Các bậc hệ và ngành đào tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Dầu khí đến năm 2020 (Trang 47)

1.

2.2.1.Các bậc hệ và ngành đào tạo

2.2.1.1. Các bậc, hệ đào tạo

PVMTC hiện đang đào tạo nhiều bậc, hệ từ trung cấp nghề cho tới Cao đẳng nghề. Bên cạnh đó nhà trường còn liên kết đào tạo các chương trình đào tao đại học liên thông, đại học tại chức, đại học chính quy và cao học.

Bảng 2.2: Các bậc, hệ đào tạo

Bậc đào tạo Hệ đào tạo

Cao học Chính quy (Liên kết)

Đại học Vừa làm vừa học

Liên thông Cao Đẳng

Cao đẳng nghề Chính quy

Trung cấp nghề Chính quy

Lớp sơ cấp (ngắn hạn)

Nguồn: Phòng Đào tạo

Với nhiều bậc, hệ đào tạo, PVMTC đã mang lại cho người học nhiều sự chọn lựa cho quá trình học tập của mình. Từ đó, dần chuyển đến đào tạo theo nhu cầu của người học, nhu cầu ngành dầu khí và nhu cầu xã hội.

2.2.1.2. Các ngành đào tạo

Ngoài sự đa dạng về bậc, hệ đào tạo, PVMTC còn thực hiện đa dạng hóa ngành nghề đào tạo. Hơn 13 ngành nghề, từ sơ cấp tới cao đẳng nghề, PVMTC đang khẳng định thương hiệu của mình trong hệ thống GDN ở Việt Nam. Các ngành nghề đào tạo cụ thể như sau:

 Cao đẳng nghề chính quy

Bảng 2.3: Các ngành đào tạo hệ cao đẳng chính quy

TT NGÀNH ĐÀO TẠO TT NGÀNH ĐÀO TẠO

1 Hàn 6 Khoan khai thác dầu khí

2 Điện công nghiệp 7 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí

3 Vận hàng thiết bị chế biến dầu

khí 8 Vận hành thiết bị khai thác dầu khí

4 Vận hành nhà máy nhiệt điện 9 Sửa chữa thiết bị khai thác dầu khí

5 Vận hành thiết bị hóa dầu

 Trung cấp nghề

Bảng 2.4: Các ngành đào tạo hệ cao đẳng liên thông từ trung cấp

STT NGÀNH ĐÀO TẠO STT NGÀNH ĐÀO TẠO

1 Hàn 8 Lặn thi công

2 Điện công nghiệp 9 Vận hành thiết bị sản xuất phân

3 Vận hành thiết bị chế biến dầu khí 10 Vận thiết bị lọc dầu

4 Sửa chữa thiết bị tự động hóa 11 Vận hành thiết bị hóa dầu 5 Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí 12 Vận hành thiết bị khai thác dầu 6 Vận hành nhà máy nhiệt điện 13 Sửa chữa thiết bị khai thác dầu 7 Khoan khai thác dầu khí

Nguồn: Phòng Đào tạo  Đào tạo liên kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5. Các ngành đào tạo liên kết

STT NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC

1 Quản trị kinh doanh Cao học, đại học

2 Chế tạo máy dầu. Cao học, đại học

3 Điện – Điện tử Cao học, đại học

4 Hóa Cao học, đại học

Nguồn: Phòng Đào tạo

2.2.2. Kết quả đào tạo của nhà trường

Kết quả đào tạo của Nhà Trường từ năm 2008 đến 2012 như sau:

Bảng 2.6. Kết quả đào tạo của Nhà Trường từ năm 2008 đến năm 2012.

