:
Tiếng Hán:
(98)他 对周夫人 鞠了一躬, 便连忙走出来. (边城, Biên Thành) (Loại A) Np + Pp + Vp
(Anh ta khom người chào (với) Châu phu nhân một cái rồi toan bước vội ra.) Điều đáng lưu ý là, trong trường hợp này, tiếng Hán có sử dụng giới từ对đối
hoặc 向 hướng, nhưng trong tiếng Việt thì không cần dùng giới từ. Do đó, không tìm thấy từ tương đương với对đối hoặc 向hướng trong câu tiếng Việt tương ứng.
(99)对于这件事, 父亲和母亲还不时的起争论. (Băng Tâm) (Loại B) Pp + Np + Vp
(Đối với việc này, bố mẹ thịnh thoảng vẫn còn tranh luận.) (100) 本文 写 于 1919年11月5日. (Loại C)
Np + Vp + Pp
(Bài văn này được viết từ/vào mồng 5 tháng 11 năm 1919.)
Tiếng Việt:
(101) Lỗi này do tôi gây ra.(Câu đặt) (Loại A) Np + Pp + Vp
(102) Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta sẽ bàn bạc sau.(Khẩu ngữ) Pp + Np + Vp
(Loại B)
(103) Giấy này làm tại thôn Đoài. (Tắt Đèn) (Loại C) Np + Vp + Pp
Mặc dù giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt đều được phân chia theo 3 loại trên, nhưng không phải tất cả giới từ đều có thể nằm trong số 3 loại đó. Dưới đây, chúng tôi sẽ thảo luận cụ thể nhằm tạo ra trong hệ thống giới từ tiếng Hán và hệ
thống giới từ tiếng Việt có những giới từ nào nằm trong số 3 loại trên cùng các tình huống phân chia của chúng.
2.3.2.1.1. Sự phân bố của giới ngữ tiếng Hán
Những giới từ điển hình sau có thể xếp vào loại A (Np + Pp+ Vp): 给: gei (cấp),
让: rang (nhượng), 把: ba (bả), 替: ti (thế), 对: dui (đối), 向: xiang (hướng), 和: he (hòa), 跟: gen (túc), 与: yu (dữ), 同: tong (đồng), 从: cong (tòng), 顺: shun (thuận), 用: yong (dụng), 拿: na (nã), 由于: you yu (do vu), 比: bỉ (tỉ), 在: zai
(tại), v.v... Ví dụ:
(104) 颖铭看见他父亲的怒气, 已经被四姨娘压了下去. (Biên Thành)
(Dĩnh Minh nhìn thấy sự phẫn nộ của bố mình đã được dì Tư xoa dịu.) (105) 只因为一个坏鬼把他骗了. (Băng Tâm)
(Tại một con quỷ xấu xa đã lừa anh ta.) (106) 她替(给)我找了一条竿子. (Khẩu ngữ)
(Cô ấy giúp tôi tìm một cái sào.) (107) 我们对这件事感兴趣. (Khẩu ngữ)
(Chúng tôi hứng thú về việc này.) (108) 他向着君柔点一点头. (Biên Thành)
(Anh ấy khẽ gật đầu về phía Quân Nhu.)
(109) 我实在跟 (同/与/和) 她们说不到一块儿! (Biên Thành) (Tôi quả thực không có cùng quan điểm với bọn họ.) (110) 陈太太从屋里出来. (Biên Thành)
(Bà Trần từ trong phòng bước ra.) (111) 他顺着小河边走过来. (Khẩu ngữ)
(112) 一个伙计用(拿)竹筒上了一筒酒. (Khẩu ngữ) (Người bạn đong 1 ống rượu bằng cành trúc.) (113) 她完全由于爱慕克利斯纳的美貌. (Băng Tâm)
(Cô ấy hoàn toàn vì hâm mộ vẻ mặt xinh đẹp của Krisna.) (114) 姊姊只比我大两岁. (Khẩu ngữ)
(Chị chỉ lớn hơn tôi 2 tuổi.) (115) 我在此一切安好. (Khẩu ngữ)
(Ở đây mọi việc đều ổn thỏa cả.)
Những giới từ điển hình sau có thể xếp vào loại B (Pp + Np + Vp): 按 (...来 说), 按照, 对于 (...来说), 关于, 就 (...而言), 论, 拿 (...来说), 在 (...看来),
照 (...来看/看), v.v... Những giới từ này là giới từ đánh dấu chủ đề, thường đứng ở đầu câu. Ví dụ:
(116) 按西方人的解释, 诗人必须是天才. (Băng Tâm)
(Theo như giải thích của người phương Tây, nhà thơ ắt phải là một thiên tài.)
