PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 44)

4.1.1 Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định nhằm cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của khách hàng. Chỉ tiêu này thể hiện qui mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Trong giai đoạn năm 2009 – 2011, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín - Sở giao dịch Sóc Trăng đã đạt tăng trưởng về doanh số cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, ta cần phân tích từng khoản mục để thấy rõ thực tế của sự tăng trưởng này để có hướng điều chỉnh cho hợp lý.

Qua kết quả thống kê từ những số liệu đã qua xử lý và chưa xử lý được cung cấp từ phòng kinh doanh – SGD Sóc Trăng tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn được thể hiện bằng bảng thống kê sau:

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 35 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn vay 40.203 100,00 59.439 100,00 84.161 100,00 19.236 47,85 24.722 41,59

Ngắn hạn 30.683 76,32 53.195 89,50 83.021 98,65 22.512 73,37 29.826 56,07 Trung, dài hạn 9.520 23,68 6.244 10,50 1.140 1,35 (3.276) (34,41) (5.104) (81,74)

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 36 SVTH: Lê Văn Khánh

Qua bảng 5 ta thấy thực trạng về doanh số cho vay mục đích tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2009 – 2011, nhìn chung chỉ tiêu này có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng là 59.439 triệu đồng, tăng 47,85% so với năm 2009 tương đương mức tăng 19.236 triệu đồng. Chuyển sang năm 2011, chỉ tiêu này tăng chậm lại với tỷ lệ 41,59% so với năm trước đó. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản cho vay ngắn hạn (chiếm trên 75% doanh số cho vay) còn các khoản cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm theo thời gian. Chúng ta xem xét cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn, và doanh số cho vay trung dài hạn để thấy rõ nguyên nhân của sự tăng trưởng doanh số cho vay trong hai khoản mục này:

Đối với doanh số cho vay ngắn hạn: trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng

thì các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cho các khoản vay trung, dài hạn và xu hướng tăng. Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn là 30.683 triệu đồng thì năm 2010 con số này đã tăng lên đến 53.195 triệu đồng, tăng 73,37% so với năm 2009. Đến nay 2011 cho vay ngắn hạn chỉ tăng thêm 56,07% so với năm trước đó tương đương 29.826 triệu đồng. Nguyên nhân giải thích cho sự gia tăng này là do trong khoản mục cho vay tiêu dùng ngắn hạn của Ngân hàng hiện này chiếm trên 90% là các khoản cho vay cầm cố sổ tiết kiệm (phụ lục 1). Vấn đề này theo lý giải của nhân viên Ngân hàng vì khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng khá lớn được thể hiện bằng huy động vốn của Ngân hàng tăng qua các năm (xem trang 28). Nhưng đa phần khách hàng tạm thời có vốn nhàn rỗi nên gửi vào ngân hàng để mục đích gia tăng thêm lợi nhuận. Đặc biệt đối với khách hàng cá nhân thì phần lớn đó là khoản tiền tích góp được của họ. Từ thực tế trên, nhiều khách hàng của Ngân hàng khi gặp khó khăn về tài chính họ chọn việc cầm cố sổ tiết kiệm để xoay sở trong thời gian ngắn vì thủ tục cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do Ngân hàng phát hành là rất nhanh chóng và số tiền vay giá trị có thể lên tới 100% số tiền khách hàng đã gửi ban đầu. Thực tế này có thể lý giải tại sao cho vay tiêu dùng ngắn hạn lại có sự tăng trưởng qua các năm như vậy.

Đối doanh số cho vay trung và dài hạn: tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 37 SVTH: Lê Văn Khánh

chất của cho vay tiêu dùng, bởi vì các khoản vay trung, dài hạn của Ngân hàng nhằm phục vụ các mục đích như: mua hàng tiêu dùng trả góp, mua xe máy trả góp, mua nhà đất, xây dựng sữa chửa nhà để ở nguồn trả nợ từ lương và từ hoạt động kinh doanh… Biến động cho vay tiêu dùng trung, dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 có xu hướng giảm rất rõ ràng. Năm 2010, doanh số cho vay trung và dài hạn là 6.244 triệu đồng giảm 34,41% tương đương giảm 3.276 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, xu hướng giảm càng mạnh hơn cụ thể doanh số cho vay trung và dài hạn giảm tới 81,74% hay giảm 5.104 triệu đồng về lượng. Có thể lý giải tình trạng này như sau:

- Thứ nhất, trong năm 2009 chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cùng với các NHTM cũng đẩy mạnh cho vay nhiều loại hình sản phẩm tiêu dùng nên lãi suất huy động đẩy lên cao cho nên chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được rút ngắn. Chính vì vậy để đảm bảo lợi nhuận cho mình các NHTM đẩy mạnh cho vay tiêu dùng của với lãi suất thỏa thuận, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín - Sở giao dịch Sóc Trăng cũng không ngoại lệ cho nên doanh số cho vay tiêu dùng năm 2009 đạt cao. Nhưng đến năm 2010, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và thực hiện chỉ đạo của NHNN về chính sách tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2010 về tập trung cho vay sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Chính vì những lý do trên đã làm cho doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2010 sụt giảm đáng kể so năm 2009.

- Đặc biệt năm 2011 chỉ thị số 01/CT-NHNN về thực hiện một số giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Ngân hàng nhà nước yêu cầu giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ, đây là nguyên nhân chính khiến doanh số cho vay tiêu dùng trung dài hạn của Ngân hàng giảm mạnh.

Mặc dù vậy, phải chịu áp lực từ NHNN về cho vay tiêu dùng nhưng đối với hoạt động cho vay xây dựng sửa chữa nhà để ở nguồn trả nợ từ lương và hoạt động kinh doanh vẫn không nằm trong danh mục bị hạn chế từ NHNN, cho nên đối với khoản mục này vẫn có sự gia tăng qua các năm. Tuy gia tăng không

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 38 SVTH: Lê Văn Khánh

nhiều nhưng nó cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2009, doanh số cho vay là 1.225 triệu đồng sau đó gia tăng với tỷ lệ 1,14% và 2,50% qua các năm 2010 và 2011 (phục lục 5).

4.1.2 Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số cho vay

Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay phổ biến và trở thành cứu cánh cho các ngân hàng hiện nay. Do tính chất của hoạt động tín dụng này gắn liền với mục đích sử dụng vốn mua sắm, xây dựng nhưng lại trả nợ bằng những khoản tiền nhỏ từ lương hoặc thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và kéo dài trong thời gian dài cho nên các khoản vay này đa số đều là trung và dài hạn.

Đối với SGD thị trường khách hàng mà Ngân hàng phục vụ chủ yếu tại địa bàn thành phố Sóc Trăng nhưng năm 2010 theo ước tính thu nhập bình quân đầu người thành phố Sóc Trăng đạt trên 31triệu đồng/năm và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín - Sở giao dịch Sóc Trăng nói riêng phát triển cho vay tiêu dùng.

Qua bảng 6, ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số cho vay thay đổi theo chiều hướng tăng. Trong năm 2009, tỷ lệ này là 37,15% và tiếp tục tăng đạt 43,60% trong năm 2010 cho đến năm 2011 tỷ lệ này đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2009 – 2011 với tỷ lệ là 59,18%. Điều này có thể giải thích bởi hai nguyên nhân:

Thứ nhất, huy động của Ngân hàng càng ngày càng hiệu quả, thủ tục phát vay đối với cầm cố sổ tiết kiệm tiện lợi và nhanh chóng chính vì vậy doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn được gia tăng góp phần làm tăng doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng cho nên tỷ trọng cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số cho vay tăng qua các năm.

Thứ hai, Ngân hàng chỉ mới thành lập vào năm 2007 chưa có thị phần nhiều, cũng như lượng khách hàng lâu năm gắng bó với Ngân hàng là không nhiều, cộng với lãi suất cho vay của Ngân hàng vẫn cao hơn so với mặt bằng lãi suất của các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. Mặc khác, quy định chặt chẽ về tài sản thế chấp đã làm cho khách hàng phần lớn đã khó khăn để có thể tiếp cận được lại không được cấp tín dụng. Nhưng trong giai đoạn này đáng

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 39 SVTH: Lê Văn Khánh

chú ý là sự tăng nhanh doanh số cho vay lĩnh vực xây dựng, cụ thể năm 2010 doanh số đạt 4.230 triệu đồng so với 220 triệu đồng năm 2009, nguyên nhân không phải là do khách hàng có nhu cầu vay xây dựng nhà tăng mà nguyên nhân chính là do vướng mắc về chính sách tín dụng của Ngân hàng nên phải chuyển mục đích sử dụng vốn để có thể cho khách hàng vay được vốn nhưng những khách hàng này đều có tài chính vững mạnh nên Ngân hàng phải uyển chuyển để giữ khách hàng được coi là giải pháp tình thế mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngoại trừ sự thay đổi trong lĩnh vực xây dựng thì các lĩnh vực còn lại đều giảm hoặc tăng không đáng kể, cụ thể trong năm 2010, doanh số cho vay thương nghiệp, dịch vụ chỉ tăng 8,73% so năm 2009, nhưng sang năm 2011 lại giảm 21,66% so với năm 2010 (phụ lục 5). Đặc biệt lượng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn phần đông là các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn bởi tình hình khủng hoảng tài chính thế giới trong năm 2008. Thêm vào xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp này phần lớn là vào Mỹ, EU cho nên phải chịu thuế chống bán phá giá làm cho các doanh nghiệp này chỉ sản xuất cầm chừng, hiệu quả không cao. Từ đó, nhóm khách hàng này hầu như không được ưu tiên cấp tín dụng cho nên làm cho doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này của Ngân hàng khó gia tăng.

