6. Bố cục của luận án
2.3.3.1. Chức năng ngữ pháp của giới ngữ tiếng Hán
Chức năng cú pháp của giới ngữ tiếng Hán có thể đảm nhiệm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, chủ ngữ của câu. Làm trạng ngữ là chức năng cú pháp cơ bản của giới ngữ, một số giới ngữ có thể làm định ngữ và bổ ngữ.
Làm trạng ngữ. Giới ngữ làm trạng ngữ có hai loại, một loại đứng ở đầu câu, một loại đứng ở giữa câu. Có một số giới ngữ thường đứng ở đầu câu, như: 按(...来 说), 按照, 对于(...来说), 关于, 就(...而言), 论, 拿(...来说), 照(...来看/看). Có một số giới ngữ chỉ có thể đứng ở giữa câu, như: 把bả (đem), 被bị (bị/ được), 比
tỷ (so), 替thế (thay). Ví dụ:
(179) 我要把太阳也唤醒起来. (Băng Tâm) (Tôi muốnđánh thức mặt trời.)
(180) 有好几次我也几乎被人家杀了. (Băng Tâm) (Có mấy lần tôi gần như bị người ta giết hại.) (181) 我想白花终比红花好. (Băng Tâm)
(Tôi thấy hoa màu trắng vẫn đẹp hơn hoa màu đỏ.) (182) 请你替我说几段故事给小峻听. (Khẩu ngữ)
(Xin cô thay tôi kể mấy đoạn chuyện cho em Tuấn nghe.)
Có một số giới ngữ có thể vừa đứng ở đầu câu, vừa đứng ở giữa câu, như: 从tòng,
(183) 从我有生以来, 也没有挨过这样的骂! (Khẩu ngữ)
(Từ lúc sinh ra đến giờ, tôi chưa từng bị mắng như thế này.)
(184) 我们从今日起, 要奋斗. (Khẩu ngữ)
(Từ ngày hôm nay trở đi, chúng ta phải phấn đấu.)
(185) 当我注意陈太太的时候, 表妹忽然笑了. (Băng Tâm)
(Khi tôi chú ý đến bà Trần, em họ bỗng nhiên lại cười.)
(186) 在今晚日落之前, 我便可在一个小海岛之上. (Khẩu ngữ)
(Trước lúc mặt trời lặn ngày hôm nay, tôi có thể đang ở trên một hải
đảo nhỏ.)
(187) 她在屋里做活儿. (Khẩu ngữ)
(Cô ấy làm việc ở trong phòng.)
Làm định ngữ. Những giới ngữ sau có thể làm định ngữ, như: 对于: dui yu
(đối vu), 向: xiang (hướng), 沿(着): yan (zhe) (duyên (trước)), 在: zai (tại), 和:
he (hòa), 跟: gen (túc), 与: yu (dữ), 同: tong (đồng), 为(了): wei(le) (vị (liễu)),
顺着: shunzhe (thuận trước), 于: yu (vu). Ví dụ:
(188) 我们对于文学的天才, 只有同情的崇拜, 没有神秘的崇拜. (Băng Tâm)
(Đối với các thiên tài văn học, chúng tôi chỉ đồng cảm hâm mộ, chứ
không sùng bái sự thần kì gì. )
(189) 我们向外界的宣传还不够. (Khẩu ngữ)
(Công tác tuyên truyền ra ngoài của chúng ta vẫn chưa đủ.)
(190) 沿着有中国特色的社会主义道路前进. (Khẩu ngữ)
(Tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc.) (191) 他跟同事的关系不太好. (Khẩu ngữ)
(Quan hệ của anh ta với đồng nghiệp không tốt lắm.) (192) 你也应为别人的幸福着想. (Khẩu ngữ)
(Anh cũng nên nghĩ cho hạnh phúc của người ta nữa chứ.) (193) 我们顺着河边的小路走. (Khẩu ngữ)
(Chúng tôi đi men theo con đường nhỏ ven hồ.)
Làm bổ ngữ. Giới ngữ làm bổ ngữ chủ yếu là mô hình: V + P + NP, những giới từ tiếng Hán cổ thường có thể thuộc loại này, như: 于(vu), 以 (dĩ), 自 (tự/từ), 向
(hướng), 在 (tại), 往 (vãng). Ví dụ:
(194) 生于北京. (Sinh ra tại Bắc Kinh)
(195) 来自中国. (Đến từ Trung Quốc) (196) 飞向天空. (Bay lên trời)
(197) 站在讲台上. (Đứng ở bục giảng) (198) 飞往广州. (Bay sang Quảng Châu)
Trong những cách biểu đạt, vị trí của giới từ trong câu tương tự như tiếng Việt. Điều đáng lưu ý là, cả 5 ví dụ kể trên, từ 194 đến 198, trong tiếng Hán hiện đại đều có cách biểu đạt tương đương bằng cách chuyển đổi giới từ 于 thành在, 自 thành 从, 往thành向 (câu 196 và 197 giữ nguyên) kết hợp với tân ngữ của chúng tạo
thành cụm giới tân làm trạng ngữ đưa lên trước động từ. Riêng ví dụ (197), phải thêm trợ từ 着đứng sau động từ thì câu mới tồn tại. Điều đó chứng tỏ, tiếp xúc Hán Việt đã khiến cho trật tự từ trong câu tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng với tiếng Hán cổ đại mà thuật ngữ chuyên ngành thường gọi là văn ngôn. Trong dạy học, nếu vận dụng phương pháp so sánh trên ba phương diện: văn ngôn (tiếng Hán cổ đại), tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt để tìm ra mối tương quan giữa chúng sẽ có lợi cho
việc tận dụng những tác động của sự chuyển di tích cực và hạn chế tối đa sự chuyển di tiêu cực sang ngôn ngữ đích, giúp người học có thể học tập hiệu quả hơn.
Làm chủ ngữ. Giới ngữ làm chủ ngữ chủ yếu là mô hình: Np + là +Np, một số giới ngữ sau có thể làm chủ ngữ, như: 自/从...到/至..., Ví dụ:
(199) 从19点至21点是营业时间.
(Từ 19 giờ đến 21 giờ là thời gian kinh doanh.)
Như vậy, giới ngữ tiếng Hán có thể đảm nhận nhiều chức năng ngữ pháp trong câu, như trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Nếu so sánh với cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt ứng với từng trường hợp, có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt là khi làm định ngữ và trạng ngữ, vị trí các thành phần giới ngữ trong câu nhìn chung là trái ngược nhau. Mặt khác, cách biểu đạt của giới từ cũng có nhiều khác biệt. Ví dụ: 飞向天空và ―Bay lên trời‖, trong đó, với tiếng Hán, 向hướng (hướng/ về phía) chưa xác định rõ hướng chuyển động cụ thể của sự vật. Trong tiếng Việt, người ta căn cứ vào không gian của hướng chuyển động cụ thể mà bổ ngữ biểu thị để dùng từ chỉ hướng cho thích hợp, chẳng hạn như bay lên hay bay xuống, bay sang, bay vào, bay ra…