1.
2.2.9. Chất lượng đầu vào và công tác tuyển sinh
Chất lượng đầu vào là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của trường. Chất lượng đầu vào tốt thì kết quả đầu ra có xu hướng cao hơn, ngược lại nếu chất lượng đầu vào thấp thì kết quả đầu ra sẽ bị hạn chế.
Chất lượng đầu vào của Hệ CĐN và TCN phụ thuộc rất lớn vào quá trình đào tạo trước đó ở các bậc học phổ thông. Đa số học sinh khi được tuyển vào trường là học sinh đã thi hỏng các trường Đại học. Các năm trước, Nhà trường tuyển đầu vào bằng hình thức xét tuyển dựa vào bảng điểm tốt nghiệp phổ thông trung học và học bạ; đồng thời cộng điểm ưu tiên nhiều nên chất lượng đầu vào không cao.
Thời gian đào tạo tại trường chỉ có 02 năm đối với hệ TCN và 03 năm đối với hệ CĐN (bao gồm cả thời gian thực tập và thi tốt nghiệp) trong khi chương trình đào tạo lại không hề nhẹ đã làm cho chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng đáng kể. Học sinh trong trường 100% là nam ý thức trong học tập và rèn luyện đa phần là chưa tốt, hơn nữa kiến thức học tập ở các cấp học dưới của các em rất hạn chế. Chính vì vậy, đầu vào của nhà trường cũng không tránh khỏi hiện tượng phổ biến như các trường khác là rất thấp.
Theo số liệu thống kê học bạ của học sinh do Phòng Đào tạo cung cấp, thì tỷ lệ học sinh đầu vào có lực học trung bình chiếm đến 91%, chỉ có 09% loại khá. Từ thực tế đó, khi vào học năm thứ nhất, lại tiếp cận với nhiều kiến thức mới nên các em gặp nhiều khó khăn, một số không hiểu bài, đạt kết quả thấp sẽ sinh ra chán học, lười học.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lượng đầu vào của trường, năm 2011 nhà trường đã thay đổi cách tuyển sinh. Hình thức thi tuyển được áp dụng thay thế cho hình thức xét tuyển như những năm trước. Năm 2011 ngoài điểm cộng đối với việc xét hồ sơ học bạ, trường sẽ tổ chức thi tuyển với 3 môn: toán, lý, hóa. Ngoài ra trường có cộng điểm ưu tiên đối với những học sinh có điểm thi Đại học hoặc Cao đẳng; điểm ưu tiên cho thâm niên của người bảo lãnh bị hạn chế. Chính nhờ sự cải tiến này trong công tác tuyển sinh mà trình độ đầu vào của học sinh các năm sau sẽ tốt hơn những năm trước.
2.2.10.Quan hệ nhà trường với doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa nhà trường với các doanh nghiệp là một yếu tố tác động không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm học qua. Với tỷ lệ khoảng 70% học sinh nhà trường là con em nông thôn, gia đình làm nông nghiệp, trong những năm học qua, nhà trường đã xác lập mối quan hệ gần gũi với các doanh nghiệp gần nơi nhà trường đóng trụ sở. Một mặt, nhằm giải quyết địa điểm thực tập cho học sinh, sau đó làm tiền đề để các em có thể xin việc tại các doanh nghiệp này sau khi ra trường.
Một số đơn vị được Nhà trường đã xác lập được mối quan hệ tốt phải kể đến là: công ty dịch vụ kỹ thuật tàu, công ty dịch vụ kỹ thuật cơ khí hàng hải, công ty dịch vụ khoan, tổng công ty xây lắp dầu khí, xí nghiệp liên doanh Việt – Nga…
Với phương châm quan hệ hữu nghị, hai bên cùng có lợi, nhà trường luôn giáo dục ý thức cho các em khi đi đến liên hệ với các doanh nghiệp cần giữ thái độ nghiêm túc, đúng mực, ham học hỏi.
Xác định được hướng đi trên là hoàn toàn đúng đắn, cần tăng cường quan hệ hợp tác và phối hợp hiệu quả. Song có một số hạn chế, đó là Nhà trường mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu địa chỉ thực tập cho học sinh đối với những học sinh không thể xin được nơi thực tập chứ chưa nhằm mục đích liên kết đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở này.
