4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Doanh số thu nợ là yếu tố phản ánh lượng nợ được thu về trong một năm cũng như thể hiện khả năng của hoạt động thu nợ của ngân hàng trong năm đó. Thông qua chỉ tiêu này ta sẽ đánh giá được tình hình thu hồi vốn, quản lý vốn của ngân hàng như thế nào qua các năm. Đối với tín dụng tiêu dùng, hầu hết các khoản nợ là trung và dài hạn, nguồn trả nợ ổn định cho nên khi doanh số cho vay tăng lên thì doanh số thu nợ cũng tăng lên .Sau đây, ta sẽ đi vào phân tích cụ thể dựa vào số liệu tổng hợp từ bảng 9:
Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn: ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ (trên 85%) và có sự tăng trưởng qua các năm. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2010 là 52.538 triệu đồng tăng 15.237 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009, tức tăng 35,68%. Năm 2011, doanh số thu nợ đạt đến 86.984 triệu đồng, tăng 34.446 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chỉ tiêu có sự gia tăng trong thời gian xuất phát từ việc tăng dần tỷ trọng các món vay ngắn hạn. Ngoài ra, các món vay có thời hạn ngắn đều là các khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm (xem trang 36), cho nên việc thu hồi nợ là nhanh chóng và đa phần đều được tất toán trong năm, có rất ít các khoản vay cầm cố sổ tiết kiệm được hoàn trả qua năm khi cấp tín dụng.
Tuy nhiên ngoài những khoản vay ngắn hạn bằng việc cầm cố sổ tiết kiệm thì còn có các khoản vay tiêu dùng với mục đích khác như: cho vay du học, cho vay sinh hoạt tiêu dùng… do khách hàng tạm thời gặp khó khăn về tài chính nên nhu cầu vay ngắn hạn và thực hiện hoàn trả tốt trong thời gian thỏa thuận. Đạt được kết quả như vậy trước hết là do quản lý tốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Ngân hàng trong công tác quản lý, thu hồi nợ. Các nhân viên kinh doanh đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ khâu thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc đôn đốc, nhắc nợ người vay trả nợ đúng hạn.
Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn: trong giai đoạn năm 2009 –
2011 nhìn chung không có sự biến đổi theo một chiều tăng hoặc giảm mà tăng trong năm 2010 và giảm 2011. Cụ thể, doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2010 là 6.067 triệu đồng, tăng 2,95% hay tăng174 triệu đồng so với năm 2009.
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 44 SVTH: Lê Văn Khánh
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 43.194 100,00 58.605 100,00 90.825 100,00 15.411 35,68 32.220 54,98 Ngắn hạn 37.301 86,36 52.538 89,65 86.984 95,77 15.237 40,85 34.446 65,56 Trung, dài hạn 5.893 13,64 6.067 10,35 3.841 4,23 174 2,95 (2.226) (36,69)
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 45 SVTH: Lê Văn Khánh
Chuyển sang năm 2011, tình hình chuyển biến ngược lại doanh số thu nợ trung và dài hạn năm này chỉ đạt 3.841 triệu đồng giảm đi 36,69% so với năm 2010. Trước hết, do sự sụt giảm của cho vay tiêu dùng trung, dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 nên doanh số thu nợ trung, dài hạn cũng thấp hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn. Có sự gia tăng ở khoản mục này vào năm 2010 là do nhiều món vay trung, dài hạn trước đây đã đáo hạn và đa phần khách hàng của Ngân hàng đều chọn cách trả nợ gốc tăng dần cho nên thời điểm đáo hạn cũng là lúc doanh số thu nợ tăng lên. Mặc khác, đối tượng cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng thường là mua trả góp hàng tiêu dùng, mua nhà đất và xây dựng sửa chữa nhà để ở nguồn trả nợ từ lương… được đảm bảo trả nợ bằng nguồn lương hàng tháng hoặc trả nợ bằng thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thêm vào Ngân hàng cũng có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc họ trả nợ đúng kỳ hạn cho nên doanh số thu nợ có tăng. Đến năm 2011 doanh số thu nợ này có sự giảm mạnh, vì nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là do cho vay tiêu dùng trung, dài hạn bị hạn chế để ưu tiên cấp tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, phát triển nông nghiệp và nông thôn, cho nên doanh số thu nợ trung, dài hạn giảm trong năm 2011 là điều tất yếu. Đây chính là nguyên nhân chính lý giải về sự tăng, giảm thất thường của doanh số thu nợ trung, dài hạn trong giai đoạn 2009 – 2011.
