6. Bố cục của luận án
2.4.2. Giới từ chỉ không gian(địa điểm, nơi chốn)
Những giới từ điển hình trong nhóm giới từ chỉ không gian (địa điểm) của tiếng Hán là: 在: zai (tại), 从: cong (tùng), 自: zi (tự), 到: dao (đáo), 由: you (do), 于: yu (vu), 朝: chao (triều), 向: xiang (hướng), 往: wang (vãng)... Những giới từ điển hình trong nhóm giới từ chỉ không gian(địa điểm) của tiếng Việt là: ở, từ, đến, tới, tại, trên, dưới, ngoài, trong, trước, sau...
Giới từ chỉ không gian, chỉ nơi chốn, địa điểm mà hành vi động tác phát sinh, cụ thể thể hịên ở nơi sự vật tồn tại và vị trí khởi điểm (Source, Thuật ngữ như: Source, Path, Goal là thăm khảo công trình ―The case for case‖ của C.F Fillmore)[96], trải qua (Path), điểm kết thúc (Goal), phương hướng trong quá trình
sự vật di chuyển, nói một cách khác, tức là chỉ vị trí (ở, 在), chỉ khởi điểm (từ, 从), chỉ vị trí thông qua (từ, 从, 由), chỉ vị trí kết thúc (đến, 到). Dưới đây chúng ta sẽ đối chiếu ba cặp từ, chúng là: ―在‖ và ―ở‖, ―从/自‖ và ―từ‖, ―到‖ và ―đến‖.
2.4.2.1. Giới từ “在” và “Ở”
Giới từ ―在‖ biểu thị nhiều nghĩa trong tiếng Hán. Đã có nhiều nhà ngữ pháp nghiên cứu sâu về giới từ ―在‖, như: 吕叔湘(Lã Thúc Tương, 1980), 金昌吉(Kim Xương Cát, 1996), 侯学超 (Hầu Học Siêu, 1998), 刘月华 (Lưu Nguyệt Hoa,
2001), 陈昌来 (Trần Xương Lai, 2002)... Giới từ ―在‖ chủ yếu mang những ngữ nghĩa sau:
a. Biểu thị ở nơi nào đó xảy ra một sự việc nào đó. Ví dụ: (223) 晚饭以后, 我在家里廊子上坐着. (Băng Tâm)
(Sau bữa tối, tôi ngồi ở trên hành lang trong nhà ) b. Biểu thị nơi mà hành vi động tác sự vật thông qua. Ví dụ: (224) M太太盘着腿坐在地上,抱着孩子. (Băng Tâm)
(Bà M khoanh chân ngồi ở dưới đất, ôm lấy đứa con )
c. Biểu thị tiền đề hoặc điều kiện sự việc, thường là ―在...下‖ (dưới). Ví dụ:
(225) 在教练的耐心说服下回到了队里.
(Với sự nhẫn nại thuyết phục của huấn luyện viên, anh ta đã quay trở về đội ) d. Có thể dùng để chỉ rõ quan điểm của toàn câu, giống như ―对于... 来说‖ (đối
với). Ví dụ:
(226) 一切世界上成问题的事, 在你都不成问题. (Băng Tâm)
(Tất cả những vấn đề trên thế giới, đối với anh đều không thành vấn đề.) Từ những ví dụ trên có thể thấy, giới từ tiếng Hán ―在‖ đối ứng với giới từ ―ở‖,
―dưới‖, ―đối với‖ trong tiếng Việt.
Giời từ ―ở‖ cũng biểu thị rất nhiều nghĩa trong tiếng Việt, và tương đương với nhiều giới từ của tiếng Hán. Nguyễn Kim Thản đã đưa ra 3 cách biểu thị. [29, tr335] Hoàng Trọng Phiến đã quy nạp thành 4 cách biểu thị. [25, tr200-201] Chúng tôi sử dụng định nghĩa của Hoàng Trọng Phiến, cụ thể như sau:
a. Biểu thị địa điểm xảy ra hành động. Ví dụ: (227) Mẹ trồng rau ở ngoài vườn.
b. Biểu thị khoảng cách. Tương đương với: ― từ.‖ Ví dụ: (228) Ngọc ở Hà Nội về.
c. Biểu thị hướng của hành động tâm lý, tình cảm, tư duy, tương đương với từ ―vào‖. Ví dụ:
(229) Chúng ta phải tin ở lớp trẻ ngày nay. Họ nhiều tài năng lắm.
d. Biểu thị nghĩa nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra điều gì. Tương đương với:
“bởi”, “tại”, “do”. Ví dụ:
(230) Mọi sự trên đời là ở con người mà ra.
Từ thí dụ trên chúng ta có thể thấy, giới từ ―ở‖ của tiếng Việt tương đương với giới từ ―在‖, ―从/自‖, ―对/对于‖, ―由‖ của tiếng Hán.
