PHÂN TÍCH NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 66)

4.4.1 Phân tích nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Bảng 17 cho thấy nợ xấu có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn trong cho vay tiêu dùng không phát sinh. Cụ thể, nợ xấu chỉ rơi vào khoản vay trung, dài hạn nhưng có dấu hiệu giảm qua các năm. Năm 2010 giảm 46,44% so với năm 2009, năm 2011 tỷ lệ này đạt 85,11%. Nợ xấu phát sinh chủ yếu khi Khách hàng mất việc làm dẫn tới không có nguồn vốn trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng cho vay tiêu dùng có thu nhập ổn định từ trước cho nên khi có biến động thì khách hàng vẫn có khả năng chi trả nhưng tình trạng nợ xấu vẫn xảy ra vì một số bộ phận khách hàng vẫn còn tình trạng trì truệ trả nợ. Mặc khác, vẫn còn bộ phận khách hàng có ý thức trả nợ nhưng do không kiếm được việc làm vì hạn chế về mặt bằng cấp, bởi phần lớn những khách hàng này có kinh nghiệm làm việc nhưng do không được đào tạo chuyên môn nên khi mất việc làm gặp rất nhiều khó khăn để tìm kiếm công việc mới. Từ đó, dẫn đến khách hàng không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng làm nợ xấu phát sinh.

Ngoài các yếu tố khách quan từ phía khách hàng thì bên cạnh đó một số trường hợp Ngân hàng cũng đã mắc một số sai lầm. Một trong những sai lầm đó là sự chủ quan từ phía Ngân hàng do nhận định khách hàng có khả năng trả nợ sau khi khách hàng mất việc làm cho nên Ngân hàng đã không tiến hành thu nợ khi có thông báo từ cơ quan đã sa thải khách hàng, sau đó khi khách hàng mất việc hẳn và đã qua thời gian để Ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp pháp lý để thu nợ đã làm phát sinh nợ xấu mà khả năng thu hồi là rất thấp. Bên cạnh đó, do đội ngũ nhân viên còn hạn chế phải kiêm nhiệm nhiều công việc và kể cả đối với cấp quản lý cũng phải thực thiện chỉ tiêu kinh doanh nên khâu giám sát sử dụng vốn dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích chính những nguyên nhân này đã làm cho nợ xấu phát sinh ảnh hưởng chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 57 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 17: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Nợ xấu cho vay tiêu dùng 351 100,00 188 100,00 28 100,00 (163) (46,44) (160) (85,11)

Ngắn hạn - - - -

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 58 SVTH: Lê Văn Khánh

. 4.4.2 Phân tích nợ xấu tiêu dùng so với tổng nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thì tình trạng xảy ra nợ xấu do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan là một điều không thể tránh khỏi. Nhưng nhìn chung thì các khoản nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ các năm.

Kết quả thống kê từ bảng 18 cho thấy nợ xấu khác lại có cu hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, nợ xấu khác năm 2010 tăng 16,52% so với năm 2009, đến năm 2011 vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn đạt 5,19% và chiếm tỷ trọng tới 97,59% trong tổng nợ xấu (xem phục 7) và khoản mục này là về thương nghiệp, dịch vụ. Nhìn chung là do nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được nợ. Thứ nhất, đối với những cửa hàng kinh doanh thức ăn thủy sản không hoàn được vốn khi nông dân bị thua lỗ từ hoạt động nuôi tôm sú tại Sóc Trăng trong thời gian qua. Nguyên nhân kế tiếp là do một số cửa tiệm cầm đồ không thanh lý được tài sản để thu hồi vốn hoàn trả cho Ngân hàng, mặc khác có những trường hợp thực tế do yếu tố chủ quan của chủ doanh nghiệp sau khi nhận được vốn Ngân hàng không quan tâm đến việc kinh doanh làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ. Chính vì, những nguyên nhân trên đã làm cho nợ xấu thương nghiệp, dịch vụ tăng cao.

Còn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn xảy ra tình trạng nợ xấu nhưng có dấu hiệu giảm qua các năm. Cụ thể, từ 351 triệu đồng năm 2009 giảm xuống còn 188 triệu đồng và 28 triệu đồng vào năm 2010 và 2011. Nợ xấu chủ yếu rơi vào lĩnh vực cho vay xây dựng sửa chữa nhà nguồn trả nợ từ lương (xem phục lục 7) cho nên khi khách hàng mất việc làm đã mất khả năng chi trả cho Ngân hàng nhưng phần lớn khách hàng vẫn còn những khoản tiết kiệm nên một số trường hợp ngay sau khi phát sinh nợ xấu nhân viên Ngân hàng đã kịp thời nắm được tình hình và theo dõi nhắc nợ để thu hồi nợ mặc dù vẫn có trường hợp khách hàng không hợp tác. Chính vì vậy, đã làm tình trạng nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống đáng kể nhưng không thể xóa bỏ hoàn toàn.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 59 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 18: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG SO VỚI TỔNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Nợ xấu cho vay tiêu dùng 351 27,49 188 14,84 28 2,41 (163) (46,44) (160) (85,11)