2008 2009 2010 2011 2012

1 Hệ Trung cấp nghề HV 944 867 950 857 1.197 2 Hệ Cao đẳng nghề HV 194 482 709 946 1.040 3 Liên kết đào tạo Đại học

và sau Đại học HV 1.170 1.327 1.557 1.591 1.840

4

Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và đào tạo trước tuyển dụng cho các dự án của Tập đoàn

HV 8.286 7.816 12.239 9.273 8.389

Tổng cộng 10.594 10.492 15.455 12.667 12.466 Số lượng học viên qua các năm

TT Hệ đào tạo ĐVT

(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí)

Nhìn vào bảng 2.1. trên chúng ta có thể thấy, trong tổng số lươt học viên theo học tại Trường CĐN Dầu khí qua các năm thì phần lớn là các học viên thuộc hệ đào

tạo bồi dưỡng thường xuyên và đào tạo trước tuyển dụng cho các dự án của Tập đoàn, chiếm tỷ lệ từ 67% trở lên. Hình thức đào tạo này thường có thời gian ngắn (dài nhất là khoảng vài tháng) nhưng doanh thu, chi phí được tính vào phần doanh thu dịch vụ (tự thu – tự chi), không phải từ nguồn bao cấp của Tập đoàn như đào tạo TCN, CĐN.

Kết quả tốt nghiệp và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của học sinh:

-Về kết quả thống kê số lượng học sinh hệ CĐN và hệ TCN nhập học qua các năm như sau:

Bảng 2.7. Bảng thống kê lượng học sinh hệ CĐN và hệ TCN nhập học từ năm 2008 – 2012

2008 2009 2010 2011 2012

1 Trung cấp nghề HV 301 245 413 428 407

2 Cao đẳng nghề HV 194 287 234 260 283

Tổng cộng 495 532 647 688 690

TT Hệ đào tạo ĐVT Năm

Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng nghề Dầu khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây, cùng với sự trưởng thành của Nhà trường thì hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng, số lượng học sinh tham gia các lớp đào tạo liên thông, liên kết ngày một tăng nhưng số lượng học sinh đăng ký thi tuyển và theo học Hệ CĐN và TCN tại trường lại tăng không đáng kể.

Phân tích nguyên nhân làm quy mô đào tạo qua các năm 2008-2012 tăng không đáng kể:

+ Từ khi nghị quyết Trung Ương 2, khóa VIII về chiến lược giáo dục và đào tạo hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng đều thực hiện việc đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực nên các em học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn trường cho mình vì vậy nhà trường gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác tuyển sinh.

+ Bà Rịa - Vũng Tàu là Tỉnh liền kề với Thành Phố Hồ Chí Minh, hơn nữa hiện nay trong tỉnh có rất nhiều Trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề được thành lập như Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường CĐN Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu… nên đã thu hút một lượng lớn học sinh trong Tỉnh tham dự.

+ Trường CĐN Dầu khí là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động của ngành Dầu khí Việt Nam. Vì vậy, hằng năm căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực của các dự án/ Nhà máy về dầu khí đã, đang và sẽ đầu tư xây dựng mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ quyết định số lượng, ngành nghề tuyển sinh cho Trường CĐN Dầu khí; do đó chỉ tiêu tuyển sinh của Trường bị hạn chế bởi Tập đoàn chứ không như các trường nghề khác.

- Về kết quả tốt nghiệp toàn khoá của Trường thống kê qua các năm như sau:

