ÁP DỤNG PHÁPLUẬT

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 51 - 53)

1. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật

Pháp luật được thực hiện bằng các biện pháp tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật, tuy nhiên trong một số trường hợp thì những biện pháp này không đạt hiệu quả vì:

- Các chủ thể không muốn thực hiện;

- Các chủ thể không có điều kiện, khả năng để thực hiện.

Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

VD: Tạm giữ, tạm giam, buộc chấp hành bản án…

- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trường hợp này, quan hệ pháp

luật đã xuất hiện, nhưng do xuất hiện tranh chấp nên các bên không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình được nên cần có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp để các chủ thể có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình.

VD: Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng dân sự về mua bán đất đai.

- Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

VD: Đăng kí kết hôn, các chủ thể đăng kí kết hôn trên tinh thần tự nguyện tuy nhiên phải có sự chứng nhận của nhà nước thì quyền và nghĩa vụ của cách chủ thể mới phát sinh.

- Trong một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát, hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.

VD: Khi các bên mua bán nhà thì cần phải có sự chứng thực của nhà nước, hay trường hợp nhà nước chứng sinh hay chứng tử cho một người nào đó.

2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Thứ nhất: Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

+ Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm

quyền tiến hành.

+ Áp dụng pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước trong quá trình điều chỉnh pháp luật, nó mang bản chất chính trị, phục vụ cho mục đích chính trị nhất định.

+ Áp dụng pháp luật là hoạt động được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của

các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật.

+ Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có

liên quan.

Thứ hai: Hoạt động áp dụng pháp luật phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt

chẽ do pháp luật quy định.

Thứ ba: Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể, đòi hỏi tính

sáng tạo đối với quan hệ xã hội xác định.

Như vậy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà

nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước uỷ quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với tổ chức, cá nhân cụ thể.

BÀI 8

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝI/ VI PHẠM PHÁP LUẬT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng chi tiết Hệ thống pháp luật nhà nước pdf (Trang 51 - 53)