1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
a, Khái niệm
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
b, Đặc điểm
- Cơ sở trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật của chủ thể;
- Chủ thể vi phạm pháp luật chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước. Nghĩa là chỉ cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thể được pháp luật trao quyền mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật;
- Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý dựa trên các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực;
- Trách nhiệm pháp lý của chủ thể luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài các quy phạm pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý thực chất là áp dụng những biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, một số biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước được áp dụng không liên quan tới trách nhiệm pháp lý, nghĩa là nó được áp dụng ngay cả khi không xảy ra vi phạm pháp luật
2. Các loại trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý được chia thành 4 loại căn cứ vào tính chất, mức độ tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất mà chủ thể vi
phạm pháp luật phải gánh chịu, trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm xảy ra.
- Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp
- Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các chủ thể có hành
vi vi phạm pháp luật hành chính, xâm hại đến trật tự quản lý của nhà nước.
- Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do người đứng đầu những tổ chức áp
dụng đối với thành viên trong tổ chức vi phạm trong đơn vị mình.
3. Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự pháp luật, trực tiếp hoặc có khả năng gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Vì thế truy cứu trách nhiệm pháp lý nhằm:
- Bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả;
- Khôi phục và bảo vệ những quan hệ xã hội bị vi phạm pháp luật xâm hại;
- Trừng phạt đối với chủ thể có hành vi vi phạm, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi đồng thời răn đe những chủ thể khác không vi phạm pháp luật;
- Giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm tương tự có thể xảy ra.
4. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Cơ sở pháp lý là những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp
luật đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc đó.
+ Thẩm quyền của cơ quan nhà nước hay nhà chức trách trong việc giải quyết vụ việc; + Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc;
+ Các biện pháp có thể áp dụng với chủ thể vi phạm; + Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý;
+ Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý, ân xá, thời hạn trừng phạt đã hết, nộp phạt xong…
- Cơ sở thực tiễn: Khi xác định cơ sở thực tiễn phải xem xét từng yếu tố cấu thành vi
phạm pháp luật gồm:
+ Hành vi vi phạm pháp luật: phải xác định được hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra trong thực tế.
+ Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật: đánh giá mức độ nguy hiểm thông qua việc xác định thiệt hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác nếu do hành vi đó gây ra cho xã hội.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả do hành vi đó gây ra. Phải xác định một cách chắc chắn rằng sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra.
+ Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm để xác định trách nhiệm pháp lý trong nhiều trường hợp là rất cần thiết, cho phép chủ thể lựa chọn biện pháp cưỡng chế phù hợp.
+ Các yếu tố khác như: thời gian, địa điểm, cách thức thực hiện hành vi vi phạm… + Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
+ Tính chất và tầm quan trọng của khách thể.
5. Nguyên tắc áp dụng khi truy cứu trách nhiệm pháp lý
- Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện;
- Truy cứu đúng người, đúng tội, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng pháp luật;
- Đảm bảo công bằng và nhân đạo trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý;
- Đảm báo tính phù hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý tức là cần cá biệt hoá biện pháp trừng phạt đối với từng chủ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh;
- Việc truy cứu phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công minh, chính xác và phải đạt hiệu quả cao.
BÀI 9
HỆ THỐNG PHÁP LUẬTI/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm hệ thống pháp luật
Thuật ngữ hệ thống pháp luật được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau:
- Thứ nhất: Hệ thống pháp luật được hiểu là hệ thống pháp luật của một quốc gia, là
cấu trúc của toàn bộ các quy phạm của luật thực định của quốc gia đó.
VD: hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống pháp luật Anh, hệ thống pháp luật Pháp…. - Thứ hai: Hệ thống pháp luật được hiểu là tập hợp một số hệ thống pháp luật quốc gia
có nhiều điểm tương đồng theo những tiêu chí nhất định.
VD: hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa…
- Thứ ba, dưới góc độ nghiên cứu của pháp luật đại cương hệ thống pháp luật được
hiểu là hệ thống pháp luật quốc gia với khái niệm như sau:
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại, thống nhất với nhau được phân định thành các ngành luật và chế định luật thể hiện ra bên ngoài bằng các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
2. Nội dung của hệ thống pháp luật
Nội dung của hệ thống pháp luật gồm hai phần: cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài.
a, Cấu trúc bên trong
Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau tạo nên toàn bộ nội dung của hệ thống pháp luật, được phân chia thành các cấp độ: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật
- Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo những định hướng nhằm đạt được những mục đích nhất định. Đây là thành tố nhỏ nhất cấu thành nên hệ thống pháp luật.
- Chế định luật là một nhóm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại, có tính chất nội tại trong một ngành luật.
- Ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cùng tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội với phương pháp điều chỉnh riêng.
b, Hình thức bên ngoài hay còn gọi là nguồn của pháp luật
Hình thức bên ngoài của hệ thống pháp luật là những dạng tồn tại bên ngoài của pháp luật do nhà nước thừa nhận hoặc ban hành thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Hệ thống pháp luật có 3 nguồn cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật
3. Các căn cứ để phân chia ngành luật
Ngành luật là bộ phận của hệ thống pháp luật. Có hai căn cứ để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác là: đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
- Đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật;
- Phương pháp điều chỉnh là cách thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh.
Thực tế, việc phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật chỉ mang tính chất tương đối