PHÂN TÍCH DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 60)

4.3.1 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Từ kết quả phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ ta có thể biết dự đoán được biến động của dư nợ cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này. Nhưng để xem xét cụ thể những biến động của dư nợ ta tiến hành phân tích kết quả từ bảng thống kê 13 dưới đây:

Từ số liệu bảng 13 ta thấy rằng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng trưởng không đều qua các năm. Cụ thể, từ 14.559 triệu đồng năm 2009 dư nợ tiêu dùng đã tăng thêm 5,71% vào năm 2010 nhưng đến năm 2011 dư nợ tiêu dùng giảm đi 43,18% so với năm 2010. Để thấy rõ vì sao có sự thay đổi này và biến động của từng khoản mục ảnh hưởng đến dư nợ tiêu dùng, ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục:

- Đối với dư nợ ngắn hạn: dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ tiêu dùng. Trong giai đoạn 2009 – 2011 dư nợ ngắn hạn cũng có bước tăng nhẹ vào năm 2010 và giảm mạnh ngay sau đó, cụ thể năm 2010 tăng 12,77% so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại giảm tới 68,32% so với năm 2010. Có sự gia tăng trong năm 2010 nhưng bản chất của của dư nợ ngắn hạn hầu hết là dư nợ từ hoạt động cho vay cầm cố sổ tiết kiệm cho nên dư nợ tăng lên phụ thuộc nhiều vào khách hàng. Ngoài yếu tố khách quan phải phụ thuộc nhiều từ phía khách hàng thì trong năm 2010 cũng phát sinh một số trường hợp vay mục đích cưới hỏi, du học và sinh hoạt tiêu dùng khác cho nên cũng đã đóng góp vào sự tăng lên của dư nợ năm 2010 so với năm 2009. Tuy dư nợ ngắn hạn không cao nhưng doanh số cho vay những khoản vay này là tương đối lớn cho nên trong một thời gian nhất định dư nợ vẫn tăng cao làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, bởi vì tiền vay được thanh toán tốt, đảm bảo Ngân hàng thu được lãi từ hoạt động này.

- Đối với dư nợ trung, dài hạn: trong phân tích tình hình cho vay tiêu

dùng chúng ta đã thấy rằng doanh số trung dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 giảm qua các năm, chủ yếu là tập trung công tác thu nợ để giảm thiểu nợ xấu. Vì vậy, tốt độ tăng trưởng doanh số thu nợ luôn cao hơn tăng trưởng cho vay hoặc nếu có giảm thì tốc độ giảm cho vay vẫn cao hơn cho nên dư nợ giảm là tất yếu.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 51 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 13: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn vay 14.599 100,00 15.433 100,00 8.769 100,00 834 5,71 (6.664) (43,18)

Ngắn hạn 5.144 35,24 5.801 37,59 1.838 20,96 657 12,77 (3.963) (68,32)

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 52 SVTH: Lê Văn Khánh

Nhưng để giải thích cho sự gia tăng dư nợ trung, dài hạn năm 2009 so với năm 2010, ta thấy rằng doanh số cho vay năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng vẫn đạt 6.244 triệu đồng trong khi đó doanh số thu nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 lại chỉ đạt 6.067 triệu đồng cho nên dư nợ năm 2010 có bước tăng nhẹ. Nguyên nhân là trong 6 tháng đầu năm 2010 khi chính phủ chưa ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP thì hầu hết các ngân hàng vẫn phát triển tín dụng tiêu dùng cho nên doanh số cho vay tiêu dùng vẫn đạt cao. Đến năm 2011, tình hình chuyển biến nhanh Ngân hàng chú trọng công tác thu nợ hạn chế cho vay nên dư nợ năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010.