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ thu nợ
Trong quá trình thực hiện cho vay, khâu thu nợ là khâu chiếm vị trí không kém phần quan trọng. Bởi vì, tăng trưởng doanh số cho vay là mục tiêu không thể thiếu trong hoạt động tín dụng ở bất kỳ ngân hàng và lĩnh vực cho vay nào thế nhưng tăng trưởng doanh số cho vay chỉ đạt kết quả khi nó được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ. Một Ngân hàng qua các năm doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì cũng chưa thể đánh giá hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng đó là tốt. Doanh số thu nợ là khoản tiền mà Ngân hàng thu hồi được từ hoạt động cấp tín dụng của mình bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn. Ta có tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số cho vay được thể hiện qua bảng 10:
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 46 SVTH: Lê Văn Khánh
Bảng 10: TÌNH HÌNH THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG SO VỚI TỔNG DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền % Số tiền %
Thu nợ cho vay tiêu dùng 43.194 55,78 58.605 41,97 90.825 56,38 15.411 35,68 32.220 54,98 Thu nợ khác 34.244 44,22 81.045 58,03 70.267 43,62 46.801 136,67 (10.778) (13,30)
Tổng doanh số thu nợ 77.438 100,00 139.650 100,00 161.092 100,00 62.212 80,34 21.442 15,35
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 47 SVTH: Lê Văn Khánh
Từ kết quả bảng 10, ta thấy xét về tỷ trọng thu nợ tiêu dùng so với tổng thu nợ của Ngân hàng thì ta không nhận thấy có chiều hướng tăng hay giảm xuyên suốt trong giai đoạn 2009 – 2011. Từ 55,78% năm 2009 đã giảm xuống còn 41,97% năm 2010 và sau đó tăng lên đạt tỷ lệ 56,38% năm 2011. Mặc dù, tỷ trọng thu nợ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ giảm nhưng xét về số tuyệt đối lại tăng hàng năm. Nguyên nhân để giải thích cho sự thay đổi này bởi nhiều lý do:
Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ trọng thu nợ ngành thương nghiệp, dịch vụ trong tổng doanh số thu nợ. Từ kết quả phân tích phần trên ta nhận thấy mặc dù giai đoạn 2009 – 2011 doanh số cho vay các ngành thương nghiệp, dịch vụ sụt giảm đáng kể (xem trang 38) do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn chung sau khủng hoảng kinh tế và thêm vào đó Ngân hàng cũng khó khăn trong việc phát triển khách hàng mới vì thị phần ít, cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Mặc dù vậy, thấy rằng doanh số thu nợ lĩnh vực này so với tổng doanh số thu nợ năm 2010 vẫn tăng mạnh hơn doanh thu nợ tiêu dùng so với năm trước đó, và có giảm lại vào năm 2011. Ta tiến hành xem xét về số tuyệt đối thì thấy rằng doanh số thu nợ thương nghiệp, dịch vụ năm 2010, 2011 so với doanh số cho vay năm 2010, 2011 luôn cao hơn (phụ lục 6). Từ đó cho thấy, thu nợ năm 2010, 2011 đa phần là những khoản vay đã đến hạn, nhưng tập trung nhiều vào năm 2010 nên làm cho doanh thu nợ tăng lên. Chính sự gia tăng này góp phần làm thu nợ khác tăng nhanh làm giảm tỷ trọng thu nợ tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2010.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là trong năm 2011 những khoản vay thương nghiệp Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng các khoản vay có tài sản thế chấp là đất nông nghiệp và đối những hồ sơ cũ không đủ điều kiện về tải sản đảm bảo sẽ bị tiến hành thu hồi nợ trước hạn, khiến doanh số thu nợ tăng cao.
