nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định.
c. Phương pháp điều chỉnh
Do một bên chủ thể mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước còn bên kia phải chấp hành quyền lực nhà nước nên Luật Hành chính sử dụng phương pháp mệnh lệnh là chủ yếu. Đó là mệnh lệnh đơn phương giữa một bên nhân danh quyền lực nhà nước và một bên phải chấp hành quyền lực nhà nước. Vì vậy, các quan hệ hành chính mang tính chất không bình đẳng về ý chí, thể hiện:
- Một bên có quyền ra mệnh lênh hay đặt ra quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng;
- Một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết yêu cầu kiến nghị dó nếu phù hợp với luật và không giải quyết nếu không phù hợp;
- Hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn và cùng phối hợp quyết định;
- Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
2. Quan hệ pháp luật Hành chính
a. Khái niệm, đặc điểm
- Khái niệm:
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định chung của pháp luật hành chính.
- Đặc điểm:
+ Nội dung của quan hệ pháp luật HC là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ PL HC;
+ Quan hệ pháp luật HC có thể phát sinh theo yêu cầu của bất kỳ bên chủ thể nào;
+ Trong quan hệ PL HC bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước;
+ Bên vi phạm trong quan hệ PL HC phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước; + Phần lớn tranh chấp phát sinh trong quan hệ PL HC được giải quyết theo thủ tục HC.
b. Chủ thể, khách thể
- Chủ thể của quan hệ PL HC là cơ quan, tổ chức, cá nhân có NLCT tham gia vào quan
hệ PL HC
NLCT gồm: NLPL hành chính và NLHV hành chính
+ Năng lực pháp luật hành chính là khả năng hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý do pháp luật HC quy định;
+ Năng lực hành vi hành chính là khả năng thực tế của các chủ thể được pháp luật thừa nhận và với khả năng đó chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật HC, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý HC, đồng thời gánh chịu các hậu quả pháp lý nhất định do hành vi của mình.
- Khách thể của quan hệ PL HC là những lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính nhằm đạt tới.
3. Quản lý hành chính nhà nước
a. Hình thức quản lý hành chính nhà nước
- Hình thức quản lý hành chính nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của những hoạt động quản lý trong những hành động cụ thể. Có 5 hình thức quản lý hành chính nhà nước:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức quan trọng nhất trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động này các chủ thể của quản lý nhà nước ấn định những quy tắc xử sự trong quản lý hành chính nhà nước; quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lý, quy định những hạn chế và điều cấm…
+ Ban hành các văn bản áp dụng pháp luật: là hoạt động chủ yếu của cơ quan HCNN. Theo đó áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể, trong
những điều kiện cụ thể. Việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật sẽ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể;
+ Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý như tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; lập, cấp một số giấy tờ nhất định như biên bản vi phạm hành chính; cấp giấy phép lái xe…
+ Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp: kết quả của hoạt động này không tạo ra những quy tắc bắt buộc chung, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật;
+ Thực hiện những động tác về nghiệp vụ: chuẩn bị tài liệu cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, làm báo cáo, lưu trữ hồ sơ…
b. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra. Phương pháp quản lý HCNN rất đa dạng gồm:
- Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế:
+ Thuyết phục là làm cho đối tượng hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc không thực hiện những hành vi nhất định; đây là hoạt động do cơ quan nhà nước tiến hành thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm…
+ Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt vật chất, tinh thần đối với các cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định. Có bốn loại cưỡng chế nhà nước bao gồm: cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật. Cưỡng chế hành chính bao gồm các hình thức cơ bản như: xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính….
- Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế:
+ Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý. Phương pháp này tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý và mang tính chất đơn phương.
+ Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến các hành vi của các cá nhân, tổ chức thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của họ như: quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chế độ thưởng, lãi xuất tín dụng…