(117) 按照渔人的迷信,这是今夜不会再捉到鱼的先兆. (Tác phẩm của Cao
Hiểu Thanh)
(Theo mê tín của ngư dân, đây là điềm báo trước tối nay sẽ không thể
bắt được cá nữa.)
(118) 对于易安来说, 二者都已成了往事. (Băng Tâm)
(Đối với Dịch An mà nói, cả hai đã trở thành dĩ vãng.)
(119) 关于易安的童年, 我们知道的很少. (Băng Tâm) (Về tuổi thơ của Dịch An, chúng tôi biết rất ít.)
(120) 就每个人的创作而言, 戏剧的创作最成功, 收获也最大. (Băng Tâm Toàn Tập)
(Xét về sáng tác của mỗi người, sáng tác kịch là thành công nhất, thu hoạch cũng nhiều nhất.)
(121) 论良心, 祥子并没立意欺人. (Lạc Đà Tường Tử) (Xét về lương tâm, Tưởng Tử không có ý đi hại ai.) (122) 拿今晚来说, 父亲出门访友去了. (Băng Tâm)
(Nói về tối nay, bố đi ra ngoài thăm bạn rồi.)
(123) 在刘才宝看来, 世上得意事莫过于自己捉到鱼,别人捉不到. (Tác
phẩm của Cao Hiểu Thanh)
(Theo như Lưu Tài Bảo thì trên đời này chẳng có chuyện gì đắc ý hơn tự mình bắt được cá mà người khác không bắt được.)
(124) 照这么下去,谁也会欺侮他. (Lạc Đà Tường Tử) (Cứ theo cái đà này, ai cũng có thể bắt nạt được nó.)
Những giới từ điển hình sau có thể xếp vào loại C (Np +Vp + Pp): 于: yu (vu),
以: yi (dĩ), 自: zi (từ / tự), 至: zhi (chí), 到: dao (đáo), 向: xiang (hướng), 给: gei
(cấp), 往: wang : vãng, 在: zai (tại). Trong đó, giới từ ―于: yu (vu), 以: yi (dĩ), 自:
zi (tự / từ), 至: zhi (chí)‖ là giới từ tiếng Hán cổ đại, thường xuất hiện ở loại C, các giới từ ―到: dao (đáo), 向: xiang (hướng), 给: gei (cấp), 往: wang (vãng), 在: zai (tại)‖ vừa có thể nằm trong loại C lại vừa có thể nằm trong loại A. Ví dụ:
(125) 她生于上海. (Khẩu ngữ) (Cô ấy sinh tại Thượng Hải.) (126) 处以死刑. (Khẩu ngữ)
(Kết tội với án tử hình.)
(127) 中药红花产自西藏. (Khẩu ngữ)
(128) 展览会结束时间,顺延至 9月 30日. (Khẩu ngữ) (Thời gian cuộc triển lãm, kéo dài đến ngày 30 tháng 9.) (129) 雪花落到伞上. (Khẩu ngữ)
(Hoa tuyết rơi trên ô.)
(130) 该航班飞往广州. (Khẩu ngữ)
(Chuyến bay này bay đến Quảng Châu.) (131) 老师寄给我一封信. (Khẩu ngữ)
(Cô giáo gửi cho tôi 1 lá thư.) (132) 工具放在抽屉里. (Khẩu ngữ)
(Đồ đạc dụng cụ đặt ở trong ngăn kéo.)
Có những giới từ vừa có thể xếp vào loại A vừa có thể xếp vào loại B hoặc loại C. Ví dụ: Những giới từ trong các ví dụ sau vừa có thể xếp vào loại A vừa có thể xếp vào loại B hoặc loại C.
(133) a.他从小时候起就不吃辣椒.(A式)
(Anh ta từ nhỏ đã không ăn ớt.)(Loại A) b.从小时候起,他就不吃辣椒. (B式)
(Từ khi còn nhỏ, anh ta đã không ăn ớt.) (Loại B) (134) a.大家向主席台涌去.(A式)
(Mọi người dồn về lễ đài.) (Loại A) b.大家涌向主席台.(C 式)
(Mọi người dồn về lễ đài.) (Loại C)
Vì vậy, những ví dụ trên chỉ là trường hợp mà những giới từ này thường xuất hiện, không phải là hiện tượng phổ biến đối với tất cả mọi trường hợp.