Qua sự đối chiếu, chúng ta có thể thấy, giới từ ―在tại‖ trong tiếng Hán không có cách biểu thị như trong ví dụ b, c, d của tiếng Việt. Vì vậy, những trường hợp giới từ ―ở‖ này trong tiếng Việt đều không dịch trực tiếp thành giới từ ―在‖ trong tiếng Hán. Trong các ví dụ trên, trường hợp ―Ngọc ở Hà Nội về‖ (ví dụ b), ở biểu thị di động, không giống như ở của ví dụ a ―Mẹ trồng rau ở ngoài vườn‖. Với ví dụ b, trong tiếng Việt thông thường cũng dùng ―từ‖ thay cho ―ở‖. Trường hợp ở ví dụ a, ―ở‖ tương đương với 在 của tiếng Hán, trong ví dụ b, ―ở‖ tương đương với 从.
Trường hợp ví dụ c ―tin vào lớp trẻ‖, thực chất, ―lớp trẻ‖ là đối tượng trực tiếp của ―tin‖. Vì vậy, ngay trong cách biểu đạt của tiếng Việt cũng có thể lược bỏ ―vào‖,
nếu nói ―Chúng ta phải tin lớp trẻ ngày nay. Họ nhiều tài năng lắm‖ vẫn chấp nhận được. Cách biểu đạt tương đương trong tiếng Hán cũng thường là ―我们要信任年 轻一代‖, trong đó không xuất hiện giới từ. Trường hợp thứ tư ―Mọi sự trên đời là ở con người mà ra‖, thì ―ở‖ tương đương với ―由‖ hoặc ―从‖, để nhấn mạnh khả năng sáng tạo của con người, tiếng Hán và tiếng Việt đều dùng giới từ biểu thị căn nguyên. Từ những ví dụ trên, có thể khẳng định rằng, giới từ 在 và ―ở‖ ngoài
những tương đồng vẫn có những khác biệt. Kết quả đối chiếu đã làm nổi rõ những nét khác biệt giữa chúng, có giá trị tham khảo thiết thực cho công tác dạy học tiếng và đối dịch Hán – Việt.
2.4.2.2. Giới từ “从/自” và “Từ”
Giới từ ―从/自‖ chủ yếu mang ý nghĩa về khởi điểm không gian, phạm vi, số lượng, vị trí thông qua, cụ thể như sau:
a. Biểu thị khởi điểm không gian. Ví dụ: (231) 这时候陈太太从屋里出来. (Khẩu ngữ)
(Lúc này bà Trần từ trong phòng đi ra.) b. Biểu thị khởi điểm phạm vi. Ví dụ:
(232) 从头到尾看了一遍. (Khẩu ngữ)
(Xem một lần từ đầu đến cuối.)
c. Biểu thị thông qua nơi chốn và quãng đường. Ví dụ: (233) 从广岛路过大阪重新回到东京. (Khẩu ngữ)
(Từ Hiroshima đi qua Osaca rồi lại quay lại Tokyo.) d. Biểu thị nguồn gốc. Ví dụ:
(234) 那么, 你是从哪里来的呢?(Khẩu ngữ)
e. Biểu thị khởi điểm số lượng. Ví dụ: (235) 合格率是从 60% 到 95%. (Khẩu ngữ)
(Tỉ lệ đạt chuẩn từ 60%-95%.)
Giới từ ―自‖ chỉ biểu thị khởi điểm không gian, không có cách sử dụng khác, mà ―自‖ thường dùng trong văn viết.
Theo các nhà nghiên cứu ngữ pháp Việt Nam, giới từ ―từ‖ biểu thị điểm xuất phát không gian, nguồn gốc, khởi điểm số lượng, phạm vi [25, tr273 - 274], cụ thể như sau:
a. Biểu thị điểm xuất phát, khởi điểm không gian. Ví dụ: (236) Từ đây về đến làng cháu, chỉ có tám ki lô mét. (Tắt Đèn)
b. Biểu thị nguồn gốc. Ví dụ:
(237) Tin lấy từ nhiều nguồn. [VD - Từ điển tiếng Việt, 1072] c. Biểu thị khởi điểm số lượng. Ví dụ:
(238) Vay từ một đồng trở lên, đều phải viết bản thế chấp ruộng hay nhà. (Tắt Đèn) d. Biểu thị khởi điểm phạm vi. Ví dụ:
(239) Trong chiếc khăn tua quấn xòa từ đầu đến cổ. (Tắt Đèn)
Từ các ví dụ trên có thể thấy, giới từ ―从/自‖ và giới từ ―từ‖ đều cơ bản giống nhau về mặt ý nghĩa và cách sử dụng.
2.4.2.3. Giới từ “到” và “đến”
Giới từ ―到 đáo‖ biểu thị nhiều nghĩa trong tiếng Hán, khi biểu thị nơi chốn , địa điểm, chủ yếu thể hiện ý người hoặc vật đi đến một nơi nào đó theo hành động của con người hoặc di chuyển của vật hay sự việc. Ví dụ:
(240) 雪花落到伞上. (Khẩu ngữ)
(Tuyết rơi trên ô.)
hướng tới một địa điểm, một đối tượng, một sự kiện, một thời điểm [Hoàng Trọng Phiến, 25]. Ví dụ:
(241) Chính anh cũng không tự biết mình sẽ đi đến nhà anh. (Khẩu ngữ)
Về mặt biểu thị không gian, địa điểm thì ―到‖ (đáo) trong tiếng Hán và ―đến‖ ―tới‖ trong tiếng Việt căn bản giống nhau về ý nghĩa và cách sử dụng.