Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 36 - 42)

3.2.2.1 Tình hình huy động vốn

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hàng hóa kinh doanh của ngân hàng chính là tiền tệ. Do đó, đối với các ngân hàng nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Vì vậy để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng trước tiên chúng ta phải xem xét tình hình nguồn vốn của Ngân hàng, đó chính cơ sở cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể diễn ra một cách hiệu quả.

Trên địa bàn Sóc Trăng hiện nay có rất nhiều ngân hàng nên đã tạo sự cạnh tranh gay gắt nhiều mặt trong đó huy động vốn là khâu quan trọng được nhiều ngân hàng chú trọng. Nhận thức được điều này SGD Sóc Trăng luôn đẩy mạnh và nâng cao công tác huy động vốn. Cụ thể, tình hình vốn huy động của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 27 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Theo thời hạn 114.864 100,00 209.703 100,00 312.906 100,00 94.839 82,57 103.203 49,21 Tiền gửi không kỳ hạn 1.681 1,46 1.602 0,76 3.523 1,13 (79) (4,70) 1.921 119,91

Tiền gửi có kỳ hạn 113.183 98,54 208.101 99,24 309.383 98,87 94.918 83,86 101.282 48,67 -Ngắn hạn 111.753 97,29 207.276 98,84 148.946 47,60 95.523 85,48 (58.330) (28,14) -Trung dài hạn 1.430 1,24 825 0,39 160.437 51,27 (605) (42,31) 159.612 19.346,91

2. Theo hình thức huy động 114.864 100,00 209.703 100,00 312.906 100,00 94.839 82,57 103.203 49,21

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 113.185 98,54 206.321 98,39 306.973 98,10 93.136 82,29 100.652 48,78 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 1.105 0,96 3.369 1,61 5.881 1,88 2.264 204,89 2.512 74,56

Tiền gửi khác 574 0,50 13 0,00 52 0,02 (561) (97,74) 39 300,00

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 28 SVTH: Lê Văn Khánh

Qua bảng thống kê ta thấy nguồn vốn Ngân hàng huy động có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009, nguồn vốn này là 114.864 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên đến 209.703 triệu đồng, tức là tăng 94.839 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 82,57%. Đến năm 2011, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 312.906 triệu đồng, tăng 103.203 triệu đồng so với năm trước, tức tăng 49,21% so với giai đoạn trước. Cụ thể như sau:

a) Theo thời hạn

Ngân hàng huy động vốn theo thời hạn gồm 2 thành phần: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn gồm có 2 khoản mục: huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn trung, dài hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn: so với tiền gửi có kỳ hạn thì các khoản gửi không

kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất ít. Tỷ trọng của khoản tiền gửi này 3 năm qua lần lượt là 1,46%; 0,76% và 1,13%. Nguyên nhân của tình hình này bởi vì tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu dùng vào mục đích thanh toán nhưng hiện nay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng có nhu cầu thanh toán thường xuyên là rất ít. Nhu cầu thanh toán phát sinh chủ yếu là thanh toán tiền hàng của các cửa hàng buôn bán trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Vì vậy, tỷ trọng của các khoản gửi không kỳ hạn là khá nhỏ.

Tiền gửi có kỳ hạn: huy động vốn theo thời hạn của Ngân hàng chủ yếu

tập trung vào lượng tiền gửi có kỳ hạn. Lượng tiền gửi có kỳ hạn mà Ngân hàng huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn huy động. Trong khoản tiền gửi có kỳ hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng 97,29% năm 2009, đến năm 2010 tỷ lệ này 98,84% trong vốn huy động. Nhưng năm 2011, thì tỷ trọng này chỉ là 47,60%. Trong khi đó, lượng vốn huy động trung dài hạn qua các năm 2009, 2010 và 2011 đạt tỷ trọng lần lượt là 1,24%; 0,39% và 51,27% trong tổng vốn huy động. Điểm nổi bật trong năm 2011 là vốn huy động ngắn hạn giảm và vốn huy động trung dài hạn lại tăng đột biến làm thay đổi rõ rệt tỷ trọng của 2 khoản vốn huy động này so với năm 2010 bởi vì Ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm như: “Tiền gửi 13 tháng lãi trước linh hoạt” và “Tiết kiệm 24 tháng Plus” để đủ nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của Ngân hàng.

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 29 SVTH: Lê Văn Khánh b) Theo hình thức huy động

Huy động vốn theo hình thức huy động của được chia ra các hình thức: tiền gửi tiết kiệm cá nhân, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi khác.

