0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009-

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG (Trang 33 -33 )

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, bên cạnh cần giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau đây là bảng số liệu về tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 24 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu nhập 12.555 100,00 29.666 100,00 78.976 100,00 17.111 136,29 49.310 166,22 1.Từ hoạt động tín dụng 12.417 98,90 29.497 99,43 78.549 99,46 17.080 137,55 49.052 166,29 2.Thu nhập từ dịch vụ 76 0,61 168 0,57 185 0,23 92 121,05 17 10,12 3.Thu nhập khác 62 0,49 1 0,00 242 0,31 (61) (98,39) 241 24.100,00 II.Tổng chi phí 15.212 100,00 28.855 100,00 75.146 100,00 13.643 89,69 46.291 160,43 1.Chi hoạt động tín dụng 10.923 71,80 24.179 83,80 67.229 89,47 13.256 121,36 43.050 178,05 2.Chi phí hoạt động dịch vụ 53 0,35 84 0,29 108 0,14 31 58,49 24 28,57 3.Chi phí hoạt động 3.635 23,90 3.940 13,65 7.317 9,74 305 8,39 3.377 85,71 4.Chi phí dự phòng rủi ro 601 3,95 649 2,25 492 0,65 48 7,99 (157) (24,19) 5.Chi khác - - 3 0,01 - - 3 - (3) (100,00)

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 25 SVTH: Lê Văn Khánh

Qua bảng 1 cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tương đối hiệu quả, lợi nhuận các năm được cải thiện đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2009 Ngân hàng không có lợi nhuận và thậm chí còn lỗ 2.657 triệu đồng nhưng sang năm 2010 Ngân hàng hàng đã có lợi nhuận là 811 triệu đồng. Đến năm 2011, lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh mẽ hơn so với năm 2010, cụ thể đạt 3.830 triệu đồng tương đương tăng hơn năm 2010 là 3.019 triệu đồng, với tốc độ tăng lên tới 372,2%. Sỡ dĩ lợi nhuận có sự thay đổi bất thường như trên là do ảnh hưởng của tổng thu nhập và tổng chi phí, cụ thể:

a) Thu nhập

Năm 2009, tổng thu nhập của Ngân hàng đạt chỉ 12.555 triệu đồng trong khi đó tổng chi phí bỏ ra là 15.212 triệu đồng đã là cho Ngân hàng phải chịu lỗ. Năm 2010, tổng thu nhập đạt 29.666 triệu đồng, tăng đến 17.111 triệu đồng so với năm 2009, tương đương với tốc động tăng 136,29%, thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, điều này chứng tỏ SGD đã đa dạng hóa hình thức cho vay, cho vay nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa thủ tục cho vay nhằm thu hút khách hàng, và đặc biệt công tác tìm kiếm khách hàng. Trong năm 2010, được chỉ đạo của Hội sở, lãnh đạo SGD và đội ngũ nhân viên kinh doanh đã nỗ lực tiềm kiếm và theo đuổi khách hàng bằng cách tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và trực tiếp gặp gỡ trao đổi với khách hàng sau khi tìm hiểu nhu cầu thông qua gọi điện tiếp thị khách hàng đã gia tăng đáng kể lượng khách hàng cho Ngân hàng. Tuy nhiên, lượng khách hàng tìm đến chủ yếu là khách hàng tiền gửi nên gia tăng lượng vốn lớn cho nên vẫn đem lại thu nhập từ việc điều chuyển vốn cho Hội sở. Bên cạnh đó, SGD cũng chú trọng đến việc xây dựng cụ thể phương án huy động vốn từ dân cư, nguồn huy động được coi là vẫn còn dồi dào và giá rẻ.

Sang năm 2011 thu nhập càng tăng nhanh hơn giai đoạn trước, lên đến 78.976 triệu đồng, tương ứng với lượng tăng là 49.310 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 166,22% so với năm 2010. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng đáng kể, cụ thể tăng 49.052 triệu đồng hay 166,29% so với năm 2010. Nguyên nhân là do SGD thực hiện tố khung lãi suất cho vay và huy động vốn theo từng thời điểm đã tạo chênh lệch biên độ cao giữa lãi suất cho vay và huy động tạo

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 26 SVTH: Lê Văn Khánh

nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng, ngoài ra SGD tiếp tục phát huy thực hiện tốt công tác huy động, đem lại thu nhập cao từ lãi vốn điều hòa trong năm cho SGD.

b) Chi phí

Bên cạnh thu nhập của Ngân hàng tăng lên thì chi phí cũng tăng. Cụ thể, tổng chi năm 2009 là 15.212 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên đến 28.855 triệu đồng và năm 2011 là 75.146 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu vẫn là khoản chi cho hoạt động tín dụng do SGD phải đầu tư vào việc đào tạo cán bộ tín dụng, thẩm định dự án, phân tích môi trường đầu tư...Ngoài ra các khoản chi như: chi hoạt động dịch vụ, chi phí nhân viên, chi phí quản lý và công cụ, chi khác (chi cho quảng cáo, bảo hiểm, bưu phí…) mặc dù có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng đó là các khoản chi hợp lý và có tốc độ tăng chậm hơn so với các khoản thu nhập nên lợi nhuận Ngân hàng vẫn tăng cao.

