C. Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự trong thời gian tớ
d. Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác tuyển dụng
3.2.2 Nhóm giải phápđào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực:
Trung tâm Tân Đạt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vận tải nên lực lượng lao động bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn nên công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề rất cần thiết. Lao động gián tiếp chiếm tỉ trọng ít nhưng lại không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, nó chỉ đạo và tìm doanh thu cho quá trình sản xuất vì vậy cần đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với nâng cao năng lực quản trị. Trung tâm cần chú trọng hơn nữa tới định hướng chiến lược đào tạo dài hạn và chất lượng đào tạo.
Để hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả, đào tạo phải trải qua một quá trình từ lập kế hoạch đến lựa chọn các hình thức, phương pháp đào tạo cho đến đánh giá kết quả cuối cùng của đào tạo.
Sau đây là một số giải pháp hoàn thiện đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực tại trung tâm Tân Đạt:
Hoàn thiện về quy trình đào tạo tại trung tâm
Bước 1:Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo tùy thuộc vào các chiến lược và chính sách phát triển của Trung tâm trong từng điều kiện cụ thể. Hiện nay nhu cầu đào tạo của Trung tâm chỉ là tập hợp nhu cầu từ các phòng ban trực thuộc, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, phương pháp xác định nhu cầu đào tạo chưa có cơ sở khoa học vững chắc nên trung tâm cần thực hiện các phương pháp sau:
+Dựa vào phân tích thực tiễn công việc và khả năng của nhân viên: Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên (qua các bản mô tả công việc, phân tích công việc và tiêu chuẩn công việc) cũng như khả năng của họ để xác định nhu cầu đào tạo hay có những biện pháp điều chỉnh nguồn nhân sự một cách hợp lý. Đây là phương pháp quan trọng nhất trong việc xác định nhu cầu đào tạo.
+Xác định nhu cầu đào tạo dựa vào mong muốn của nhân viên thông qua các cuộc điều tra (phỏng vấn hoặc phiếu điều tra). Từ đó thỏa mãn nhu cầu muốn được nâng cao trình độ ở lĩnh vực nào của người lao động, tạo cho họ chủ động về thời gian và hướng đào tạo.
+Căn cứ vào mục tiêu phát triển của Trung tâm (mục tiêu phát triển kinh doanh), từ đó đánh giá chính xác nhu cầu cần đào tạo hiện tại và những mục tiêu của những năm tiếp theo.
Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo
Hiện nay mục tiêu đào tạo của Trung tâm chưa rõ ràng còn tách rời, chưa gắn liền với tình hình sản xuất kinh doanh. Do đó xác định mục tiêu đào tạo phải nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của giai đoạn tới, tức là việc trả lời câu hỏi sau:
+ Số lượng nhân lực cần đào tạo trong thời gian tới (cụ thể là 2011-2015); + Cơ cấu nhân lực (ngành nghề, trình độ) cần đào tạo;
Đào tạo nâng cao tay nghề hay đào tạo nâng cao kĩ năng quản trị đáp ứng được yêu cầu chức danh của công việc, không ngừng hoàn thiện nâng cao về mọi mặt để sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của trung tâm.
Bước 3: Xác định chương trình đào tạo:
Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, trong thời gian tới chương trình đào tạo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chương trình đào tạo phải bám sát mục tiêu chiến lược của trung tâm trong từng giai đoạn cụ thể để xác định các yêu cầu đặt ra cho công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên.
- Chương trình đào tạo phải được xây dựng từ nhu cầu thực tế thông qua việc đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên so với bản tiêu chuẩn thực hiện công việc
- Chương trình đào tạo phải sát với yêu cầu công việc của mỗi nhân viên cũng như trong toàn trung tâm trong hiện tại cũng như trong tương lai.
- Chương trình đào tạo phải cung cấp kiến thức và kĩ năng xử lý công việc phù hợp với khả năng tiếp thu và trí tuệ nhân viên.
- Đào tạo phải chọn đúng người, đúng mục đích, đúng yêu cầu với hiệu quả cao và kịp thời. Dựa trên bảng đánh giá hoàn thành công việc của từng nhân viên để chọn người đào tạo.