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân: đây là loại tiền huy động từ cá nhân và hộ gia

đình. Mục đích khi gửi tiền theo loại hình này là nhằm để sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi của mình. Do đó, những khách hàng thường xuyên chọn hình thức tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hạn, vừa đảm bảo tính sinh lợi, vừa có thể linh động hơn khi có nhu cầu tiêu dùng. Khoản tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại tiền gửi (trên 98%). Lượng tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn và luôn có tốc độ tăng cao là do huy động từ tiết kiệm là sản phẩm huy động chính vì Ngân hàng đã liên tục đưa ra các mức lãi lãi suất hợp lý, linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút khách hàng gửi tiền, thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi như: “Mùa hè may mắn”, “Cào ngay trúng thưởng”, “Hái lộc đầu năm”… nên khoản gửi tiết kiệm luôn là nguồn huy động thu hút được nhiều khách hàng.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế: đây chủ yếu là các khoản gửi thanh toán và

chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động (chưa đến 2%). Vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT tuy không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn nhưng nó lại thể hiện sự tín nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức đối với Ngân hàng trong vai trò một trung gian thanh toán. Do vậy, khi lượng vốn này tăng cho thấy sự tín nhiệm của các doanh nghiệp đối với Ngân hàng ngày càng gia tăng.

3.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng phần lớn thông qua hoạt động tín dụng, kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua bảng dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 30 SVTH: Lê Văn Khánh

Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 108.220 136.330 142.223 28.110 25,97 5.893 4,32 Doanh số thu nợ 77.438 139.650 161.092 62.212 80,34 21.442 15,35 Dư nợ 59.064 55.744 36.875 (3.320) (5,62) (18.869) (33,85)

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 31 SVTH: Lê Văn Khánh

Doanh số cho vay: năm 2010 doanh số cho vay là 136.330 triệu đồng, tăng

so năm trước là 28.110 triệu đồng hay tăng 25,97%. Sang năm 2011 doanh số cho vay chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 4,32% tương đương tăng 5.893 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân trong năm 2010 doanh số cho vay tăng vì Ngân hàng tập trung chỉ đạo tốt công tác bán hàng, cụ thể nhân viên kinh doanh phải thực hiện tiếp thị tiềm kiếm khách hàng hoàn thành chỉ tiêu doanh số được giao cho nên doanh số cho vay năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009. Đến năm 2011, chịu ảnh hưởng chung tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho vay cao nhiều doanh nghiệp hạn chế vay và đồng thời việc có mặt thêm một số tổ chức tín dụng mới trên địa bàn dẫn đến cạnh tranh khốc liệt. Thêm vào đó, chính sách hạn chế tài sản thế chấp là đất nông nghiệp dẫn đến một số khách hàng không vay được hoặc bị giảm hạn mức và đồng thời không phát triển được khách hàng mới có tài sản thế chấp là đất nông nghiệp cho nên dẫn đến sụt giảm doanh số cho vay.

Doanh số thu nợ: liên tục tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009

doanh số thu nợ đạt 77.438 triệu đồng . Sang năm 2010, tăng thêm 80,34% tương đương tăng 62.212 triệu đồng cao nhất trong vòng ba năm vì đến năm 2011, doanh số thu nợ đạt 161.092 triệu đồng chỉ đạt tốc độ tăng 15,35%. Sở dĩ được kết quả khả quan như vậy là do công tác tín dụng của Ngân hàng trước đó cũng như trong gian đoạn này được nâng cao. Mặc dù, khó khăn trong khâu tìm kiếm khách hàng nhưng Ngân hàng vân chú trọng nâng cao công tác phân loại khách hàng, ưu tiên khách hàng có uy tín và khách hàng giao dịch thường xuyên với Ngân hàng. Đồng thời tích cực thực hiện tốt các quy trình tín dụng sau cho vay nhằm đảm bảo an toàn vốn đầu tư, thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với cơ cấu kinh tế địa phương và khu vực nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực tài chính, lành mạnh hóa chất lượng tín dụng. Ngoài ra, do thời gian gần đây người dân sử dụng vốn vay của Ngân hàng đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả nên tích cực trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Dư nợ: về tình hình dư nợ của Ngân hàng có xu hướng giảm rõ rệt trong 3

năm. Năm 2010 dư nợ là 55.744 triệu đồng giảm 5,62% so với năm trước đó. Sang năm 2011, dư nợ lại tiếp tục giảm 18.869 triệu đồng tương đương giảm

GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 32 SVTH: Lê Văn Khánh

33,85% chỉ đạt 36.875 triệu đồng. Mặc dù, doanh số cho vay tăng trưởng trong gian đoạn này nhưng song song đó công tác thu nợ cũng được chú trọng bằng chứng là doanh số thu nợ trong năm 2010 và 2011 đều cao hơn doanh số cho vay, đây là nguyên nhân chính là dư nợ của Ngân hàng có dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2009 – 2011.

Nợ xấu: trong quá trình hoạt động kinh doanh nợ xấu là điều không thể

tránh khỏi. Từ năm 2009 đến năm 2011, nợ xấu của Ngân hàng được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là trong công tác tín dụng Ngân hàng chủ động trong việc sàn lọc khách hàng, công tác được thẩm định chặt chẽ qua nhiều khâu và được sự hỗ trợ của công ty thẩm định địa ốc ngân hàng ACB cho nên công tác thẩm định của Ngân hàng được đánh giá là khá tốt. Mặc khác, vì thời gian hoạt động của Ngân hàng chưa lâu nên nợ xấu phát sinh vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 36 - 42)