Để đánh giá chính xác mức độ quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động, luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người học năm cuối, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, đặc biệt là các nhà quản lý của doanh nghiệp có sử dụng lao động trong nhà trường.
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của giáo viên, người học về quan hệ giữa cơ sở sử dụng lao động với nhà trường
TT Các nội dung và hình thức quan hệ
Mức độ quan hệ (%)
Tốt Tương đối tốt
Bình
thường Kém 1 Các CSSDLĐ cung cấp cho Nhà trường
thông tin về nhu cầu tuyển lao động và cách tuyển
25 75
2 CSSDLĐ cung cấp cho Nhà trường thông tin về những đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua việc cung cấp tài liệu hoặc các buổi giao lưu
30 70
3 Nhà trường cung cấp cho CSSDLĐ thông tin về người học sắp tốt nghiệp
10 45 20 25
4 Huy động các chuyên gia của các CSSDLĐ tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực tập cho người học
9 20 35 36
5 Các CSSDLĐ tạo điều kiện về địa điểm cho người học thực tập
20 35 25 20
6 Các CSSDLĐ tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cho các cơ sở đào tạo, kinh phí cho đào tạo
25 75
7 Tổ chức hội nghị giữa Nhà trường (đơn vị cung cấp lao động) và CSSDLĐ (đơn vị sử dụng lao động)
25 30 45
Nguồn phiếu điều tra – Phụ lục 03
Kết quả điều tra cho thấy mức độ thiếu hụt (chưa có hoạt động): − Cung cấp thông tin cho nhau: 75 %.
− CSSDLĐ tạo điều kiện về họat động tham quan, thực tập của người học 20%.
− Hỗ trợ kinh phí cho nhà trường: 75%.
− Tổ chức hội nghị Nhà trường và CSSDLĐ: 45 %.
Các số liệu trên cho thấy về tổng thể các nội dung quan hệ giữa nhà trường và cơ sở sử dụng lao động chưa được triển khai hoặc có triển khai nhưng rất không thường xuyên, trong đó có sự hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của cơ sở sử dụng lao động cho nhà trường; tham gia của các chuyên gia ở các cơ sở sử dụng lao động cho nhà trường viết nội dung, chương trình, giáo trình, giảng dạy và hướng dẫn thực tập cho sinh viên còn rất hạn chế.
Những vấn đề tối thiểu và rất đơn giản nhưng cũng không được nhà trường và doanh nghiệp quan tâm đó là việc cung cấp thông tin về đào tạo và nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp.
Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, đào tạo không phù hợp với nhu cầu sản xuất.
2.2.11.Tình hình tài chính
PVMTC là thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam, nguồn thu chính của trường được cấp từ tập đoàn dầu khí Việt Nam, nguồn thu thứ hai của trường là các hoạt động dịch vụ của trường với những doanh nghiệp trong và ngoài tập đoàn, và nguồn thứ ba là khoản học phí từ Sinh viên. Trong đó đặc biệt là nguồn thu từ những lớp dạy ngắn hạn cho các doanh nghiệp trong tập đoàn. Với một trường đào tạo ngành chủ lực cho Quốc Gia nên việc được chính phủ ưu ái NSNN cho hoạt động giảng dạy. Điều này càng làm cho nguồn tài chính của trường lớn mạnh. Chính vì thế trường đã xây dựng hai cơ sở hiện đại 9 tầng một tại Thành phố Vũng Tàu, một tại Bà Rịa với tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng, riêng tại tòa nhà 9 tầng ở Ba Rịa đã chiếm 105 tỷ đồng. Năm 2013 hoạt động đào tạo ngắn hạn nhà trường mang lại một nguồn thu hơn 531,45 đồng tỷ.
2.2.12.Chất lượng đào tạo chung
Qua 39 năm hình thành và phát triển, PVMTC được biết đến là trường Cao Đẳng nghề cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tập đoàn dầu khí Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Hiện PVMTC có hơn 75 chuyên ngành, nghề đào tạo từ các lớp ngắn hạn, sơ cấp nghề, trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Ngoài ra trường còn liên
kết đào tạo với những trường đại học có tiếng trong nước để đào tạo trình độ Liên thông đại học, đại học tại chức, đại học chính quy và cao học.
