Hình thức thể hiện quy phạm phápluật trong các điều luật

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 43 - 45)

Thông thường, để đảm bảo tính logic, chặt chẽ đòi hỏi Quy phạm pháp luật phải được trình bày theo kết cấu gồm các bộ phận: giả định, quy định, chế tài. Tức là trình bày đầy đủ các nội dung: một chủ thể nào đó ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định thì được phép hoặc bắt buộc phải xử sự theo một cách thức nhất định, nếu không xử sự đúng theo cách thức nhất định được Nhà nước quy định đó thì buộc phải gánh chịu hậu quả bất lợi.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật không phải bao giờ cũng có cách biểu đạt giống như vậy. Trong thực tế một quy phạm pháp luật được trình bày theo các hình thức sau:

- Một QPPL có thể được trình bày trong một điều luật, hoặc nhiều QPPL cùng được trình bày trong một điều luật trong trường hợp các quy phạm pháp luật có nội dung tương tự như nhau hoặc cùng liên quan đến một vấn đề.

- Trật tự trình bày các bộ phận của QPPL có thể thay đổi không nhất thiết phải theo trình tự giả định, quy định, chế tài.

- Một điều luật cũng không nhất thiết phải có đầy đủ cả ba bộ phận của một quy phạm pháp luật.

- Có thể trình bày đầy đủ các phần của QPPL trong một điều luật nhưng có trường hợp một phần của QPPL lại được giới thiệu hoặc viện dẫn ở các điều luật khác trong cùng văn bản QPPL hoặc được viện dẫn ở các văn bản QPPL khác có quy định về vấn đề đó.

VD: Điều 313 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà che

giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

- Điều 93 (tội giết người; Điều 111, các khoản 2,3,4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em);…

- Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em);

- Điều 133 (tội cướp tài sản).v.v”

VD: Khoản 3, điều 49 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

BÀI 5

QUAN HỆ PHÁP LUẬTI/ KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT I/ KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Khái niệm

Trong tiếng Việt, quan hệ được hiểu là sự liên quan giữa hai đối tượng hoặc các nhóm

đối tượng.

Những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người được gọi là quan hệ xã hội.

Quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định được nhà nước bảo đảm thực hiện.

2. Đặc điểm

Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:

-Thứ nhất: quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí.

Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt tuỳ thuộc vào ý chí của con người. Ý chí này có thể mang tính đơn phương của một chủ thể hoặc mang tính thoả thuận giữa nhiều bên chủ thể.

- Thứ hai: quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật không có

quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật xác định trước những điều kiện để quan hệ pháp luật xuất hiện, xác định rõ chủ thể tham gia quan hệ đó, quyền và nghĩa vụ của họ và các biện pháp bảo vệ những quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi bị xâm phạm.

- Thứ ba: nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ

pháp lý mà việc thực hiện nó được bảo đảm bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w