Tóm lại, với mức lợi nhuận đạt được qua ba năm cho thấy Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín - Sở giao dịch Sóc Trăng hoạt động ngày càng có hiệu quả. Đặc biệt trong năm 2011 đã đánh dấu một quá trình phát triển và vươn lên của Ngân hàng trong nỗ lực tự khẳng định mình. Đây là kết quả của tinh thần làm việc có trách nhiệm cao, đầy nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên của SGD.

3.2.2 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm 3.2.2.1 Tình hình huy động vốn 3.2.2.1 Tình hình huy động vốn

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hàng hóa kinh doanh của ngân hàng chính là tiền tệ. Do đó, đối với các ngân hàng nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Vì vậy để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng trước tiên chúng ta phải xem xét tình hình nguồn vốn của Ngân hàng, đó chính cơ sở cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể diễn ra một cách hiệu quả.

Trên địa bàn Sóc Trăng hiện nay có rất nhiều ngân hàng nên đã tạo sự cạnh tranh gay gắt nhiều mặt trong đó huy động vốn là khâu quan trọng được nhiều ngân hàng chú trọng. Nhận thức được điều này SGD Sóc Trăng luôn đẩy mạnh và nâng cao công tác huy động vốn. Cụ thể, tình hình vốn huy động của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 27 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Theo thời hạn 114.864 100,00 209.703 100,00 312.906 100,00 94.839 82,57 103.203 49,21 Tiền gửi không kỳ hạn 1.681 1,46 1.602 0,76 3.523 1,13 (79) (4,70) 1.921 119,91

Tiền gửi có kỳ hạn 113.183 98,54 208.101 99,24 309.383 98,87 94.918 83,86 101.282 48,67 -Ngắn hạn 111.753 97,29 207.276 98,84 148.946 47,60 95.523 85,48 (58.330) (28,14) -Trung dài hạn 1.430 1,24 825 0,39 160.437 51,27 (605) (42,31) 159.612 19.346,91

2. Theo hình thức huy động 114.864 100,00 209.703 100,00 312.906 100,00 94.839 82,57 103.203 49,21

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 113.185 98,54 206.321 98,39 306.973 98,10 93.136 82,29 100.652 48,78 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 1.105 0,96 3.369 1,61 5.881 1,88 2.264 204,89 2.512 74,56

Tiền gửi khác 574 0,50 13 0,00 52 0,02 (561) (97,74) 39 300,00

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 28 SVTH: Lê Văn Khánh

Qua bảng thống kê ta thấy nguồn vốn Ngân hàng huy động có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009, nguồn vốn này là 114.864 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên đến 209.703 triệu đồng, tức là tăng 94.839 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 82,57%. Đến năm 2011, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 312.906 triệu đồng, tăng 103.203 triệu đồng so với năm trước, tức tăng 49,21% so với giai đoạn trước. Cụ thể như sau:

a) Theo thời hạn

Ngân hàng huy động vốn theo thời hạn gồm 2 thành phần: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn gồm có 2 khoản mục: huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn trung, dài hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn: so với tiền gửi có kỳ hạn thì các khoản gửi không

kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất ít. Tỷ trọng của khoản tiền gửi này 3 năm qua lần lượt là 1,46%; 0,76% và 1,13%. Nguyên nhân của tình hình này bởi vì tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu dùng vào mục đích thanh toán nhưng hiện nay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng có nhu cầu thanh toán thường xuyên là rất ít. Nhu cầu thanh toán phát sinh chủ yếu là thanh toán tiền hàng của các cửa hàng buôn bán trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Vì vậy, tỷ trọng của các khoản gửi không kỳ hạn là khá nhỏ.

Tiền gửi có kỳ hạn: huy động vốn theo thời hạn của Ngân hàng chủ yếu

tập trung vào lượng tiền gửi có kỳ hạn. Lượng tiền gửi có kỳ hạn mà Ngân hàng huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn huy động. Trong khoản tiền gửi có kỳ hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng 97,29% năm 2009, đến năm 2010 tỷ lệ này 98,84% trong vốn huy động. Nhưng năm 2011, thì tỷ trọng này chỉ là 47,60%. Trong khi đó, lượng vốn huy động trung dài hạn qua các năm 2009, 2010 và 2011 đạt tỷ trọng lần lượt là 1,24%; 0,39% và 51,27% trong tổng vốn huy động. Điểm nổi bật trong năm 2011 là vốn huy động ngắn hạn giảm và vốn huy động trung dài hạn lại tăng đột biến làm thay đổi rõ rệt tỷ trọng của 2 khoản vốn huy động này so với năm 2010 bởi vì Ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm như: “Tiền gửi 13 tháng lãi trước linh hoạt” và “Tiết kiệm 24 tháng Plus” để đủ nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của Ngân hàng.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 29 SVTH: Lê Văn Khánh b) Theo hình thức huy động

Huy động vốn theo hình thức huy động của được chia ra các hình thức: tiền gửi tiết kiệm cá nhân, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi khác.

