Khái niệm giới từ

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 32 - 37)

6. Bố cục của luận án

1.2.2.1. Khái niệm giới từ

Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc về loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, hư từ và trật tự từ đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.

Việc nghiên cứu giới từ tiếng Hán bắt đầu từ cuốn sách ―Mã thị văn thông‖ (马 氏文通, 1898). Ở đó xuất hiện hàng loạt tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng như ―Văn

phạm quốc ngữ‖ của Trần Thừa Trạch (陈承泽), ―Văn pháp quốc ngữ mới‖ của Lê Cẩm Hi (黎锦熙), luận án tiến sĩ nhan đề ―Giá trị của giới từ tiếng Hán‖ của Cao Danh Khải (高明凯) [51], ―Lại bàn về phụ động từ‖ của Nhiêu Trường Dung, luận án tiến sĩ nhan đề ―Giới từ và giới ngữ‖ của Kim Xương Cát (金昌吉), ―Hư từ tiếng

Hán hiện đại‖ của Trương Nghị Sinh (张宜生), ―Giới từ và cấu trúc giới từ‖ của

Trần Xương Lai (陈昌来), v.v... Trong đó đưa ra những định nghĩa và khái niệm về giới từ có giá trị tham khảo lớn như sau:

Mã Kiến Trung (1898) định nghĩa ―介字是在实体词之间起介绍作用的,是介 绍一个实体词给另一个实体词的‖ (Giới từ là một loại từ có tác dụng giới thiệu quan hệ giữa hai thực từ, tức là giới thiệu một thể từ cho một thể từ khác. Những đóng góp của ―Mã thị văn thông‖ do ông viết như sau: 1. Xác lập giới từ tiếng Hán; 2.Tìm hiểu tác dụng của giới từ trong câu; 3. Khảo sát cụ thể vài giới từ tiếng Hán cổ thường gặp như ―之 chi, vu, dĩ, dữ, 为 vi‖. [72, tr246]

Trong cuốn sách ―Văn phạm quốc ngữ‖, tác giả Trần Thừa Trạch (陈承泽, 1920)

đã đi theo con đường của Mã Kiến Trung, phân chia giới từ thành hai loại, gồm ―tiền giới từ‖ (preposition) và ―hậu giới từ‖ (postposition). Tiền giới từ lại chia thành 3 loại nhỏ: (1) Biểu thị quan hệ tiếp xúc như ―于‖vu; (2) Biểu thị khởi đầu như ―自‖tự, ―从‖tòng, ―由‖do; (3) Để tân ngữ đứng trước vị ngữ như ―把‖bả,

―将‖tương, ―以‖. Hậu giới từ như ―之‖chi, tác giả chỉ ra rằng, giới từ ―之‖chi biểu

thị sở hữu giữa hai thành phần (từ chính với từ phụ). [40, tr46]

Lê Cẩm Hi (1924) phân chia giới từ tiếng Hán hiện đại thành 4 loại, tức là giới từ thời gian – nơi chốn, giới từ căn nguyên, giới từ phương thức, giới từ sở hữu, 3 loại đầu là tiền giới từ, còn loại thứ tư là hậu giới từ. Tác giả đã miêu tả tỷ mỉ giới từ như: giới từ thời gian – nơi chốn gồm có ―在 tại, 于 vu, 於 ư, 当 đương, 临

lâm, 关于 quan vu, 对于đối vu, 从tòng, 起 khởi, 向 hướng, 往vãng, 冲xung,

đối, 对于đối vu, 顺thuận, 沿diên, 挨 ái, 到 đáo, 至chí, 自从tự tòng‖; giới

từ căn nguyên gồm có ―为了vị liễu, 为vị, 给 cấp, 以 , 替 thế, 代 đại, 被 bị‖; giới từ phương thức gồm có ―把bả, 拿, 将tương, 用dụng, 以, 凭bằng, 按

án, 按照án chiếu, 照chiếu, 据cứ, 准chuẩn, 就tựu, 趁sấn, 依y, 仗trượng, 和

tr148]