Bảng 2.8. Kết quả tốt nghiệp hệ CĐN và TCN của Trường

TT Xếp loại Tốt nghiệp

1 Trung cấp nghề 2008-2010 2009-2011 2010-2012

- Loại Xuất sắc và giỏi 5% 6% 6%

- Loại khá 28% 27% 30%

- Loại Trung bình khá 40% 39% 41%

- Loại Trung bình 13% 15% 13%

- Loại yếu (chưa đạt) 5% 5% 4%

- Không đủ tư cách dự thi 3% 2% 1%

- Nghỉ học 6% 6% 5%

2 Cao đẳng nghề 2008-2011 2009-2012

- Loại Xuất sắc và giỏi 7% 7%

- Loại khá 18% 20%

- Loại Trung bình khá 48% 51%

- Loại Trung bình 20% 17%

- Loại yếu (chưa đạt) 4% 4%

- Không đủ tư cách dự thi 0% 0%

- Nghỉ học 3% 1%

Khóa học

Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí

Kết quả trên cho thấy đa số các học sinh tốt nghiệp ra trường loại giỏi trên 5%, loại khá 20% trở lên và trung bình – khá từ 40% trở lên, có đến 3% học sinh Hệ TCN không tốt nghiệp và có từ 1 đến 6% học sinh nghỉ học, tỷ lệ này còn cao. Mặc dù, loại bằng tốt nghiệp có thể tăng thêm cơ hội việc làm cho học sinh nhưng điều quan trọng vẫn là khả năng làm việc thực tế của các em. Để làm tốt công việc đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nữa ngoài khả năng nghiên cứu và học tập. Hiểu được điều đó Nhà trường luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để học sinh có thể tiếp xúc với công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường, để các em hiểu công việc sau này đòi hỏi những tiêu

chuẩn công việc và tự rèn luyện, học tập trau dồi kiến thức để hoàn thiện.

2.2.3. Khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp

Kết quả tốt nghiệp và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của học sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng năm, Nhà trường đào tạo khoảng hơn 600 học sinh ra trường, theo dự tính nhu cầu của thị trường, số lượng học sinh này tương đối khó tìm được việc làm do nhu cầu tuyển mới của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dầu khí không nhiều, mặt khác còn có nhiều cơ sở đào tạo khác cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, số liệu điều tra học sinh tốt nghiệp trong 05 năm gần đây do phòng Đào tạo cung cấp cho thấy:

 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp sau 06 tháng có việc làm chiếm từ 41% đến 60% hàng năm.

 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp sau 06 tháng có việc làm đúng chuyên ngành chiếm từ 20% đến 35% hàng năm.

 Trong số học sinh xin được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau 06 tháng thì có tới 80% đến 90% là do có người quen giúp đỡ, số còn lại là tự đi liên hệ xin việc.

Nhìn chung, tỷ lệ người học tìm được việc làm sau tốt nghiệp như vậy là tương đối cao, nhưng tỷ lệ được làm việc đúng chuyên ngành đào tạo thấp, những công việc đã và đang làm chủ yếu có được nhờ sự giúp đỡ,…còn số tự xin được việc làm thấp.

Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ năng làm việc của người học còn kém, khả năng sử dụng các phương tiện, máy móc thiết bị còn yếu, …chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở sử dụng lao động. Mặc khác, khi xét về kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc thì ta có thêm một cái nhìn hay trả lời được câu hỏi “ Vì sao người học sau ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên ngành, số lượng tìm được việc làm còn quá ít ?’’

Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua người sử dụng lao động:

Để đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại Trường CĐN Dầu khí trong những năm qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, các giáo viên có kinh nghiệm, những học sinh đang học và một số học sinh đã tốt nghiệp tại trường.

Đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ người sử dụng lao động là nhằm khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với người lao động được đào tạo tại trường.

Theo thăm dò ý kiến đối với các CSSDLĐ trong ngành về trình độ của học sinh của trường sau khi tốt nghiệp, đi làm. Kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thống kê về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ phục vụ và đáp ứng yêu

cầu của công việc

Tốt Tương đối tốt

Bình

thường Kém

1 Về kiến thức chuyên môn 18 20 40 22

2 Về khả năng ngoại ngữ 5 10 35 50

3 Về tay nghề 15 24 47 14

4 Về kỹ năng ứng xử công việc 15 28 43 14 5 Đưa ra đề xuất các ý tưởng mới

không 15 26 43 16

TT Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc

Mức độ đánh giá (%)

Nguồn: Số liệu điều tra – Phụ lục 04

Qua bảng thống kê trên, có thể nhận thấy: học sinh của Trường sau tốt nghiệp, đi làm được các CSSDLĐ đánh giá ở mức tốt và tương đối tốt từ 15-43%; đánh giá ở kém từ 14-50%, tùy theo từng nhóm tiêu chí. Trong đó, chúng ta có thể thấy khả năng ngoại ngữ là tiêu chí mà học sinh của Trường bị đánh giá thấp nhất. Nguyên nhân có thể là do trình độ ngoại ngũ đầu vào của các em còn thấp (môn này không nằm trong các môn thi đầu vào), đồng thời việc đào tạo ngoại ngữ trong quá trình các em theo học vẫn chưa được chú trọng bằng việc đào tạo chuyên môn, tay nghề; đồng thời nội dung dạy học chưa mang tính thực tiễn cao nên với vốn tiếng Anh học được trong trường khi ra làm việc thực tế các em chưa sử dụng được nhiều.

