II/ CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
LUẬT LAO ĐỘNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm
Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động và những quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.
2. Đối tượng điều chỉnh
Luật lao động điều chỉnh hai nhóm quan hệ: quan hệ lao động và những quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
- Quan hệ lao động: là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động.
- Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động
+ Quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động; + Quan hệ về bồi thường thiệt hại;
+ Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động; + Quan hệ về bảo hiểm xã hội.
3. Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: các bên tham gia quan hệ lao động đều có quyền thỏa thuận với nhau trong việc ký hợp đồng lao động. Đó là sự tự nguyện của hai bên về các vấn đề liên quan đến lao động.
- Phương pháp mệnh lệnh: được áp dụng khi xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động trong quá trình làm việc.
- Phương pháp có sự tham gia của tổ chức công đoàn: là phương pháp đặc thù của Luật lao động. Phương pháp này thường được áp dụng trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp
đến quyền lợi của người lao động, như: vấn đề tăng giảm lương; thi hành kỷ luật; giải quyết tranh chấp lao động,...