Từ những nguyên nhân trên, ta có thể thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cho vay tiêu dùng vẫn là nguồn cho vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (chỉ sau thương nghiệp, dịch vụ).

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 40 SVTH: Lê Văn Khánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 6: TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG SO VỚI TỔNG DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

Cho vay tiêu dùng 40.203 37,15 59.439 43,60 84.161 59,18 19.236 47,85 24.722 41,59 Cho vay khác 68.017 62,85 76.891 56,40 58.062 40,82 8.874 13,05 (18.829) (24,49)

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 41 SVTH: Lê Văn Khánh

4.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

Phần phân tích trên chỉ mới cho ta thấy được xu hướng phát triển của doanh số cho vay tiêu mà chưa thấy được nguyên nhân tác động đến nó. Phần sau đây sẽ giúp ta thấy được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh số cho vay.

Bảng 7: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Chỉ tiêu

Số khách hàng cho vay (Số khách)

Số tiền cho vay bình quân/khách hàng

(Triệu đồng)

2009 2010 2011 2009 2010 2011

Ngắn hạn 226 349 404 135,7655 152,4212 205,4975 Trung, dài hạn 38 123 28 250,5263 50,7642 40,7143

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Ghi chú: giả định rằng một tài khoản phát sinh là một lượt khách hàng đã cho vay trong năm.

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 8: TỔNG HỢP NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG DOANH SỐ CHO VAY

Đơn vị tính: triệu đồng Nhân tố ảnh hưởng 2010/2009 2011/2010 Số khách hàng cho vay (Số khách) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn 37.993,8920 16.669,1565 21.294,7355 3.560,5670 8.383,1660 -4.822,5990

Số tiền cho vay bình quân/khách hàng (Triệu đồng) + Ngắn hạn + Trung, dài hạn -18.757,8990 5.812,8393 -24.570,7383 21.161,4280 21.442,8252 -281,3972 Tổng 19.235,9930 24.721,9950

(Nguồn: Kết quả phân tích từ bảng 7) Nhận xét:

Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 – 2011 lượng vốn Ngân hàng sử dụng cho cho vay tiêu dùng có chiều hướng gia tăng. Năm 2010 tăng so với năm 2009

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 42 SVTH: Lê Văn Khánh

là 19.236 triệu đồng và năm 2011 tăng so với năm 2011 là 24.722 triệu đồng. Dựa vào kết quả phân tích ảnh hưởng ta có thể thấy doanh số cho vay tăng là do ảnh hưởng qua lại của lượng khách hàng và số tiền cho vay bình quân trên khách hàng qua từng năm.

Đối với lượng khách hàng cho vay:

- Năm 2010 lượng khách hàng cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng đều đó là cho doanh số cho vay tăng lên 37.994 triệu đồng so với năm 2009. Cụ thể, số khách hàng cho vay ngắn hạn 226 lượt, trung, dài hạn 38 lượt năm 2009 tăng lên 349 và 123 lượt khách vào năm 2010.

- Năm 2011, mặc dù lượng khách hàng cho vay trung, dài hạn giảm xuống từ 123 lượt năm 2010 xuống 28 lượt năm 2011 nhưng lượng khách ngắn hạn năm 2011 vẫn tăng thêm 55 lượt khách so với năm 2010 nên đã đóng góp 3.561 triệu đồng vào lượng tăng doanh số cho vay năm 2011 so với năm 2010.

Đối với số tiền cho vay bình quân/khách hàng:

- Năm 2010 nhân tố này làm cho doanh số cho vay giảm 18.578 triệu đồng so với năm 2009 bằng sự giảm mạnh đối với sô tiền cho vay trên một khách hàng trung, dài hạn từ 250,53 triệu đồng/khách năm 2009 xuống mức 50,76 triệu đồng/khách năm 2010 mặc dù số tiền cho vay ngắn hạn đã tăng từ 135,77 triệu đồng/khách năm 2009 lên 152,42 triệu đồng/khách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đến năm 2011 cho vay trung, dài hạn chỉ giảm xuống mức 40,71 triệu đồng/khách nhưng lượng cho vay ngắn hạn lại tăng mạnh từ mức 152,42 triệu đồng/khách năm 2010 lên 205,50 triệu đồng/khách 2011 nên đã làm tăng doanh số cho vay thêm 21.161 triệu đồng.

Kết quả phân tích này càng cho thấy rằng mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhưng đó là mức tăng của cho vay ngắn về cả lượng khách hàng và số tiền vay trên cho một khách hàng, còn đối hoạt động cho vay trung, dài hạn ngày càng có dấu hiệu giảm.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 43 SVTH: Lê Văn Khánh

4.2 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG 4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn 4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn

Doanh số thu nợ là yếu tố phản ánh lượng nợ được thu về trong một năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 44)