Như vậy, Thực trạng tình hình sử dụng học sinh sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm đúng theo chuyên ngành được đào tạo không cao, việc đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng còn ở mức tương đối thấp.

2.2.4. Thực trạng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo 2.2.4.1. Đổi mới hoạt động dạy và học 2.2.4.1. Đổi mới hoạt động dạy và học

PVMTC là một trường dạy nghề nên dạy học phải theo hình thức thực hành tay nghề hơn là lý thuyết. Để thực hiện tốt công tác giảng dạy nghề thì PVMTC đã yêu cầu tất cả giáo viên nghiên cứu, thiết kế, hiệu chỉnh chương trình học sao cho phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp và đồng bộ với khoa học – công nghệ. Ngoài ra giáo viên phải tập trung nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng trực tiếp vào giảng dạy và sản xuất, phải dạy theo phương pháp lấy người học làm trung tâm phát huy vai trò chủ động của học sinh – sinh viên trong quá trình học tập.

Bên cạnh đổi mới phương pháp giảng dạy nhà trường cũng đã đổi mới cách thức tuyển sinh hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề từ xét tuyển sang thi tuyển. Điều này cũng cho thấy chất lượng của nhà trường được đánh giá cao.

2.2.4.2. Hoạt động học tập của sinh viên

Giáo viên đã thay đổi cách dạy, muốn có kết quả tốt học sinh - sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập. Việc thay đổi phương pháp học tập giúp sinh viên cải thiện được khả năng tư duy, khám phá các kiến thức mới; nâng cao tính chủ động và tiếp thu những kiến thức thực tế của doanh nghiệp và tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Thể hiện qua những điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phương pháp học tập của sinh viên có sự chuyển biến tích cực, nhất là việc tự học theo nhóm và nghiên cứu trước bài học ở nhà.

-Đa số học sinh – sinh viên được thực hành thực tế tại nhà trường và các doanh nghiệp.

-Các nhóm cùng học được thành lập và nhóm nghiên cứu khoa học hình thành. -Nhà trường thường tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại để lắng nghe các câu

hỏi, thắc mắc của sinh viên. Sinh viên đã tự tin, trao đổi thẳng thắn với lãnh đạo nhà trường về các tâm tư, nguyện vọng của mình.

2.2.5. Mục tiêu và chương trình đào tạo

Mục tiêu là yêu tố quan trọng hàng đầu của một khóa đào tạo. Nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình cũng như nội dung đánh giá, đồng thời cũng là định hướng cho người học trong cả quá trình học tập.

Mục tiêu đào tạo là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạt được với những chuẩn được quy định để sau khi học xong một khóa đào tạo có thể tìm được việc làm và hành nghề.

Qua phân tích về hiệu quả đào tạo có thể khẳng định rằng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt loại Giỏi, loại Khá hàng năm còn thấp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường xin được việc làm đúng chuyên ngành sau 06 tháng còn thấp.

Hiện nay, chương trình đào tạo Hệ CĐN và Hệ TCN tại Trường được xây dựng dựa trên chương trình khung của Sở Lao động Thương binh - Xã hội kết hợp với “Đề cương các môn học bắt buộc thuộc chương trình đào tạo bậc TCN và CĐN” do Bộ Lao động thương binh-Xã hội ban hành. Một số nghề chưa có chương trình khung của bộ, Nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình khung áp dụng trong Nhà trường.

Trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn của Sở, Nhà trường đã thực hiện việc xây dựng khung chương trình và đề cương chi tiết cho tất cả các học phần liên quan đến một số ngành nhà trường đào tạo.

Do tỷ lệ giờ thực hành chưa cao, giáo viên dạy thực hành chủ yếu còn chưa theo sát học sinh trong giờ thực hành đã ảnh hưởng tới khả năng làm việc của học

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Dầu khí đến năm 2020 (Trang 47)