Cao Danh Khải (高明凯, 1986) trong luận án tiến sĩ của mình cho rằng, bản chất của giới từ tiếng Hán khác với giới từ các ngôn ngữ Ấn- Âu. Giới từ tiếng Hán là bán động từ (semi –verb) hoặc phụ động từ (coverb). [51]

Trong luận án tiến sĩ của Kim Xương Cát (金昌吉, 1996) tác giả đã chỉ rõ những đặc điểm của giới từ như sau: (1) Giới từ đứng trước danh từ (danh ngữ), đại từ, biểu thị quan hệ giữa chúng (danh từ, đại từ) và các thành phần khác trong câu; (2) Giới từ không thể đứng độc lập (giới từ phải đi kèm thực từ, tạo thành giới ngữ); (3) Giới ngữ không thể làm vị ngữ; (4) Hai giới từ khác nhau không thể cùng đồng thời kết hợp với thực từ (như: chỉ có thể nói là ―ghế bằng gỗ‖, không thể nói là ―ghế của bằng gỗ‖) [61, tr24-25]

Trong công trình ―Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại thực hành‖, tác giả Lưu Nguyệt Hoa (刘月华, 2001) đã định nghĩa giới từ là một loại hư từ, đại đa số giới từ được

hư hoá từ động từ, nó đứng trước danh từ (danh ngữ), đại từ cùng tạo thành giới ngữ, làm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, chủ ngữ trong câu. [66, tr263]

Trần Xương Lai (陈昌来, 2002) đã định nghĩa giới từ là một loại từ có tác dụng

giới thiệu và kết nối hai thành phần trong câu, nó nối liền trung tâm vị ngữ với danh từ, đại từ, các thể từ và một số vị từ, biểu thị quan hệ cú pháp và quan hệ ý nghĩa giữa chúng. [37, tr25]

Trên cơ sở thấm nhuần định nghĩa và khái niệm của các học giả đi trước, chúng tôi khái quát lại quan điểm của các học giả về giới từ tiếng Hán như sau: Giới từ tiếng Hán là một loại hư từ, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp không có ý nghĩa từ vựng, nó đứng trước danh từ (danh ngữ) hoặc đại từ, biểu thị một quan hệ nào đó giữa chúng (danh từ, đại từ) và các thành phần khác trong câu. Giới từ có thể ngầm chỉ ra thời gian, nơi chốn, phương thức, nguyên nhân, mục đích, đối tượng, tiếp thể (recipient), tác thể (agent) v.v... Ngoài ra, giới từ không thể đứng độc lập mà phải

kết hợp với một bổ ngữ để tạo ra giới ngữ cùng đảm nhiệm thành phần trong câu. Giới ngữ của tiếng Hán thường đứng trước vị ngữ động từ.

Việc nghiên cứu giới từ tiếng Việt cũng đã được nhiều nhà ngữ pháp Việt Nam quan tâm, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều định nghĩa cho giới từ tiếng Việt. Chẳng hạn:

Bùi Đức Tịnh đã phân biệt khái niệm giới từ và giới ngữ. Ông đã định nghĩa giới từ như sau: ―Giới từ là tiếng dùng để chỉ sự tương quan ý nghĩa giữa một tiếng và tục ngữ của nó ‖. [33, tr109]

Phan Khôi định nghĩa giới từ là: ―Giới từ dùng để giới thiệu danh từ hoặc đại danh từ đến với động từ, danh từ hoặc đại danh từ khác để tỏ ra sự biểu thị quan hệ giữa chúng với nhau‖. [18, tr195]

Nguyễn Kim Thản định nghĩa giới từ như sau: ―giới từ là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính) biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó. Giới từ bao giờ cũng đứng trước từ phụ hoặc từ tổ phụ‖. [30, tr330]