2.3.2.1.2. Sự phân bố của giới ngữ tiếng Việt
tích từng giới từ điển hình sau đây: bằng, cạnh, chí, cho, của, dưới, đặng, để, đến, đối với, giữa, ngoài, nhằm, nhờ, ở, qua , tại, tận, theo, tới, trên, trong, từ, vào, vì, về, với.
Những giới từ điển hình như bằng, cho, của, để, do, theo, từ, vì có thể xếp vào loại A (Np + Pp+ Vp), ví dụ:
(135) Bằng mọi cách phải làm xong trong ngày hôm nay. (Câu này cũng thuộc loại D)
(136) Ăn ở thế cho người ta ghét. (Từ điển tiếng Việt) (137) Bài thơ của tôi viết đã được đăng. (Khẩu ngữ) (138) Tôi nói điều này để anh suy nghĩ. (Khẩu ngữ) (139) Lỗi này do tôi gây ra. (Khẩu ngữ)
(140) Nước mắt theo suy tư tuôn chảy như mưa. (Khẩu ngữ) (141) Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra. (Khẩu ngữ)
(142) Các anh có nên vì ông nghị mà lôi thôi với chúng tôi hay không? (Bước Đường Cùng)
Những giới từ điển hình như dưới, đối với, để, do, ngoài, nhờ, qua, tại, theo,
trên, từ, trong, vì, về, với có thể xếp vào loại B (Pp + Np + Vp). Những giới từ này
là giới từ tiêu đề, thường đứng ở đầu câu. Ví dụ:
(143) Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, và Cách mạng tháng Tám đã thành công . (144) Đối với tiền mặt, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. (Luật thi hành án hình sự) (145) Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải tìm hiểu sự thật. (Khẩu ngữ)
(146) Do vậy, lòng tự trọng của Tuyết hơi bị tổn thương. (Khẩu ngữ)
(147) Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. (Hiện pháp)
(148) Nhờ có chính sách ruộng đất đúng, nông dân hăng hái sản xuất. (Khẩu ngữ) (149) Qua mặt người lính khố xanh bồng súng gác ở cổng, anh lễ phép ngả ô,
rồi tiến đến gốc bàng có bóng mát, bẽn lẽn đứng chờ. (Bước Đường Cùng) (150) Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền
xét miễn án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án. (Pháp Lệnh)
(151) Theo ánh sáng lấp lánh của các ao các ruộng, chị Dậu lần đường đến nhà hàng cơm ban trưa, định xin trú chân đến sáng. (Tắt Đèn)
(152) Trên cơ sở dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư cụ thể. (Nghị Quyết)
(153) Từ cơ sở đó, xác định quy mô và phương thức tổ chức KTNN nói chung và các cuộc kiểm toán nói riêng, đáp ứng nhu cầu xã hội và phát huy tối đa vai trò của KTNN. (Chiến Lược)
(154) Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau. (Luật trọng tài TM) (155) Vì lòng tử tế của chị gái và anh rể, chị Pha bán được gánh hàng ba mươi
hai đồng. (Bước Đường Cùng)
(156) Về học thức, tôi cũng đã có bằng Thành chung. (Số Đỏ) (157) Với ông, sự học vấn không làm gì. (Bước Đường Cùng)
Những giới từ điển hình sau có thể xếp vào loại C (Np + Vp + Pp): Bằng, cạnh, cho, dưới, đặng, để, đến, giữa, nhằm, nhờ, ở, qua, tại, tận, theo, từ, trên, trong, vào, vì, về, với. Ví dụ:
(158) Chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật. (Luật tthi hành án hình sự)
(159) Nhà tôi ở cạnh nhà hàng. (Khẩu ngữ)
(160) Con cứ ăn cho thật no, không phải nhường nhịn cho u. (Tắt Đèn) (161) Họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất. (Chí Phèo)
(162) Tôi thổ lộ tâm tình đặng cho vơi bớt nỗi lòng. (Khẩu ngữ) (163) Hứa trước làm gìđể cho nó mong. (Khẩu ngữ)
(164) Chị nghĩ đến chồng lúc này ở ngòai ruộng . (Bước Đường Cùng) (165) Hắn nhìn giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối. (Chí Phèo)
(166) Hắn ở ngoài bãi, hai người ở trong xóm. (Chí Phèo) (167) Hắn ở ngoài bãi, hai người ở trong xóm. (Chí Phèo) (168) Nói thêm nhằm thanh minh. (Khẩu ngữ)
(169) Nó đã phải đi ở nhờ nhà một người bác họ. (Số Đỏ)
(170) Anh chẳng ngần ngại lâu , giơ tay cầm lấy xâu trứng cáy và mời khách ngồi chơi ở quán. (Bước Đường Cùng)
(171) Chúng ta có thể gặp nhau qua điện thoại cũng được. (Khẩu ngữ) (172) Giấy này làm tại làng Đoài thôn ngày. (Tắt Đèn)
(173) Mặt trời đã lặn xuống tận mặt đất. (Tắt Đèn)
(174) Các em hãy nói theo gương các bậc tiền bối. (Khẩu ngữ) (175) Ta đi tới không thể gì ngăn lại. (Khẩu ngữ)
(176) Có người gối đầu trên cái miệng hiệu sừng trâu. (Tắt Đèn) (177) Tôi hạn từ giờ đến tối phải thu cho đủ. (Tắt Đèn)
(178) Chị Dậu đờ mặt ngồi thừ với những giọt nước mắt đọng ở trong đám lông mi lóng lánh. (Tắt Đèn)
Từ những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy một số giới từ vừa có thể xếp vào loại A vừa có thể xếp vào loại C, như: bằng, cho, để, từ...Một số giới từ vừa có thể xếp vào loại B vừa có thể xếp vào loại C, như: dưới, để, nhờ, qua, tại, theo, từ, trên,
trong, vì, về, với... ; một số vừa có thể xếp vào loại A vừa có thể xếp vào loại C, như:
để, do, theo, từ, vì... Những giới từ như để, vì, từ, theo có thể xếp vào cả 3 loại.