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân: đây là loại tiền huy động từ cá nhân và hộ gia

đình. Mục đích khi gửi tiền theo loại hình này là nhằm để sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi của mình. Do đó, những khách hàng thường xuyên chọn hình thức tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hạn, vừa đảm bảo tính sinh lợi, vừa có thể linh động hơn khi có nhu cầu tiêu dùng. Khoản tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại tiền gửi (trên 98%). Lượng tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn và luôn có tốc độ tăng cao là do huy động từ tiết kiệm là sản phẩm huy động chính vì Ngân hàng đã liên tục đưa ra các mức lãi lãi suất hợp lý, linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút khách hàng gửi tiền, thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi như: “Mùa hè may mắn”, “Cào ngay trúng thưởng”, “Hái lộc đầu năm”… nên khoản gửi tiết kiệm luôn là nguồn huy động thu hút được nhiều khách hàng.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế: đây chủ yếu là các khoản gửi thanh toán và

chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động (chưa đến 2%). Vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT tuy không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn nhưng nó lại thể hiện sự tín nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức đối với Ngân hàng trong vai trò một trung gian thanh toán. Do vậy, khi lượng vốn này tăng cho thấy sự tín nhiệm của các doanh nghiệp đối với Ngân hàng ngày càng gia tăng.

3.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng phần lớn thông qua hoạt động tín dụng, kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua bảng dưới đây:

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 30 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 108.220 136.330 142.223 28.110 25,97 5.893 4,32 Doanh số thu nợ 77.438 139.650 161.092 62.212 80,34 21.442 15,35 Dư nợ 59.064 55.744 36.875 (3.320) (5,62) (18.869) (33,85)

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 31 SVTH: Lê Văn Khánh

Doanh số cho vay: năm 2010 doanh số cho vay là 136.330 triệu đồng, tăng

so năm trước là 28.110 triệu đồng hay tăng 25,97%. Sang năm 2011 doanh số cho vay chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 4,32% tương đương tăng 5.893 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân trong năm 2010 doanh số cho vay tăng vì Ngân hàng tập trung chỉ đạo tốt công tác bán hàng, cụ thể nhân viên kinh doanh phải thực hiện tiếp thị tiềm kiếm khách hàng hoàn thành chỉ tiêu doanh số được giao cho nên doanh số cho vay năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009. Đến năm 2011, chịu ảnh hưởng chung tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay cao nhiều doanh nghiệp hạn chế vay và đồng thời việc có mặt thêm một số tổ chức tín dụng mới trên địa bàn dẫn đến cạnh tranh khốc liệt. Thêm vào đó, chính sách hạn chế tài sản thế chấp là đất nông nghiệp dẫn đến một số khách hàng không vay được hoặc bị giảm hạn mức và đồng thời không phát triển được khách hàng mới có tài sản thế chấp là đất nông nghiệp cho nên dẫn đến sụt giảm doanh số cho vay.

Doanh số thu nợ: liên tục tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009

doanh số thu nợ đạt 77.438 triệu đồng . Sang năm 2010, tăng thêm 80,34% tương đương tăng 62.212 triệu đồng cao nhất trong vòng ba năm vì đến năm 2011, doanh số thu nợ đạt 161.092 triệu đồng chỉ đạt tốc độ tăng 15,35%. Sở dĩ được kết quả khả quan như vậy là do công tác tín dụng của Ngân hàng trước đó cũng như trong gian đoạn này được nâng cao. Mặc dù, khó khăn trong khâu tìm kiếm khách hàng nhưng Ngân hàng vân chú trọng nâng cao công tác phân loại khách hàng, ưu tiên khách hàng có uy tín và khách hàng giao dịch thường xuyên với Ngân hàng. Đồng thời tích cực thực hiện tốt các quy trình tín dụng sau cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn đầu tư, thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu kinh tế địa phương và khu vực nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa chất lượng tín dụng. Ngoài ra, do thời gian gần đây người dân sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả nên tích cực trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Dư nợ: về tình hình dư nợ của Ngân hàng có xu hướng giảm rõ rệt trong 3

năm. Năm 2010 dư nợ là 55.744 triệu đồng giảm 5,62% so với năm trước đó. Sang năm 2011, dư nợ lại tiếp tục giảm 18.869 triệu đồng tương đương giảm

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 32 SVTH: Lê Văn Khánh

33,85% chỉ đạt 36.875 triệu đồng. Mặc dù, doanh số cho vay tăng trưởng trong gian đoạn này nhưng song song đó công tác thu nợ cũng được chú trọng bằng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG (Trang 33 -33 )

×