Khi phân tích dư nợ tiêu dùng, ta thấy tính đến năm 2011 dư nợ tiêu dùng đã bị giảm đáng kể so với năm trước đó. Nhưng có phải chính sự giảm sút này đã làm cho tỷ trọng dư nợ tiêu dùng so với tổng doanh số thu nợ giảm đi và trong giai đoạn 2009 – 2011 dư nợ tiêu dùng so với tổng dư nợ biến động ra sao. Ta tiến hành xem xét kết quả thống kê từ bảng 14 dưới đây:
Từ số liệu thống kê ở bảng 14 ta thấy cùng với sự sụt giảm của tổng dư nợ thì dư nợ tín dụng tiêu dùng cũng không nằm ngoài xu hướng đó, mặc dù năm 2010 có sự tăng trưởng nhẹ. Cụ thể, năm 2010 dư nợ tiêu dùng đạt 15.433 triệu đồng tăng 5,71% so với năm 2009, sang năm 2011 thì lại giảm tới 43,18% so với năm 2010 đạt mức 8.769 triệu đồng. Với xu hướng giảm của dư nợ tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng có thể khẳng định rằng Ngân hàng đã làm tốt công tác từng bước giảm tỷ trọng tín dụng tiêu dùng theo yêu cầu của NHNN nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển nền kinh tế. Nhưng đối với dư nợ khác cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2009 – 2011. Ta tiến hành xem xét nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm sút dư nợ của cả cho vay tiêu dùng và cho vay khác:
Mặc dù, có sự gia tăng năm 2010 của dư nợ tiêu dùng nhưng nhìn chung tổng dư nợ và dư nợ tiêu dùng đều có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang gặp khó khăn. Ngoài nguyên nhân do thị phần thấp thì dư nợ của Ngân hàng sụt giảm còn do mặt bằng lãi suất của Ngân hàng hiện nay là cao hơn so với các ngân hàng khác cùng địa bàn.
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 53 SVTH: Lê Văn Khánh
Bảng 14: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG SO VỚI TỔNG DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh Vietbank SGD Sóc Trăng và tổng hợp)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền trọng Tỷ % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ cho vay tiêu dùng 14.599 24,72 15.433 27,69 8.769 23,78 834 5,71 (6.664) (43,18) Dư nợ khác 44.465 75,28 40.311 72,31 28.106 76,22 (4.154) (9,34) (12.205) (30,28)
GVHD: Ths.Phạm Xuân Minh 54 SVTH: Lê Văn Khánh
Cho nên một mặt số lượng khách hàng có thể gắn bó với Ngân hàng là hạn chế, mặc khác Ngân hàng sẽ gặp trở ngại về cạnh tranh lãi suất khi tiếp cận với những khách hàng đang giao dịch tại các ngân hàng khác. Lãi suất cạnh tranh thấp đã khiến một số khách hàng rời Ngân hàng để tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác, còn lượng khách hàng gắn bó với Ngân hàng cũng chọn giải pháp chia sẻ hạn mức cho một ngân hàng khác để giảm chi phí lãi. Thêm vào đó, việc rà soát và đánh giá lại các khoản cho vay đặc biệt trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ… đã làm cho một số khách hàng giảm hạn mức tín dụng, trong đó một số khác do nhu cầu vốn lớn nhưng không được Ngân hàng đáp ứng được cũng chuyển qua một tổ chức tín dụng khác. Cho nên Ngân hàng đã chú trọng phát triển khách hàng mới nhưng đa phần là những khách hàng này nhu cầu không lớn hoặc những khách hàng bị từ chối bởi một ngân hàng khác nên việc phát triển khách hàng mới cũng gặp khó khăn.