2.3.2.2.Những điểm khác nhau
2.3.2.2.1. Tiếng Hán
a. Loại A (Np + Pp+ Vp) là dạng cơ bản của giới ngữ tiếng Hán, đại bộ phận giới từ tiếng Hán đều có thể xếp vào loại A, điểm này lại chính là điểm trái ngược với vị trí phân bố của giới từ tiếng Việt.
b. Có một số giới từ tiếng Hán tuy có thể xếp vào loại A, nhưng dạng mô hình B và C vẫn là dạng cơ bản của chúng, ví dụ giới từ ―于: yu (vu), 以: yi (dĩ)‖ thông
thường có thể xếp vào loại C, biểu thị khởi điểm thời gian, không gian, lại như giới từ ―自从: zi cong (tự tòng)、打从: da cong (đả tòng), 自打: zi da (tự đả) ‖, chúng thông thường có thể xếp vào loại B. Thử so sánh loại A và loại B. Ví dụ:
Loại A: 农奴自从来了毛主席翻身得解放. (ít gặp)
(Nông nô kể từ khi có chủ tịch Mao, đã giành được giải phóng.) Loại B: 自从来了毛主席,农奴翻身得解放. (thường gặp)
(Kể từ khi có chủ tịch Mao, nông nô đã giành được giải phóng.)
Loại A:我打从大学毕业开始就养成了早睡早起的习惯. (ít gặp)
(Từ khi tôi bắt đầu tốt nghiệp đại học đã hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm)
Loại B:打从大学毕业开始我就养成了早睡早起的习惯. (thường gặp)
(Từ khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm)
c. Cũng có một bộ phận giới từ không thể xếp vào loại B (Pp + Np + Vp) tức là không thể đứng đầu câu. Những giới từ này chủ yếu là giới từ chỉ phương hướng như ―向: xiang, 朝: chao, 往: wang, 对: dui‖, hoặc các giới từ chỉ đối tượng như ―跟: gen, 和: he, 与: yu, 同: tong‖, và các giới từ thường dùng trong Hán ngữ cổ
đại nhưng vẫn còn xuất hiện trong tiếng Hán hiện đại, như ―于: yu, 以: yi‖.
d. Trong tiếng Hán , đại bộ phận giới từ không nằm trong loại C (Np + Vp + Pp), chỉ có số ít những giới từ như ―到: dao, 向: xiang, 给: gei, 往: wang, 在: zai, 至: zhi‖ và các giới từ Hán cổ như ―于: yu, 自: zi‖ mới được xếp vào. Trừ giới từ Hán cổ ra, ―到: dao, 向: xiang, 往: wang, 在: zai, 至: zhi‖ đều là các giới từ biểu thị không gian, địa điểm.