4.3.2 Phân tích dư nợ tiêu dùng so với tổng dư nợ

Khi phân tích dư nợ tiêu dùng, ta thấy tính đến năm 2011 dư nợ tiêu dùng đã bị giảm đáng kể so với năm trước đó. Nhưng có phải chính sự giảm sút này đã làm cho tỷ trọng dư nợ tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ giảm đi và trong giai đoạn 2009 – 2011 dư nợ tiêu dùng so với tổng dư nợ biến động ra sao. Ta tiến hành xem xét kết quả thống kê từ bảng 14 dưới đây:

Từ số liệu thống kê ở bảng 14 ta thấy cùng với sự sụt giảm của tổng dư nợ thì dư nợ tín dụng tiêu dùng cũng không nằm ngoài xu hướng đó, mặc dù năm 2010 có sự tăng trưởng nhẹ. Cụ thể, năm 2010 dư nợ tiêu dùng đạt 15.433 triệu đồng tăng 5,71% so với năm 2009, sang năm 2011 thì lại giảm tới 43,18% so với năm 2010 đạt mức 8.769 triệu đồng. Với xu hướng giảm của dư nợ tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng có thể khẳng định rằng Ngân hàng đã làm tốt công tác từng bước giảm tỷ trọng tín dụng tiêu dùng theo yêu cầu của NHNN nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển nền kinh tế. Nhưng đối với dư nợ khác cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2009 – 2011. Ta tiến hành xem xét nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút dư nợ của cả cho vay tiêu dùng và cho vay khác:

Mặc dù, có sự gia tăng năm 2010 của dư nợ tiêu dùng nhưng nhìn chung tổng dư nợ và dư nợ tiêu dùng đều có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang gặp khó khăn. Ngoài nguyên nhân do thị phần thấp thì dư nợ của Ngân hàng sụt giảm còn do mặt bằng lãi suất của Ngân hàng hiện nay là cao hơn so với các ngân hàng khác cùng địa bàn.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 53 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 14: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG SO VỚI TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ cho vay tiêu dùng 14.599 24,72 15.433 27,69 8.769 23,78 834 5,71 (6.664) (43,18) Dư nợ khác 44.465 75,28 40.311 72,31 28.106 76,22 (4.154) (9,34) (12.205) (30,28)

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 54 SVTH: Lê Văn Khánh

Cho nên một mặt số lượng khách hàng có thể gắn bó với Ngân hàng là hạn chế, mặc khác Ngân hàng sẽ gặp trở ngại về cạnh tranh lãi suất khi tiếp cận với những khách hàng đang giao dịch tại các ngân hàng khác. Lãi suất cạnh tranh thấp đã khiến một số khách hàng rời Ngân hàng để tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác, còn lượng khách hàng gắn bó với Ngân hàng cũng chọn giải pháp chia sẻ hạn mức cho một ngân hàng khác để giảm chi phí lãi. Thêm vào đó, việc rà soát và đánh giá lại các khoản cho vay đặc biệt trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ… đã làm cho một số khách hàng giảm hạn mức tín dụng, trong đó một số khác do nhu cầu vốn lớn nhưng không được Ngân hàng đáp ứng được cũng chuyển qua một tổ chức tín dụng khác. Cho nên Ngân hàng đã chú trọng phát triển khách hàng mới nhưng đa phần là những khách hàng này nhu cầu không lớn hoặc những khách hàng bị từ chối bởi một ngân hàng khác nên việc phát triển khách hàng mới cũng gặp khó khăn.

4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay thời hạn cho vay

Ta có kết quả thống kê nhân tố ảnh hưởng đến dư nợ cho vay tiêu dùng sau:

Bảng 15: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Chỉ tiêu Số khách hàng dư nợ (Số khách) Số tiền dư nợ bình quân/khách hàng (Triệu đồng) 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Ngắn hạn 26 23 20 197,8462 252,2174 91,9000 Trung, dài hạn 319 267 204 29,6395 36,0749 33,9755

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp) Ghi chú: giả định rằng một tài khoản là một lượt khách hàng dư nợ trong năm.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 55 SVTH: Lê Văn Khánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta có kết quả phân tích như sau:

Bảng 16: TỔNG HỢP NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG DƯ NỢ

Đơn vị tính: triệu đồng Nhân tố ảnh hưởng 2010/2009 2011/2010 Số khách hàng dư nợ (Số khách) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn -2.134,7926 -593,5386 -1.541,2540 -3.029,3709 -756,6522 -2.272,7187

Số tiền dư nợ bình quân/khách hàng (Triệu đồng) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn 2.968,7894 1.250,5376 1.718,2518 -3.634,6256 -3.206,3480 -428,2776 Tổng 833,9968 -6.663,9965

(Nguồn: Kết quả phân tích từ bảng 15) Nhận xét:

Từ kết quả phân tích trên, ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng tăng lên rồi giảm xuống đột ngột đó là ảnh hưởng bởi:

Đối với số khách hàng dư nợ:

- Năm 2010 nhân tố này làm cho dư nợ giảm 2.135 triệu đồng so với năm 2009, sự sụt giảm này là do cả số lượt khách hàng thu nợ ngắn hạn và trung, dài hạn giảm từ mức 26 khách và 319 khách năm 2009 xuống còn 23 khách và 267 khách năm 2010.

- Năm 2011 nhân tố này lại làm dư nợ giảm 3.029 triệu đồng vì lượng khách hàng ngắn hạn tiếp tục giảm thêm 3 khách so với năm 2010 và số khách dư nợ trung, dài hạn cũng giảm 63 khách so với năm 2010.

Đối với số tiền dư nợ bình quân/khách hàng:

- Số tiền dư nợ bình quân/khách ngắn hạn tăng từ 197,85 triệu đồng/khách năm 2009 lên 252,22 triệu đồng/khách năm 2010 và số tiền dư nợ bình quân/khách trung, dài hạn tăng nhẹ từ 29,64 triệu đồng năm 2009 lên 36,07 triệu đồng năm 2010 cho nên nhân tố này làm cho dư nợ tăng 2.969 triệu đồng năm 2010 so với năm 2009.

- Năm 2011 xu hướng ngược lại, số tiền dư nợ bình quân/khách ngắn hạn giảm còn 91,90 triệu đồng/khách còn đối với trung, dài hạn cũng giảm xuống 33,98 triệu đồng/khách so với năm 2010. Thay đổi này làm cho dư nợ năm 2011 giảm 3.635 triệu đồng so với năm 2010.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 56 SVTH: Lê Văn Khánh

4.4 PHÂN TÍCH NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG 4.4.1 Phân tích nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn 4.4.1 Phân tích nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng 17 cho thấy nợ xấu có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn trong cho vay tiêu dùng không phát sinh. Cụ thể, nợ xấu chỉ rơi vào khoản vay trung, dài hạn nhưng có dấu hiệu giảm qua các năm. Năm 2010 giảm 46,44% so với năm 2009, năm 2011 tỷ lệ này đạt 85,11%. Nợ xấu phát sinh chủ yếu khi Khách hàng mất việc làm dẫn tới không có nguồn vốn trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng cho vay tiêu dùng có thu nhập ổn định từ trước cho nên khi có biến động thì khách hàng vẫn có khả năng chi trả nhưng tình trạng nợ xấu vẫn xảy ra vì một số bộ phận khách hàng vẫn còn tình trạng trì truệ trả nợ. Mặc khác, vẫn còn bộ phận khách hàng có ý thức trả nợ nhưng do không kiếm được việc làm vì hạn chế về mặt bằng cấp, bởi phần lớn những khách hàng này có kinh nghiệm làm việc nhưng do không được đào tạo chuyên môn nên khi mất việc làm gặp rất nhiều khó khăn để tìm kiếm công việc mới. Từ đó, dẫn đến khách hàng không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng làm nợ xấu phát sinh.