Theo tác giả Đinh Văn Đức: Giới từ là một tiểu loại trong quan hệ từ cùng với liên từ và từ chỉ hướng. Tác giả cho rằng, giới từ nằm trong số các hư từ cú pháp, không được dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ trong các phát ngôn, nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy trừu tượng. [8, tr208]

Nguyễn Anh Quế đã nêu định nghĩa khái quát, chức năng của giới từ trong cuốn sách ―Hư từ trong tiếng Việt hiện đại‖, ông đã định nghĩa giới từ ―là các hư từ nối kết các yếu tố có quan hệ chính phụ, thường là các yếu tố trong đoản ngữ và các câu có thành phần phụ phát triển từ các giới ngữ‖, ông còn miêu tả tỷ mỉ về các giới từ: ―của, bằng, cho, để, mà, vì, do, bởi, tại, ở, cùng, với, như, rằng‖. Đây là quyển sách đầu tiên chuyên nghiên cứu về hư từ (giới từ) tiếng Việt hiện đại, có giá trị tham khảo lớn. [27, tr158-159]

chỉ từ loại giới từ. Ông cho rằng: kết từ chính phụ (giới từ) dùng để nối kết thành tố phụ với thành tố chính, nối kết từ phụ với từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu. Ông còn chỉ ra ―Kết từ chính phụ gồm hai nhóm nhỏ: kết từ hạn định là kết từ đứng trước thành tố phụ để nối kết thành tố phụ với thành tố chính, gồm các từ như: ―của, bằng, do, vì, tại, bởi, để, mà, ở, với, cùng, về, trong, ngoài, trên, dưới, như‖; kết từ phụ thuộc là kết từ đứng trước thành phần phụ ở bậc câu (trong quan hệ với thành phần chính) gồm các từ: để, vì, do, với, tại, đến, từ, trong, ngoài, giữa, dưới, trước...‖ [1, tr550]

Nguyễn Chí Hoà trong cuốn sách ―Ngữ pháp tiếng Việt thực hành‖ đã giới thiệu tỷ mỉ định nghĩa, chức năng của giới từ và chức năng ngữ pháp của cụm giới từ trong tiếng Việt, trong đó có rất nhiều ví dụ phong phú. [16, tr125-128]

Hoàng Trọng Phiến trong cuốn ―Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt‖ đã giải thích tỷ mỉ về 33 giới từ (xin xem phụ lục 1) thường dùng, công trình này là cuốn sách đầu tiên chuyên giải thích về những hư từ thường dùng trong tiếng Việt hiện đại, có giá trị rất lớn đối với nghiên cứu giới từ tiếng Việt. [22]

Từ những định nghĩa trên đây có thể thấy, dù các nhà Việt ngữ học có những định nghĩa về giới từ không hoàn toàn tương đồng với nhau, nhưng đều khẳng định sự tồn tại của từ loại giới từ trong tiếng Việt. Do định nghĩa về giới từ khác nhau nên các nhà Việt ngữ học khi phân định giới từ cũng khác nhau. Để tiện lợi cho công việc nghiên cứu, chúng tôi khái quát lại những định nghĩa chính của các nhà Việt ngữ học như sau: Giới từ tiếng Việt là một loại từ không có ý nghĩa từ vựng mà

chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, nó nối liền hai từ hoặc hai bộ phận câu có quan hệ chính

phụ, giới từ có thể ngầm chỉ ra thời gian, nơi chốn, phương thức, nguyên nhân, mục đích, đối tượng, tiếp thể (recipient), tác thể (agent) v.v... Bên cạnh đó, giới từ không thể dùng độc lập mà phải kết hợp với một thực từ để tạo ra giới ngữ cùng đảm nhiệm thành phần trong câu.

Từ hai định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy dù cách biểu đạt của nhà Hán ngữ học và nhà Việt ngữ học hơi khác nhau, nhưng chức năng cơ bản của giới từ tiếng

Hán và giới từ tiếng Việt là giống nhau.

Một phần của tài liệu Đối chiếu giới từ tiếng hán hiện đại với giới từ tiếng việt hiện đại (qua một số giới từ) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)