2.3.2.2.2. Tiếng Việt
So với tiếng Hán, vị trí phân bố của giới từ tiếng Việt còn có một số đặc điểm riêng . a. Ngoài mô hình A, B, C, tiếng Việt còn có mô hình D (Np + Pp + Np). Những
giới từ có thể xếp vào loại D là: bằng, của, với. Ví dụ: Ghế bằng gỗ
Sách của tôi
Thành phố với một triệu dân
b. Loại C (Np + Vp + Pp) là dạng cơ bản của giới ngữ tiếng Việt, hầu
như tất cả các giới từ tiếng Việt đều có thể xếp vào loại này, đây là một trong số những đặc điểm của thứ tự từ tiếng Việt, điểm này trái với tiếng Hán.
c. Trong tiếng Việt, giới từ có thể xếp vào loại A (Np + Pp+ Vp), hoặc loại D (Pp+ Vp) không nhiều, chủ yếu là giới từ chỉ nguyên nhân(vì, tại), giới từ chỉ đối tượng, phạm vi, phương diện như (đối với, với, về, theo, trong, dưới, trên) .
d. Có một số giới từ có thể xếp vào loại B cũng có thể xếp vào loại C, nhưng loại C thì thường gặp hơn, chức năng của loại này chủ yếu là biểu thị không gian, thời gian, như: từ, ở. Ví dụ:
Loại B: Tôi từ thành phố Hà Nội sang. Loại C: Tôi sang từ thành phố Hà Nội.
Loại B: Mẹ ơi, con xin phép ở nhà chị dâu chơi vài ngày. Loại C: Mẹ ơi, con xin phép chơi vài ngày ở nhà chị dâu. Như những câu trên, so với loại B thì loại C thường gặp hơn.
Từ những ví dụ trên, có thể thấy, sự khác biệt lớn nhất của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt là loại A (Np + Pp+ Vp) và loại C (Np + Vp + Pp), tức là loại A là mô hình chủ yếu của giới từ tiếng Hán, đoản ngữ giới từ (giới ngữ, Pp) của tiếng Hán đứng trước động từ (động ngữ, Vp). Loại C là mô hình chủ yếu của giới từ tiếng Việt, đoản ngữ giới từ (giới ngữ, Pp) của tiếng Việt đứng sau động từ (động ngữ, Vp). Cho dù tiếng Hán cũng một số có giới từ có thể quy vào loại C và tiếng Việt cũng có giới từ có thể quy vào loại A, nhưng số lượng không nhiều.
Như chúng ta đã biết, tiếng Hán và tiếng Việt đều là ngôn ngữ đơn lập, hư từ và trật tự từ (ngữ) đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Giới từ và sự phân bố của giới từ thể hiện sự khác biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt trên
bình diện ngữ pháp.
Trong quá trình tiếp xúc Hán Việt, tiếng Việt chịu ảnh hưởng lớn của tiếng Hán, trong đó, bao gồm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trong lịch sử, giới từ tiếng Hán cũng đứng sau động từ, cùng với sự phát triển của lịch sử, giới từ tiếng Hán và ngữ tự cũng không ngừng thay đổi, Ông Sun Chao Fen [Tôn Triều Phấn, 99]: hai nghìn năm nay, trường hợp ngoại lệ duy nhất trong tính ổn định của ngữ tự chính là giới ngữ từ vị trí sau động từ chuyển di sang vị trí trước động từ.
Hà Lạc Sĩ trong công trình nghiên cứu về giới từ tiếng Hán cổ đại, đã đưa ra những con số thống kê cụ thể như sau: ngữ đoạn giới từ (Pp) đứng trước động từ là 2228 lần và đứng sau động từ là 3570 lần trong tác phẩm ―左传‖(Tả Truyện, thời Xuân Thu, B.C 722 – B.C 468), tỷ lệ là: 1:1.6. Đến sử ký ―史记‖(Sử Ký, thời Tây Hán, B.C 104 – B.C 91) ngữ đoạn giới từ (Pp) đứng trước động từ là 1464 lần, đứng sau động từ là 469 lần, tỷ lệ là 1:0.32. Về sau, tỷ lệ của giới ngữ từ đứng trước động từ dần dần tăng lên.[59] Trương Trinh (张赪, 2002) cho rằng: quá trình diễn biến
của giới ngữ từ động từ sau chuyển sang động từ,sau động từ chuyển sang trước động từ đến triều Nguyên và triều Minh mới hoàn thành toàn diện. Trong nghiên cứu của ông, tỷ lệ của giới ngữ chỉ nơi chốn khi đứng trước động từ và đứng sau động từ là 789:367, Pp chỉ đối tượng là 164:18, Pp chỉ công cụ là 183:3. [64, tr122-129]. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, giới từ tiếng Hán đứng trước động từ cũng trải qua quá trình lịch sử lâu dài, trong khi đó tiếng Việt hiện đại thì giữ lại mô hình của ngữ tự giới từ trong tiếng Hán cổ đại. Nhìn một cách tổng thể, giới từ tiếng Hán đứng trước động từ, giới từ tiếng Việt đứng sau động từ.