Nợ xấu cho vay khác 926 72,51 1.079 85,16 1.135 97,59 153 16,52 56 5,19

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 60 SVTH: Lê Văn Khánh

4.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay thời hạn cho vay

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu cho vay tiêu dùng như sau:

Bảng 19: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 Chỉ tiêu Số khách hàng dư nợ (Số khách) Số tiền dư nợ bình quân/khách hàng (Triệu đồng) 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Ngắn hạn - - - - Trung, dài hạn 4 4 2 87,75 47,00 14,00

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp) Ghi chú: giả định rằng một tài khoản là một lượt khách hàng dư nợ trong năm.

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu như sau:

Bảng 20: TỔNG HỢP NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NỢ XẤU

Đơn vị tính: triệu đồng Nhân tố ảnh hưởng 2010/2009 2011/2010 Số khách hàng dư nợ (Số khách) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn 0,00 0,00 0,00 -94,00 0,00 -94,00

Số tiền dư nợ bình quân/khách hàng (Triệu đồng) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn -163,00 0,00 -163,00 -66,00 0,00 -66,00 Tổng -163,00 -160,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Kết quả phân tích từ bảng 19) Nhận xét:

Trong giai đoạn 2009 – 2011 nợ xấu cho vay tiêu dùng của Ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 giảm 163 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 tiếp tục giảm 160 triệu đồng so năm 2010.

Đối với lượng khách hàng cho vay:

- Năm 2010 lượng nợ xấu trung, dài hạn không thay đổi so với năm 2009, lượng khách nợ xấu vần là 4 khách. Cho nên nhân tố này không ảnh hưởng đến nợ xấu năm 2010 so với năm 2009.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 61 SVTH: Lê Văn Khánh

- Năm 2011, lượng khách hàng dư nợ trung, dài hạn giảm xuống thêm 2 khách so năm 2010. Kết quả này góp phần làm cho nợ xấu năm 2011 của Ngân hàng giảm 94 triệu đồng so với năm 2010.

Đối với số tiền dư nợ bình quân/khách hàng:

Sự thay đổi số tiền dư nợ bình quân/khách hàng theo chiều hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 87,75 triệu đồng/khách xuống 47,00 triệu đồng/khách năm 2010 và 14,00 triệu đồng/khách .Cho nên làm cho nợ xấu năm 2010 giảm 163 triệu đồng so với năm 2009 và 2011 giảm 160 triệu đồng so với năm 2010.

Kết quả phân tích này cho thấy rằng công tác thu nợ, đặc biệt là khâu thu hồi các khoản nợ xấu của Ngân hàng là rất tốt. Từ đó, chất lượng tín dụng của Ngân hàng được nâng lên rõ rệt.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 62 SVTH: Lê Văn Khánh

4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TIÊU DÙNG

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ như ở phần trên thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cũng rất quan trọng. Nó giúp cho ta có cái nhìn tổng quát về hoạt động này để từ đó tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã làm được và tìm cách khắc phục những hạn chế.

Bảng 21: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng vốn huy động 114.864 209.703 312.906

Doanh số cho vay 40.203 59.439 84.161

Doanh số thu nợ 43.194 58.605 90.825 Dư nợ 14.599 15.433 8.769 Dư nợ bình quân 12.912 15.016 12.101 Nợ xấu 351 188 28 Dư nợ/vốn huy động (lần) 0,13 0,07 0,03 Hệ số thu nợ (%) 107,44 98,60 107,92 Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 2,40 1,22 0,32 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,35 3,90 7,51

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

4.5.1 Vòng quay vốn tín dụng

Qua ba năm, chỉ tiêu này thay đổi theo chiều hướng tăng. Nếu như năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 3,90 vòng, tức tăng so với năm 2009 là 0,55 vòng thì đến năm 2011 vòng quay vốn tín dụng tăng tới 3.61 vòng đạt 7,51 vòng. Nguyên nhân là do sự gia tăng của doanh số thu nợ trong giai đoạn này, việc gia tăng doanh số thu nợ được lý giải bởi Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ đối với các khoản cho vay trung, dài hạn và sự gia tăng việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm cho nên đã đẩy doanh số thu nợ trong năm tăng cao. Do đó, sự gia tăng của

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 63 SVTH: Lê Văn Khánh

vòng quy vốn tín dụng bị ảnh hưởng nhiều bởi gia tăng doanh số thu nợ còn sự thay đổi của dư nợ bình quân là không đáng kể.

4.5.2 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ trong giai đoạn 2009 – 2011 có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm và sau đó tăng lại. Năm 2009 hệ này là 107,44% nhưng năm 2010 chỉ đạt 98,60%, giảm 8,84% so với năm 2009, đến năm 2011 lại tăng lên 9,32% đạt mức 107,92%. Sự biến động trong năm 2010 nguyên nhân không phải là do công tác thu nợ gặp khó khăn mà do doanh số cho vay năm 2009 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ. Nhưng đến năm 2011 lại diễn biến theo chiều ngược lại cho nên có sự gia tăng của hệ số này.

4.5.3 Dư nợ/vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện việc Ngân hàng sử dụng vốn huy động đầu tư cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Qua bảng số liệu có thể thấy bình quân 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng cho vay 0,13 đồng trong năm 2009, 0,07 đồng năm 2010 và 0,03 đồng trong năm 2011. Từ những kết quả phân tích này cho thấy vốn huy động của Ngân hàng dành cho cho vay tiêu dùng là thấp và lại giảm dần, nhưng ta có thể thấy nếu xét đến cả tổng dư nợ của Ngân hàng thì 1 đồng vốn huy động ngân hàng sử dụng cho vay giảm từ 0,51 đồng năm 2009 xuống 0.27 đồng năm 2010 và 0,12 đồng năm 2011. Cho nên ta có thể kết luận rằng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là rất dồi dào và vốn huy động dành cho hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng chưa cân xứng với tiềm năng huy động vốn của Ngân hàng.

4.5.4 Nợ xấu/tổng dư nợ

Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Từ bảng 21 ta thấy dư nợ của Ngân hàng có biến động tăng giảm qua 3 năm. Từ 2,40% năm 2009 giảm xuống còn 1,22% năm 2010 và dừng lại ở mức 0,32% năm 2011. Kết quả này là do sự sụt giảm dư nợ qua các năm và công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, đặc biệt là các khoản nợ

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 64 SVTH: Lê Văn Khánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xấu, nhân viên kinh doanh kiên trì nhắc nợ và gặp khách hàng để thuyết phục khách hàng trả nợ cho nên nợ xấu được giảm đáng kể.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 65 SVTH: Lê Văn Khánh

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

TẠI SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Đối với doanh số cho vay: trong những năm qua, đối tổng doanh số cho

vay của Ngân hàng giai đoạn 2009 – 2011 có sự gia tăng. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích ta lại thấy tổng doanh số cho vay tăng là do sự tăng lên của cho vay tiêu dùng trong khi cho vay đối với các lĩnh vực khác lại giảm đáng kể. Nếu đi sâu hơn vào sự gia tăng của cho vay tiêu dùng thì sự gia tăng này được đóng góp lớn bởi cho vay tiêu dùng ngắn hạn, đặc biệt là đối với hoạt động cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Từ thực tế này Ngân hàng cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp để tăng trưởng tổng tín dụng nói riêng và cho hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Đặc biệt, đối với cho vay tiêu dùng cần nắm bắt tình hình thực tế cũng như những chỉ đạo từ phía các cơ ban ngành nhất là NHNN để có giải pháp phù hợp.

Đối với doanh số thu nợ: cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, tổng

doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng hàng năm trong đó doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do làm tốt công tác lượng hóa rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua thực hiện tốt quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, liên hệ khách hàng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đến hạn trả nợ…

Đối với nợ xấu: biến động có chiều hướng giảm của tổng nợ xấu qua các

năm, trong đó nhìn chung nợ xấu đối hoạt động cho vay tiêu dùng cũng theo xu hướng giảm này, tuy vậy Ngân hàng cần phải nỗ lực để giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa. Từ đó, Ngân hàng có thể giảm bớt những tổn thất từ phía khách hàng và ngày càng nâng cao uy tín cũng như chất lượng của mình. Để có thể làm được điều này thì Ngân hàng phải thực hiện tốt quy trình cho vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý giám sát sau cho vay đối với khách hàng để có thể nắm bắt

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 66 SVTH: Lê Văn Khánh

một cách kịp thời những thay đổi trong thu nhập, hoàn cảnh gia đình của khách hàng…để phục tốt công tác thu nợ.

Ngoài những hạn chế đã nêu ở trên trong công tác huy động vốn và cấp tín dụng thì còn một số khó khăn mà Ngân hàng cần phải khắc phục để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình và hạn chế phần nào những rủi ro có thể xảy ra. Đó là những khó khăn về:

- Lượng nhân viên kinh doanh tại SGD còn mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều công việc từ khâu tìm kiếm khách hàng, cho đến thẩm định và xử lý nợ, vì thế không tránh khỏi tình trạng quá tải công việc từ đó làm cho hiệu quả công việc giảm xuống do không thể quản lý tốt hết tất cả các món vay. Ngoài ra, đối cấp quản lý ngoài việc thường xuyên có mặt tại trụ sở để giải quyết hồ sơ còn phải

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 66)