Đội ngũ giáo viên gồm 92% tốt nghiệp đại học/ trên đại học các chuyên ngành, 7,4% giáo viên có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là các giáo viên có tay nghề cao giảng dạy các môn học thực hành, 100% giáo viên đã hoàn thành chương trình sư phạm nghề và có 33 người có bằng thạc sỹ, 26 người đang đào tạo bằng thạc sĩ, 1 tiến sĩ và 3 người đang đào tạo tiến sĩ.
Cơ sở vật chất nhà trường hiện đại và thoát mát với hai tòa nhà chính tần tại Cơ sở Bà Rịa và cơ sở Vũng Tàu thì số phòng học đã dư. Đặc biệt với tòa nhà ở Bà Rịa được trang bị học lý thuyết với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng phòng thí nghiệp, những xưởng thực hành hiện đại, trường đang xây dựng để trở thành trường cao đẳng nghề chuẩn thế giới.
PVMTC là trường Cao đẳng nghề nên sinh viên ra trường phải đảm bảo có kiến thức chuyên môn và thực hành tay nghề. Trường đã sử dụng những công nghệ hiện đại ở thế giới như thiết bị đào tạo hiện đại trên thế giới như mô hình hệ thống khoan của DrillingSIM - đạt chuẩn quốc tế, mô hình khai thác dầu khí của Kongsberg - Na Uy, mô hình lọc dầu - chế biến khí - hóa dầu của ABB - Hoa Kỳ, phòng thí nghiệm hóa dầu, phòng thí nghiệm dung dịch khoan và xưởng vận hành thiết bị cơ khí. Ngoài ra nhà trường còn có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tập đoàn nên việc sinh viên thực tập tay nghề hết sức thuận lợi. Với điều kiện như thế nên ra trường sinh viên đảm bảo được nhu cầu của doanh nghiệp và đã có học sinh – sinh viên tốt nghiệp ra trường loại giỏi trên 5%, loại khá 20% trở lên và trung bình – khá từ 40% trở lên, có đến 3% học sinh Hệ TCN không tốt nghiệp và có từ 1 đến 6% học sinh nghỉ học. Trong số sinh viên tốt nghiệp thì có tới 40% đến 60% sinh viên có việc làm kể từ khi tốt nghiệp đến 6 tháng sau, trong đó có 20% đến 35% làm đúng chuyên ngành (Nguồn: Phòng đào tạo cung cấp).
2.2.13.Xác định điểm mạnh, điểm yếu của PVMTC
Điểm mạnh
1. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị thực hành, nhà xưởng, phòng thí nghiệm thực hành… được cung cấp đủ và hiện đại.
hành, có các chương trình chuẩn do trường xây dựng.
3. Chất lượng đầu vào đã cải thiện bằng cách chuyển từ xét tuyển qua thi tuyển từ năm 2011.
4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 trong công tác tổ chức và đào tạo.
5. CB – NV năng động, có trách nhiệm, có khả năng làm việc với cường độ cao. GV tham gia giảng dạy có chuyên môn tốt và tâm huyết trong quá trình giảng dạy, sở hữu đội ngũ giáo viên 40% trẻ.
6. Khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và luôn bồi dưỡng sư phạm và ngoại ngữ hằng năm.
7. Quản lý học sinh tốt tạo nên hình ảnh và nề nếp nhà trường. 8. Có mối quan hệ chặt với những doanh nghiệp.
9. Khả năng tài chính của nhà trường tốt. Điểm yếu
1. Đội ngũ giáo viên trẻ nên thiếu kinh nghiệp và nghiệp vụ sư phạm.
2. Giáo viên có kinh nghiệm chưu không đáp ứng nhu cầu ngoại ngữ, khó khăn trong việc nâng cao trình độ.
3. Vẫn chưa đạt chuẩn giờ thực hành của bộ đề ra là 70% giờ thực hành. 4. Chưa trang bị đầy đủ thiết bị dạy học cho các phòng như hệ thống âm
thanh và máy chiếu cho các phòng.
