1. Vi phạm hành chính
a. Khái niệm
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
- Hành vi vi phạm pháp luật HC do cá nhân, tổ chức thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm hoặc pháp luật hành chính buộc phải thực hiện;
- Hành vi vi phạm luật HC là hành vi có lỗi do chủ thể có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thực hiện;
- Hành vi vi phạm HC đã xâm hại đến trật tự quản lý HCNN và được pháp luật HC quy định và bảo vệ. 2. Xử lý vi phạm hành chính a. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính Các hình thức xử lý vi phạm hành chính gồm: các hình thức xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý HC khác: - Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
+ Phạt chính gồm cảnh cáo, phạt tiền. Cảnh cáo áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính ở mức độ nhẹ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện. Phạt tiền áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo, mức phạt tiền là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;
Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia;
Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao;
Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;
Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.
. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp dụng theo quy định của luật.”
+ Phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm HC. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.
+ Trục xuất là hình thức phạt chính hoặc bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Đối với mỗi hành vi vi phạm HC, chủ thể chỉ bị xử phạt một lần, bằng một trong các hình thức xử phạt chính và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung.