CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁPLUẬT

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 32 - 34)

Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật

được chia thành hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật.

1. Văn bản luật

Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành.

Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật - Bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội:

a. Hiến pháp: quy định về những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như hình thức, bản

chất, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.

Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.

- Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 09 tháng 11 năm 1946. Hiến pháp năm 1946 bao gồm 7

chương và 70 điều. Đây là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Trong đó có những điều chỉ dài một dòng. Điều 12 được viết như sau: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm".

- Hiến pháp năm 1959 gồm 10 chương và 112 điều, được Quốc hội thông qua ngày 20/10/1959 trong giai đoạn mới của cách mạng cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với “tình hình và nhiệm vụ mới". Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai.

- Hiến pháp năm 1980 gồm 9 chương 147 điều được ban hành trong hoàn cảnh cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới.

- Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp 1992 được thông qua ngày 15/4/1992 và được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001 gồm 12 chương, 147 điều. Đến tháng 12/2001 Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung một số điều.

b. Luật - Bộ luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã

hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Ví dụ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình…

c. Nghị quyết của Quốc hội ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,

dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn, quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

2. Văn bản dưới luật

Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Những văn bản này có

hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật vì vậy khi ban hành văn bản dưới luật phải phù hợp với văn bản luật. Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật tuỳ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành. Theo Hiến pháp 1992, văn bản dưới luật gồm có các loại sau:

- Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật. Đây là văn bản dưới luật có giá trị pháp lý cao nhất.

- Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành để: + Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

+ Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

+ Quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ; + Ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w