Cấu trúc của quy phạm phápluật

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 40 - 41)

Quy phạm pháp luật là một hiện tượng pháp lý có tính độc lập tương đối không chỉ về nội dung mà còn độc lập về hình thức thể hiện ở cấu trúc của các quy phạm pháp luật. Cấu trúc là những thành phần tạo nên quy phạm pháp luật có liên quan mật thiết với nhau.

Xuất phát từ những cách thể hiện quy phạm pháp luật khác nhau của các nhà làm luật nên hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của quy phạm pháp luật.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: quy phạm pháp luật có 3 phần giả định, quy định và chế

tài.

Quan điểm thứ hai cho rằng: quy phạm pháp luật chỉ có 2 phần là giả định và quy

định; quy định và chế tài hoặc phần quy tắc và phần bảo đảm.

Nhìn chung, quy phạm pháp luật đều phải trả lời cho câu hỏi: Ai? Trong tình huống nào thì sẽ xử sự như thế nào? Hậu quả gánh chịu là gì? Xem xét theo hướng này thì quy phạm pháp luật có cấu trúc gồm 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài.

1. Giả định

- Khái niệm

Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu ra những tình huống có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà pháp luật sẽ điều chỉnh đối với những chủ thể nhất định.

- Nội dung

+ Chủ thể: tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định.

+ Tình huống: điều kiện, hoàn cảnh vào thời gian, không gian nhất định đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống được nêu lên một cách khái quát hoặc cụ thể.

- Phân loại giả định

+ Giả định đơn giản: nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện khi xảy ra điều kiện đó pháp luật sẽ điều chỉnh đối với các chủ thể.

VD: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly

Ví dụ này chỉ nêu lên một tình huống là vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn.

+ Giả định phức tạp nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện khi xảy ra đồng thời những điều kiện đó thì pháp luật mới điều chỉnh đối với các chủ thể.

VD: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi

trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” (Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Hình sự).

Hoàn cảnh ở đây bất kỳ ai giết người nhưng phải trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên lý do tinh thần bị kích động là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người thực hiện hành vi giết người hoặc người thân thích của người đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 40 - 41)