Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 28 - 30)

3.1.1.1 Điều tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL được tái thành lập năm 1992. Về vị trí địa lý, Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối hạ lưu sông Hậu có diện tích tự nhiên là 3.310km2, phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía Đông Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam tiếp giáp biển Đông. Sóc Trăng cách TP.HCM 240km, cách TP.Cần Thơ 60km.

Hiện Sóc Trăng có tất cả 11 đơn vị hành chánh, gồm 10 huyện (Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Trần Đề, Vĩnh Châu) và thành phố Sóc Trăng; với 109 xã, phường, thị trấn trực thuộc. Dân số cuối năm 2009 là 1.292.800 người, gồm 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 65,28%, Khmer chiếm 28,9%, Hoa chiếm 5,9% dân số. Mật độ dân số 390 người/km2

.

Với lợi thế có 72km bờ biển giáp với biển Đông và hệ thống sông ngòi dài hơn 3.000 km, Sóc Trăng rất thuận lợi trong giao thông, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng. Nhờ địa thế này, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp. Nền kinh tế phát triển mạnh ở các lĩnh vực trồng trọt, khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, chế biến nông, lâm, thủy sản và du lịch sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa lễ hội.

Ngoài các lợi thế về địa lý địa hình, Sóc Trăng hiện đang cơ nhiều cơ hội phát triển kinh tế vì hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh hiện đã tương đối hoàn chỉnh. Về giao thông bộ, Sóc Trăng nằm trên Quốc lộ 1A nối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam và các tuyến quốc lộ đã và đang được đầu tư xây dựng như Quốc lộ 60, tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tuyến Nam Sông Hậu,… Sóc Trăng cũng rất thuận lợi trong phát triển giao thông thủy, thông qua sông Hậu và hệ thống

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 19 SVTH: Lê Văn Khánh

kênh rạch chằng chịt, từ Sóc Trăng có thể đi đến các tỉnh ĐBSCL một cách dễ dàng thuận tiện. Cũng từ Sóc Trăng, ngược dòng sông Hậu có thể giao thương với Campuchia và Lào.

Về hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới viễn thông liên lạc trong và ngoài đã được đầu tư hoàn chỉnh từ tỉnh đến địa phương, chất lượng dịch vụ tốt, có thể đáp ứng các nhu cầu về trao đổi thông tin trong và ngoài nước.

Với các lợi thế nêu trên cùng với một lực lượng lao động trẻ dồi dào, năng động và có khả thích ứng tốt, Sóc Trăng sẵn sàng đón tiếp các nhà đầu tư đến tìm hiểu, hợp tác để cùng đánh thức và khai thác tiềm năng phát triển của tỉnh.

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

Tên đầy đủ tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín.

Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng Việt Nam Thương tín.

Tên đầy đủ tiếng Anh: Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt tiếng Anh: VIETBANK.

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín (VIETBANK) được thành lập theo quyết định số 2399/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006, có trụ sở chính tại 35 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đến ngày 05/01/2012 Sở giao dịch được dời về trụ sở về số 47 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng. Tham gia thành lập Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín gồm 39 cổ đông là doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm trong quản trị và điều hành ngân hàng. Trong đó, đóng vai trò quan trọng là Ngân hàng TMCP Á Châu và công ty cổ phần ôtô xe máy Hoa Lâm.

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín – Sở giao dịch Sóc Trăng ra đời trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu vốn và lạc hậu về cơ sở vật chất. Vì thế hoạt động của Ngân hàng gặp không ít trở ngại và khó khăn, nhưng sở giao dịch (SGD) vẫn luôn bám sát địa bàn, thực hiện tốt việc cấp tín dụng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình tại thành phố Sóc Trăng cũng như địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trải qua hơn 4 năm hình thành phát triển Sở giao dịch Sóc Trăng đã không ngừng phấn đấu vươn lên, từng bước khẳng định mình làm chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng. Kết quả đó cũng chính là sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của sở giao

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 20 SVTH: Lê Văn Khánh

dịch. Tuy nhiên, Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn cùng với sự biến động của tình hình kinh tế đó là thách thức đối Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 28 - 30)