Chấm dứt hôn nhân

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 90 - 92)

II/ CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

3. Chấm dứt hôn nhân

a, Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của toà án tuyên bố vợ, chồng đã chết

• Hôn nhân chấm dứt do một bên vợ, chồng chết

+ Khi vợ, chồng chết, quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn sẽ chấm dứt. Người vợ, chồng còn sống vẫn được hưởng các quyền lợi phát sinh từ hôn nhân với người vợ, chồng đã chết;

+ Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và pháp luật về thừa kế;

+ Trường hợp không có yêu cầu của những người thừa kế chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì bên còn sống có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp di chúc chỉ định người quản lý tài sản khác hoặc người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý tài sản.

+ Nếu cần phải chia di sản của vợ chồng đã chết theo yêu cầu của những người thừa kế thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, phần tài sản của người vợ, chồng đã chết sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

• Hôn nhân chấm dứt do có quyết định của toà án tuyên bố vợ, chồng đã chết

+ Trường hợp vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết thì hôn nhân được coi là chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật hoặc vào ngày được ghi trong giấy báo tử. Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản sau khi người vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết được giải quyết như trường hợp vợ, chồng chết.

+ Nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về thì quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng được khôi phục trừ trường hợp người vợ, chồng đã kết hôn với người khác.

b, Ly hôn

• Khái niệm

Ly hôn là chấm dứt hôn nhân do toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng (K8 Điều 8 Luật HN&GĐ).

• Căn cứ ly hôn: Khi vợ, chồng hay cả hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn, sau khi thụ lý vụ kiện, Toà án phải tiến hành điều tra và hoà giải, nếu hoà giải không thành và xét thấy giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương giữa vợ chồng không còn nữa, mục đích hôn nhân không đạt được, Toà án mới giải quyết cho ly hôn

- Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được hiểu là giữa vợ chồng đã có nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ chồng không thể chịu đựng nhau nữa, các thành viên trong gia đình không thể nào sống chung bình thường, quan hệ vợ chồng

không thể tồn tạ được, sự tan vỡ của hôn nhân và ly tán của gia đình là không thể tránh khỏi. Các biểu hiện cụ thể như:

+ Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau;

+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau: đánh đạp, xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau;

+ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau;

- Mục đích của hôn nhân không đạt được: mục đích của hôn nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

• Điều kiện hạn chế ly hôn: Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người chồng có yêu cầu ly hôn thì giải quyết như sau:

- Trường hợp toà án chưa thụ lý vụ án thì toà án trả lại đơn kiện cho người nộp đơn; - Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút yêu cầu xin ly hôn thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì toà án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ.

• Thủ tục giải quyết ly hôn

- Trường hợp thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng đều tự nguyện xin ly hôn: Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì toà án quyết định.

- Trường hợp ly hôn do một bên vợ chồng yêu cầu: khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại toà án không thành thì toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

• Hậu quả pháp lý của ly hôn

- Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng: theo nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thoả thuận hay không thoả thuận được thì Toà án cũng sẽ quyết định.

- Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

Trước hết cần xác định tài sản chung của hai vợ chồng và tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Sau đó, Toà án áp dụng các nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ, kết hợp với từng trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 96-99 để chia. Cụ thể như sau: việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

+ Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

+ Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng được cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng, còn nếu được cho chung thì là tài sản chung.

+ Trường hợp vợ hay chồng đã vay mượn tiền của người khác để chi dùng cho mục đích nhu cầu riêng thì người vợ hoặc chồng phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng. Nếu tài sản riêng không có hoặc không có đủ để thanh toán thì phải thanh toán bằng phần tài

sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng có thể thoả thuận với nhau để thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng.

Đối với tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà không thoả thuận được với nhau, có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án quyết định theo nguyên tắc: Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w