trung và dài hạn năm này chỉ đạt 3.841 triệu đồng giảm đi 36,69% so với năm 2010. Trước hết, do sự sụt giảm của cho vay tiêu dùng trung, dài hạn giai đoạn 2009 – 2011 nên doanh số thu nợ trung, dài hạn cũng thấp hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn. Có sự gia tăng ở khoản mục này vào năm 2010 là do nhiều món vay trung, dài hạn trước đây đã đáo hạn và đa phần khách hàng của Ngân hàng đều chọn cách trả nợ gốc tăng dần cho nên thời điểm đáo hạn cũng là lúc doanh số thu nợ tăng lên. Mặc khác, đối tượng cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng thường là mua trả góp hàng tiêu dùng, mua nhà đất và xây dựng sửa chữa nhà để ở nguồn trả nợ từ lương… được đảm bảo trả nợ bằng nguồn lương hàng tháng hoặc trả nợ bằng thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thêm vào Ngân hàng cũng có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, đôn đốc họ trả nợ đúng kỳ hạn cho nên doanh số thu nợ có tăng. Đến năm 2011 doanh số thu nợ này có sự giảm mạnh, vì nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là do cho vay tiêu dùng trung, dài hạn bị hạn chế để ưu tiên cấp tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, phát triển nông nghiệp và nông thôn, cho nên doanh số thu nợ trung, dài hạn giảm trong năm 2011 là điều tất yếu. Đây chính là nguyên nhân chính lý giải về sự tăng, giảm thất thường của doanh số thu nợ trung, dài hạn trong giai đoạn 2009 – 2011.
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ thu nợ
Trong quá trình thực hiện cho vay, khâu thu nợ là khâu chiếm vị trí không kém phần quan trọng. Bởi vì, tăng trưởng doanh số cho vay là mục tiêu không thể thiếu trong hoạt động tín dụng ở bất kỳ ngân hàng và lĩnh vực cho vay nào thế nhưng tăng trưởng doanh số cho vay chỉ đạt kết quả khi nó được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ. Một Ngân hàng qua các năm doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì cũng chưa thể đánh giá hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng đó là tốt. Doanh số thu nợ là khoản tiền mà Ngân hàng thu hồi được từ hoạt động cấp tín dụng của mình bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn. Ta có tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số cho vay được thể hiện qua bảng 10:
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 46 SVTH: Lê Văn Khánh
Bảng 10: TÌNH HÌNH THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG SO VỚI TỔNG DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền % Số tiền %
Thu nợ cho vay tiêu dùng 43.194 55,78 58.605 41,97 90.825 56,38 15.411 35,68 32.220 54,98 Thu nợ khác 34.244 44,22 81.045 58,03 70.267 43,62 46.801 136,67 (10.778) (13,30)
Tổng doanh số thu nợ 77.438 100,00 139.650 100,00 161.092 100,00 62.212 80,34 21.442 15,35
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 47 SVTH: Lê Văn Khánh
Từ kết quả bảng 10, ta thấy xét về tỷ trọng thu nợ tiêu dùng so với tổng thu nợ của Ngân hàng thì ta không nhận thấy có chiều hướng tăng hay giảm xuyên suốt trong giai đoạn 2009 – 2011. Từ 55,78% năm 2009 đã giảm xuống còn 41,97% năm 2010 và sau đó tăng lên đạt tỷ lệ 56,38% năm 2011. Mặc dù, tỷ trọng thu nợ cho vay tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ giảm nhưng xét về số tuyệt đối lại tăng hàng năm. Nguyên nhân để giải thích cho sự thay đổi này bởi nhiều lý do:
Thứ nhất, sự thay đổi của tỷ trọng thu nợ ngành thương nghiệp, dịch vụ trong tổng doanh số thu nợ. Từ kết quả phân tích phần trên ta nhận thấy mặc dù giai đoạn 2009 – 2011 doanh số cho vay các ngành thương nghiệp, dịch vụ sụt giảm đáng kể (xem trang 38) do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn chung sau khủng hoảng kinh tế và thêm vào đó Ngân hàng cũng khó khăn trong việc phát triển khách hàng mới vì thị phần ít, cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Mặc dù vậy, thấy rằng doanh số thu nợ lĩnh vực này so với tổng doanh số thu nợ năm 2010 vẫn tăng mạnh hơn doanh thu nợ tiêu dùng so với năm trước đó, và có giảm lại vào năm 2011. Ta tiến hành xem xét về số tuyệt đối thì thấy rằng doanh số thu nợ thương nghiệp, dịch vụ năm 2010, 2011 so với doanh số cho vay năm 2010, 2011 luôn cao hơn (phụ lục 6). Từ đó cho thấy, thu nợ năm 2010, 2011 đa phần là những khoản vay đã đến hạn, nhưng tập trung nhiều vào năm 2010 nên làm cho doanh thu nợ tăng lên. Chính sự gia tăng này góp phần làm thu nợ khác tăng nhanh làm giảm tỷ trọng thu nợ tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2010.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là trong năm 2011 những khoản vay thương nghiệp Ngân hàng hạn chế cấp tín dụng các khoản vay có tài sản thế chấp là đất nông nghiệp và đối những hồ sơ cũ không đủ điều kiện về tải sản đảm bảo sẽ bị tiến hành thu hồi nợ trước hạn, khiến doanh số thu nợ tăng cao.
Thứ hai, doanh số thu nợ tiêu dùng của Ngân hàng tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2010 tăng 35,68% so với năm trước tương đương 15.411 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 tỷ lệ này này đạt 54,98% so với năm 2010. Như kết quả phân tích doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng, thấy rằng cho vay cầm cố sổ
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 48 SVTH: Lê Văn Khánh
tiết kiệm tăng qua các năm cho nên đây chính là nguyên nhân làm cho thu nợ tiêu dùng tăng mạnh qua các năm.