Quy trình đào tạo:

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác nhân sự tại trung tâm tân đạt (Trang 25 - 27)

Sơ đồ 1.2: Quy trình đào tạo

1.5.5 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự:

a. Đánh giá thực hiện công việc

Khái niệm và ý nghĩa của đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá chương trình ĐT&PT Thực hiện chương trình ĐT&PT Lựa chọn phương pháp thích hợp Xác định môi trường đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo

Đánh giá thành tích công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng.

Đây là việc làm rất khó khăn, nó đòi hỏi sự chính xác và công bằng. Qua đánh giá thì biết được năng lực và triển vọng của mỗi người, để đưa ra quyết định đúng đắn liên quan tới người đó. Việc đánh giá thành tích được thực hiện đúng đắn sẽ cải thiện được bầu không khí trong tập thể, mỗi người phải cố gắng làm việc tốt hơn để trở thành người tích cực hơn. Nó là chìa khóa cho doanh nghiệp hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn cũng như phát triển nhân sự và đãi ngộ nhân sự.

Nội dung và trình tự của công tác đánh giá thành tích công việc: - Xác định các tiêu chuẩn thực hiện công viêc.

- Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn.

- Cung cấp những thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực.

Một số phương pháp đánh giá thành tích công tác:

- Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng: Nhà quản lý ghi lại những sai lầm lớn hoặc những kết quả rất tốt trong việc thực hiện công việc của nhân viên, những kết quả bình thường sẽ không được ghi lại. Nhà quản lý sẽ theo giõi xem xét kiểm tra lại xem nhân viên đã khắc phục được sai xót chưa. Cũng như giúp lãnh đạo biết được các điểm yếu của nhân viên từ đó giúp đỡ họ làm tốt hơn, tránh được những sai lầm trong khi thực hiện công việc.

- Phương pháp “quản lý bằng mục tiêu”: Nhà quản lý cùng nhân viên xây dựng các mục tiêu thực hiện công việc giai đoạn tương lai. Nhà quản lý sẽ căn cứ vào các mục tiêu đó để đánh giá sự lỗ lực của nhân viên và cung cấp thông tin phản hồi cho họ. Khác với các phương pháp khác phương pháp này chú trọng vào kết quả mà nhân viên cần đạt được chứ không nhấn mạnh vào các hoạt động thực hiện công việc đó.

- Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa (bảng điểm): đánh giá nhân viên theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, mỗi một tiêu chuẩn chia thành năm mức độ: yếu,

trung bình, khá, tốt, xuất sắc, tương ứng với số điểm từ một đến năm. Phương pháp này rất phổ biến vì nó đơn giản và thuận tiện.

Mỗi nhân viên sẽ được cho một số điểm phù hợp với mức độ hoàn thành công việc, sau đó sẽ được tổng hợp đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của mỗi người.Phương pháp này cho thấy sự khác nhau tương đối giữa các nhân viên nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi lỗi thành kiến, thiên vị...

- Phương pháp xếp hạng: các nhân viên trong nhóm sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất, dựa trên tình hình thực hiện công việc tổng thể của từng người. Có hai cách để xếp hạng:

Xếp hạng đơn giản: các nhân viên được sắp xếp theo trình tự từ xuất sắc nhất đến yếu kém nhất.

Xếp hạng luân phiên: người đánh giá lựa chọn trong danh sách những người cần được đánh giá người xuất sắc nhất và người yếu kém nhất. Tên của 2 người này được loại khỏi danh sách và được viết vào hai đầu cùng của một danh sách khác. Sau đó, lại xác định nhân viên xuất sắc và nhân viên kém nhất trong số những người còn lại của danh sách thứ nhất. Việc sắp xếp cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Phương pháp này đơn giản, nhưng có vẻ áng chừng, không được chính xác và mang nặng cảm tính.

- Phương pháp so sánh cặp: so sánh từng nhân viên với tất cả các nhân viên khác trong bộ phận theo từng cặp. Khi đánh giá người đánh giá phải xem xét 2 cá nhân cùng một lúc và quyết định xem ai là người làm việc tốt hơn. Vị trí của từng nhân viên trong bảng xếp hạng được quyết định bởi số lần nhân viên đó được chọn là tốt hơn so với những nhân viên khác.

- Phương pháp quan sát hành vi: Được thực hiện trên cơ sở quan sát hành vi thực hiện công việc của nhân viên căn cứ vào 2 yếu tố: Số lần quan sát và tần suất lặp lại của hành vi.

Tùy theo hoàn cảnh và môi trường cụ thể mà mỗi doanh nghiệp áp dụng các phương pháp khác nhau, có doanh nghiệp áp dụng đồng thời nhiều phương pháp nhằm đem lại hiệu quả tối đa trong đánh giá thành tích công tác.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác nhân sự tại trung tâm tân đạt (Trang 25 - 27)