Ngoài các yếu tố khách quan từ phía khách hàng thì bên cạnh đó một số trường hợp Ngân hàng cũng đã mắc một số sai lầm. Một trong những sai lầm đó là sự chủ quan từ phía Ngân hàng do nhận định khách hàng có khả năng trả nợ sau khi khách hàng mất việc làm cho nên Ngân hàng đã không tiến hành thu nợ khi có thông báo từ cơ quan đã sa thải khách hàng, sau đó khi khách hàng mất việc hẳn và đã qua thời gian để Ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp pháp lý để thu nợ đã làm phát sinh nợ xấu mà khả năng thu hồi là rất thấp. Bên cạnh đó, do đội ngũ nhân viên còn hạn chế phải kiêm nhiệm nhiều công việc và kể cả đối với cấp quản lý cũng phải thực thiện chỉ tiêu kinh doanh nên khâu giám sát sử dụng vốn dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích chính những nguyên nhân này đã làm cho nợ xấu phát sinh ảnh hưởng chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 57 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 17: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Nợ xấu cho vay tiêu dùng 351 100,00 188 100,00 28 100,00 (163) (46,44) (160) (85,11)

Ngắn hạn - - - -

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 58 SVTH: Lê Văn Khánh

. 4.4.2 Phân tích nợ xấu tiêu dùng so với tổng nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thì tình trạng xảy ra nợ xấu do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan là một điều không thể tránh khỏi. Nhưng nhìn chung thì các khoản nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ các năm.

Kết quả thống kê từ bảng 18 cho thấy nợ xấu khác lại có cu hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, nợ xấu khác năm 2010 tăng 16,52% so với năm 2009, đến năm 2011 vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn đạt 5,19% và chiếm tỷ trọng tới 97,59% trong tổng nợ xấu (xem phục 7) và khoản mục này là về thương nghiệp, dịch vụ. Nhìn chung là do nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được nợ. Thứ nhất, đối với những cửa hàng kinh doanh thức ăn thủy sản không hoàn được vốn khi nông dân bị thua lỗ từ hoạt động nuôi tôm sú tại Sóc Trăng trong thời gian qua. Nguyên nhân kế tiếp là do một số cửa tiệm cầm đồ không thanh lý được tài sản để thu hồi vốn hoàn trả cho Ngân hàng, mặc khác có những trường hợp thực tế do yếu tố chủ quan của chủ doanh nghiệp sau khi nhận được vốn Ngân hàng không quan tâm đến việc kinh doanh làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ. Chính vì, những nguyên nhân trên đã làm cho nợ xấu thương nghiệp, dịch vụ tăng cao.

Còn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn xảy ra tình trạng nợ xấu nhưng có dấu hiệu giảm qua các năm. Cụ thể, từ 351 triệu đồng năm 2009 giảm xuống còn 188 triệu đồng và 28 triệu đồng vào năm 2010 và 2011. Nợ xấu chủ yếu rơi vào lĩnh vực cho vay xây dựng sửa chữa nhà nguồn trả nợ từ lương (xem phục lục 7) cho nên khi khách hàng mất việc làm đã mất khả năng chi trả cho Ngân hàng nhưng phần lớn khách hàng vẫn còn những khoản tiết kiệm nên một số trường hợp ngay sau khi phát sinh nợ xấu nhân viên Ngân hàng đã kịp thời nắm được tình hình và theo dõi nhắc nợ để thu hồi nợ mặc dù vẫn có trường hợp khách hàng không hợp tác. Chính vì vậy, đã làm tình trạng nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống đáng kể nhưng không thể xóa bỏ hoàn toàn.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 59 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 18: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG SO VỚI TỔNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Nợ xấu cho vay tiêu dùng 351 27,49 188 14,84 28 2,41 (163) (46,44) (160) (85,11)

Nợ xấu cho vay khác 926 72,51 1.079 85,16 1.135 97,59 153 16,52 56 5,19

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 60 SVTH: Lê Văn Khánh

4.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 60)