MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 76 - 78)

DÙNG

Dựa trên tình hình thực tế từ hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Ngân hàng nên bổ sung nguồn nhân lực nhất là nguồn lực nhân viên kinh doanh. Ngân hàng nên giao 2 nhân viên kinh doanh phụ trách địa bàn, trong đó một nhân viên chuyên thực hiện công tác thẩm định và thực hiện hồ sơ vay, một nhân viên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, nhắc nợ và thu hồi nợ, còn công

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 67 SVTH: Lê Văn Khánh

tác tiếp thị thì cần hỗ trợ của cả hai nhân viên. Như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người, công việc được giải quyết nhanh hơn, nhân viên là công tác thẩm định sẽ nắm rõ địa bàn hơn. Tuy nhiên, nếu nhân viên nào phải nghỉ phép thì công việc sẽ chậm trể gây khó khăn cho khách hàng, cho nên nhân viên ngoài thực hiện công việc chuyên trách thì cần phải được đào tạo tất cả nghiệp vụ để thực hiện khi có vấn đề đột xuất xảy ra. Đặc biệt, công tác tín dụng tiêu dùng là những khoản cho vay trung, dài hạn do đó công tác nhắc nợ, theo dõi tình hình biến động thu nhập của khách hàng là hết sức cần thiết để thu hồi nợ tốt hơn.

- Đối với cán bộ quản lý thì cần giảm bớt áp lực kinh doanh, bởi vì cán bộ quản lý ngoài công việc kinh doanh phải thường xuyên có mặt tại Ngân hàng để giải quyết hồ sơ và hỗ trợ nhân viên kinh doanh khi gặp khó khăn nên thời gian dành cho việc tiếp thị khách hàng là rất ít. Chính vì thế nếu áp lực kinh doanh quá lớn sẽ làm cho cán bộ quản lý không thực hiện tốt công việc của mình.

- Hiện nay theo chính sách kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế hợp lý của Chính phủ đề ra, NHNN đã có biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cho nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển lĩnh vực đầy lợi nhuận này. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà để ở nguồn trả nợ từ thu nhập hoạt động kinh doanh không nằm trong danh mục hạn chế và vẫn được tiếp tục mở rộng, cho nên Ngân hàng cần chú trọng tìm kiếm khách hàng và phát triển lĩnh vực cho vay này. Ngoài ra, việc hạ lãi suất huy động xuống mức 13%/năm của NHNN vào ngày 13/03/2012 được coi là bước đệm cho thị trường bất động sản hoạt động trở lại, chính vì vậy Ngân hàng cần nắm chắc thị trường, có những nghiên cứu cụ thể về khách hàng cần đánh vào tâm lý chung của người Việt là “an cư lạc nghiệp” để đưa ra sản phẩm phù hợp nhằm mở rộng cho vay khi cần thiết.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 68 SVTH: Lê Văn Khánh

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 76 - 78)