Thứ hai, doanh số thu nợ tiêu dùng của Ngân hàng tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2010 tăng 35,68% so với năm trước tương đương 15.411 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 tỷ lệ này này đạt 54,98% so với năm 2010. Như kết quả phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng, thấy rằng cho vay cầm cố sổ
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 48 SVTH: Lê Văn Khánh
tiết kiệm tăng qua các năm cho nên đây chính là nguyên nhân làm cho thu nợ tiêu dùng tăng mạnh qua các năm.
4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay dùng theo thời hạn cho vay
Ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố số khách hàng thu nợ và số tiền thu nợ bình quân/khách hàng ảnh hưởng đến sự gia tăng của doanh số thu nợ:
Bảng 11: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Chỉ tiêu Số khách hàng thu nợ (Số khách) Số tiền thu nợ bình quân/khách hàng (Triệu đồng) 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Ngắn hạn 235 352 407 158,7277 149,2557 213,7199 Trung, dài hạn 422 431 365 13,9645 14,0766 10,5233
(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)
Ghi chú: giả định rằng một tài khoản phát sinh là một lượt khách hàng đã thu nợ trong năm.
Ta có kết quả phân tích như sau:
Bảng 12: TỔNG HỢP NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG DOANH SỐ THU NỢ
Đơn vị tính: triệu đồng Nhân tố ảnh hưởng 2010/2009 2011/2010 Số khách hàng thu nợ (Số khách) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn 18.696,8214 18.571,1409 125,6805 7.280,0079 8.209,0635 -929,0556
Số tiền thu nợ bình quân/khách hàng (Triệu đồng) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn -3.285,8289 -3.334,1440 48,3151 24.939,9749 26.236,9294 -1.296,9545 Tổng 15.410,9925 32.219,9828
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 49 SVTH: Lê Văn Khánh
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích trên, cũng như đối với các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay thì các nhân tố ảnh hưởng lên doanh số thu nợ có sự biến đổi không theo hướng tăng hoặc giảm một chiều:
Đối với số khách hàng thu nợ:
- Năm 2010 nhân tố này làm cho doanh số thu nợ gia tăng 18.697 triệu đồng so với năm 2009 bởi sự gia tăng của cả số lượt khách hàng thu nợ ngắn hạn và trung, dài hạn từ mức 235 lượt khách và 422 lượt khách năm 2009 lên 352 lượt khách và 431 lượt khách năm 2010.
- Năm 2011 nhân tố này tiếp tục làm doanh số thu nợ tăng 7.280 triệu đồng nhưng lượng khách hàng ngắn hạn tăng lên thêm 55 lượt so với năm 2010, trong khi đó số khách hàng thu nợ trung, dài hạn giảm 66 lượt so với năm 2010.
Đối với số tiền thu nợ bình quân/khách hàng:
- Số tiền thu nợ bình quân/khách ngắn hạn giảm từ 158,73 triệu đồng/khách năm 2009 xuống 149,26 triệu đồng/khách năm 2010, khi đó số tiền thu nợ bình quân/khách trung dài hạn chỉ tăng nhẹ từ 13,96 triệu đồng năm 2009 lên 14,08 triệu đồng năm 2010 cho nên nhân tố này vẫn làm cho doanh số thu nợ giảm 3.334,14 triệu đồng năm 2010 so với năm 2009.
