Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 25 - 28)

Ta tiến hành áp dụng những phương pháp phân tích khác nhau cho từng mục tiêu phân tích cụ thể:

- Mục tiêu 1, mục tiêu 2, mục tiêu 3 và mục tiêu 5 sử dụng phương pháp so sánh.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 16 SVTH: Lê Văn Khánh

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Gồm có so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa

trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn (phân tích nhân tố)

- Định nghĩa: phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định

mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. - Cách thực hiện: quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau:

+ Bước 1: xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.

∆y = y1 - yo yo x 100%

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 17 SVTH: Lê Văn Khánh

Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Đối tượng phân tích được xác định là:

Q = Q1 – Q0

+ Bước 2: thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất chất sắp sau.

Giả sử có 2 nhân tố: a, b đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Kỳ phân tích: Q = a1 x b1

Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0

+ Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

Thế lần 1: a1 x b0 Thế lần 2: a1 x b1

+ Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi. Các lần thay thế hình thành mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích Q. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a = a1 x b0 - a0 x b0

Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b = a1 x b1 - a1 x b0 Tổng hợp nhân tố: a + b = a1 x b1 - a0 x b0

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 18 SVTH: Lê Văn Khánh

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 25 - 28)