5. Thư viện chưa đáp ứng đủ đầu sách chuyên môn và thư viện điện tử vẫn chưa phát huy.
6. Trình độ đầu vào của sinh viên chưa cao nên còn hạn chế trong việc tiếp thu bài giảng và phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học tự nghiên cứu và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
7. Hoạt động NCKH của SV và GV đang còn rất yếu và thiếu. Nhiều đề tài nghiên cứu chưa ứng dụng phục vụ vào thực tiễn.
8. Quản lý giáo viên quá chặt nên không tạo được điều kiện cho giáo viên tiếp xúc nhiều thực tế.
2.2.14.Phân tích ma trận các yếu tố đánh giá bên trong
Dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu được đánh giá ở về chất lượng đào tạo của PVMTC, tác giả lập ma trận đánh giá nội bộ (IFE). Cách xây dựng ma trận như sau:
-Các “yếu tố chủ yếu” được lấy từ các điểm mạnh, điểm yếu của Trường.
- “Mức độ quan trọng” và điểm “phân loại” của các yếu tố đo lường bằng phương pháp chuyên gia. Cách thức thu thập thông tin và cách tính toán được trình bày ở PHỤ LỤC 2.
Bảng 2.13: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Những điểm mạnh
1.Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị thực hành, nhà xưởng, phòng thí nghiệm thực hành… được cung cấp đủ và hiện đại.
0,07 4 0,28
2.Chương trình học đạt 50/70 phần trăm so với Bộ LĐ&TBXH về thực hành, có các chương trình chuẩn do trường xây dựng.
0,05 3 0,15
3.Chất lượng đầu vào đã cải thiện bằng cách chuyển từ xét
tuyển qua thi tuyển từ năm 2011. 0,07 4 0,28
4.Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008
trong công tác tổ chức và đào tạo. 0,07 4 0,28
5.CB – NV năng động, có trách nhiệm, có khả năng làm việc với cường độ cao. GV tham gia giảng dạy có chuyên môn tốt và tâm huyết trong quá trình giảng dạy, sở hữu đội ngũ giáo viên 40% trẻ.
0,06 4 0,24
6.Khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn,
luôn bồi dưỡng sư phạm và ngoại ngữ hằng năm. 0,06 4 0,24
7.Quản lý học sinh tốt tạo nên hình ảnh và nề nếp nhà
trường. 0,06 3 0,18
8.Có mối quan hệ chặt với những doanh nghiệp. 0,06 3 0,18
Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Những điểm yếu
1. Đội ngũ giáo viên trẻ nên thiếu kinh nghiệp và nghiệp vụ
sư phạm. 0,04 3 0,12
11.Giáo viên có kinh nghiệm không đáp ứng nhu cầu ngoại
ngữ, khó khăn trong việc nâng cao trình độ. 0,05 2 0,1
12.Vẫn chưa đạt chuẩn giờ thực hành của bộ đề ra là 70%
giờ thực hành. 0,05 2 0,1
13.Chưa trang bị đầy đủ thiết bị dạy học cho các phòng như
hệ thống âm thanh và máy chiếu cho các phòng. 0,05 2 0,1
14.Thư viện chưa đáp ứng đủ đầu sách chuyên môn và thư
viện điện tử vẫn chưa phát huy. 0,05 1 0,05
15.Trình độ đầu vào của sinh viên chưa cao nên còn hạn chế trong việc tiếp thu bài giảng và phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học tự nghiên cứu và nghiên cứu khoa học của sinh viên.
0,05 2 0,1
16.Hoạt động NCKH của SV và GV đang còn rất yếu và thiếu. Nhiều đề tài nghiên cứu chưa ứng dụng phục vụ vào thực tiễn.
0,05 1 0,05
17.Quản lý giáo viên quá chặt nên không tạo được điều
kiện cho giáo viên tiếp xúc nhiều thực tế. 0,05 2 0,1
18.Sinh viên thiếu những kỹ năng mềm và giao tiếp, ứng
xử. 0,04 2 0,08
Tổng 1 2,91
Nguồn: Tác giả xử lý số liệu
Với cách tính điểm số quan trọng bằng mức độ quan trọng nhân với phân loại, trong ma trận IFE trên đã cho kết quả điểm số quan trọng là 2,91. Với điểm số này lớn hơn điểm trung bình 2,5, điều này cho thấy chiến lược nội bộ của PVMTC khá tốt. Vì thế, đây là điều kiện quan trọng để nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo dạy