- Năm 2011 xu hướng ngược lại, số tiền thu nợ bình quân/khách ngắn hạn tăng lên 213,72 triệu đồng/khách còn đối với trung, dài hạn giảm còn 10,52 triệu đồng/khách so với năm 2010. Thay đổi này vẫn làm cho doanh số thu nợ năm 2011 tăng 24.940 triệu đồng so với năm 2010.
Từ kết quả phân tích này càng làm rõ hơn những nguyên nhân lý gải về sự thay đổi doanh số thu nợ trong phần phân tích về doanh số thu nợ tiêu dùng giai đoạn 2009 – 2011.
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 50 SVTH: Lê Văn Khánh
4.3 PHÂN TÍCH DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG 4.3.1 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn 4.3.1 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Từ kết quả phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ ta có thể biết dự đoán được biến động của dư nợ cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này. Nhưng để xem xét cụ thể những biến động của dư nợ ta tiến hành phân tích kết quả từ bảng thống kê 13 dưới đây:
Từ số liệu bảng 13 ta thấy rằng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng trưởng không đều qua các năm. Cụ thể, từ 14.559 triệu đồng năm 2009 dư nợ tiêu dùng đã tăng thêm 5,71% vào năm 2010 nhưng đến năm 2011 dư nợ tiêu dùng giảm đi 43,18% so với năm 2010. Để thấy rõ vì sao có sự thay đổi này và biến động của từng khoản mục ảnh hưởng đến dư nợ tiêu dùng, ta sẽ đi vào phân tích từng khoản mục:
- Đối với dư nợ ngắn hạn: dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ tiêu dùng. Trong giai đoạn 2009 – 2011 dư nợ ngắn hạn cũng có bước tăng nhẹ vào năm 2010 và giảm mạnh ngay sau đó, cụ thể năm 2010 tăng 12,77% so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại giảm tới 68,32% so với năm 2010. Có sự gia tăng trong năm 2010 nhưng bản chất của của dư nợ ngắn hạn hầu hết là dư nợ từ hoạt động cho vay cầm cố sổ tiết kiệm cho nên dư nợ tăng lên phụ thuộc nhiều vào khách hàng. Ngoài yếu tố khách quan phải phụ thuộc nhiều từ phía khách hàng thì trong năm 2010 cũng phát sinh một số trường hợp vay mục đích cưới hỏi, du học và sinh hoạt tiêu dùng khác cho nên cũng đã đóng góp vào sự tăng lên của dư nợ năm 2010 so với năm 2009. Tuy dư nợ ngắn hạn không cao nhưng doanh số cho vay những khoản vay này là tương đối lớn cho nên trong một thời gian nhất định dư nợ vẫn tăng cao làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, bởi vì tiền vay được thanh toán tốt, đảm bảo Ngân hàng thu được lãi từ hoạt động này.
- Đối với dư nợ trung, dài hạn: trong phân tích tình hình cho vay tiêu
dùng chúng ta đã thấy rằng doanh số trung dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 giảm qua các năm, chủ yếu là tập trung công tác thu nợ để giảm thiểu nợ xấu. Vì vậy, tốt độ tăng trưởng doanh số thu nợ luôn cao hơn tăng trưởng cho vay hoặc nếu có giảm thì tốc độ giảm cho vay vẫn cao hơn cho nên dư nợ giảm là tất yếu.
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 51 SVTH: Lê Văn Khánh
Bảng 13: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn vay 14.599 100,00 15.433 100,00 8.769 100,00 834 5,71 (6.664) (43,18)
Ngắn hạn 5.144 35,24 5.801 37,59 1.838 20,96 657 12,77 (3.963) (68,32)
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 52 SVTH: Lê Văn Khánh
Nhưng để giải thích cho sự gia tăng dư nợ trung, dài hạn năm 2009 so với năm 2010, ta thấy rằng doanh số cho vay năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng vẫn đạt 6.244 triệu đồng trong khi đó doanh số thu nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 lại chỉ đạt 6.067 triệu đồng cho nên dư nợ năm 2010 có bước tăng nhẹ.