Bước 4: Xác định hình thức đào tạo:
Tùy theo đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và điều kiện thời gian sẽ lựa chọn hình thức đào tạo phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất và hướng về khách hàng. Các phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp ở các nước phát triển là: Dạy kèm cặp, tình huống trò chơi, trò chơi kinh doanh, hội nghị thảo luận, mô hình ứng xử, huấn luyện tại bàn vv…
Để nâng cao hiệu quả đào tạo cần đẩy mạnh các phương pháp đào tạo như sau:
• Đào tạo ngoài trung tâm: trung tâm gửi cán bộ đi học ở các trường đại học và cao đẳng nghề trong cả nước để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kiến thức về lý thuyết và được
tiếp cận với các chương trình giảng dạy mới tiên tiến. Những người được chọn đi học phải các cán bộ phòng ban chuyên môn, các công nhân kỹ thuật cao, các kỹ sư…. Sau khi được cử đi học họ phải có trách nhiệm là quay về làm việc cho xí nghiệp, lấy những kiến thức mà mình vừa học được
truyền lại cho đông nghiệp cùng làm việc trong một phân xưởng. Phải là một trong những mắt xích quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động cho xí nghiệp.
+Đào tạo ngoài nước: Cần phải cải tiến trong xét tuyển, cử và đánh giá cán bộ đào tạo ở nước ngoài. Công tác xét tuyển đi đào tạo ở nước ngoài phải tổ chức cẩn thận, chu đáo hơn như tổ chức thi tuyển trong đó nội dung thi tuyển phải có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, cán bộ được cử đi học cũng phải có sự chuẩn bị tốt về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ thì đào tạo mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó công tác quản lý đào tạo ở nước ngoài phải được chú trọng. Tất cả các cán bộ được cử đi
học đều phải có báo cáo kết quả học tập và công tác từng kỳ học. Trung tâm nên có hình thức đào tạo bằng cách cử cán bộ đi dự các khoá huấn luyện hoặc tập sự, dự các hội thảo
ở nước ngoài…
+Đào tạo tại chô:trung tâm nên tiếp tục hình thức đào tạo truyền thống của mình là đào tạo tại nơi làm việc đó là các lao động có tay nghề vững, bậc thợ cao sẽ kèm cặp, chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình độ thấp hơn. Hình thức đào tạo này sẽ kích thích công nhân đua nhau học hỏi hơn nữa vì tâm lý chung của con người là ai cũng muốn nổi bật, muốn được người khác nể trọng. Nó vừa tiết kiệm được chi phí đào tạo vừa giúp người được đào tạo hiểu rõ ngay nội dung công việc cần làm. Để khắc phục tình trạng những cán bộ giỏi không có chuyên môn sư phạm trung tâm có thể cử họ tham gia các khóa nghiệp vụ sư phạm. Bên cạnh đó, việc thực hiện đào tạo tại chỗ cũng sẽ đạt được hiệu quả nếu trung tâm mời được các chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học trong và ngoài nước về giảng dạy tại trung tâm về các nghiệp vụ quản lý, kĩ thuật, chiến lược phát triển kinh doanh ...
• Đào tạo cán bộ chủ chốt: Cán bộ chủ chốt là những người có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của trung tâm. Nội dung đào tạo nên thiên về kĩ năng quản lý, phát triển thị trường, marketing, giao tiếp, đối ngoại…
Ngoài ra có thể tiến hành thường xuyên các hoạt động sau:
-Tổ chức cho các cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt khác cùng nghành về các phương pháp quản lý, sau đó sẽ rút ra
các ưu điểm để vận dụng vào trung tâm của mình một cách hợp lý nhất, giúp cho việc cải thiện công tác quản trị nhân sự trong trung tâm.
-Tổ chức các buổi hội thảo về các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu suất công việc trong nội bộ trung tâm và tham gia vào các buổi hội thảo của tổng công ty.
Bước 5: Thực hiện đào tạo:
Trung tâm thực hiện đào tạo theo chương trình đã dự kiến, tổ chức các lớp đào tạo, mời giáo viên, theo dõi nội dung và tiến bộ đào tạo, nắm bắt các phát sinh và kết quả
từng bước trong quá trình đào tạo cũng như có sự phối hợp và điều chỉnh khi cần thiết.
Bước 6:Đánh giá kết quả đào tạo:
Hiện nay trung tâm chưa thực hiện đánh giá kết quả sau mỗi chương trình đào tạo nên không thấy được những hiệu quả và những mặt còn tồn tại trong quá trình đào tạo. Vì vậy việc đào tạo phải được đánh giá một cách cẩn thận thông qua các công việc sau: