Phân loại quy định

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 41 - 43)

+ Quy định mang tính dứt khoát: chỉ nêu ra một cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực

VD: “Việc nhận con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch.

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

(Điều 72- Đăng ký việc nuôi con nuôi - Luật Hôn nhân và Gia đình)

+ Quy định cho phép chủ thể lựa chọn: chỉ ra có từ hai khả năng trở lên để chủ thể có

thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách đã nêu.

VD: “Việc kết hôn phải do Uỷ ban nhân dân cơ sở nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ công nhận và ghi vào sổ Đăng kí kết hôn theo đúng thủ tục do Nhà nước quy định. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý” (Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia

đình).

+ Quy định cho phép chủ thể thoả thuận: chủ thể được thoả thuận các nội dung không trái đạo đức xã hội, không trái pháp luật.

VD: “Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (khoản 1, điều 423 Bộ luật Dân sự 2005).

- Yêu cầu: phần quy định phải chính xác, chặt chẽ.

3. Chế tài

- Khái niệm

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra các biện pháp mang tính chất trừng phạt mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật hoặc thực hiện không đúng những mệnh lệnh đã được nêu ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật.

- Phần chế tài trả lời cho câu hỏi:

+ Cơ quan có thẩm quyền được áp dụng những biện pháp nào đối với chủ thể vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng mệnh lệnh ở phần quy định?

+ Các chủ thể ở phần giả định phải chịu hậu quả như thế nào nếu vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng mệnh lệnh ở phần quy định?

VD: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người

lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” (khoản 1, Điều 100 Bộ luật Hình sự).

Chế tài trong quy phạm pháp luật này là “thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”

- Phân loại

Chế tài là biện pháp đảm bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm minh do vậy chế tài thường gây hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng phần quy định. Hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu có thể là: phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù…

Căn cứ vào tính chất và thẩm quyền áp dụng, chế tài được chia thành các nhóm:

+ Chế tài hình sự: áp dụng với hành vi vi phạm pháp luật hình sự. + Chế tài hành chính: áp dụng với vi phạm pháp luật hành chính. + Chế tài dân sự: áp dụng với vi phạm pháp luật dân sự.

+ Chế tài kỷ luật: áp dụng với vi phạm kỷ luật.

Ngoài ra, chế tài còn có thể chỉ dẫn một số biện pháp tác động khác để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng:

+ Các biện pháp pháp lý bất lợi đối với những hành vi thực hiện không đúng, không chính xác mệnh lệnh, chỉ dẫn của Nhà nước ở phần quy định: tuyên bố hợp đồng vô hiệu,

huỷ bỏ văn bản pháp luật ban hành sai quy định…

+ Các biện pháp khôi phục, khắc phục những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nếu thiệt hại đó có thể khôi phục, khắc phục.

+ Các biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện đối với một số chủ thể rơi vào những tình huống khó khăn cần giúp đỡ.

VD: Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã

hội giúp đỡ (khoản 3, Điều 67 Hiến pháp 19992).

+ Các biện pháp khuyến khích khen thưởng về vật chất, tinh thần, lợi ích khác đối với các chủ thể có hành vi mang lại lợi ích đáng kể cho Nhà nước, xã hội.

VD: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,

người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật” (Điều 95 Luật Khiếu nại, tố cáo).

Căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng thì chế tài được chia ra làm hai loại:

+ Chế tài cố định: chỉ nêu ra một biện pháp chế tài và một mức áp dụng;

+ Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài hoặc một biện pháp nhưng với nhiều mức khác nhau để chủ thể có thẩm quyền có thể lựa chọn áp dụng.

- Yêu cầu: chế tài phải rõ ràng, biện pháp tác động phải tương xứng với hành vi của chủ thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w