Thực trạng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Dầu khí đến năm 2020 (Trang 54)

1.

2.2.4. Thực trạng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo

2.2.4.1. Đổi mới hoạt động dạy và học

PVMTC là một trường dạy nghề nên dạy học phải theo hình thức thực hành tay nghề hơn là lý thuyết. Để thực hiện tốt công tác giảng dạy nghề thì PVMTC đã yêu cầu tất cả giáo viên nghiên cứu, thiết kế, hiệu chỉnh chương trình học sao cho phù hợp với thực tế sản xuất của doanh nghiệp và đồng bộ với khoa học – công nghệ. Ngoài ra giáo viên phải tập trung nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng trực tiếp vào giảng dạy và sản xuất, phải dạy theo phương pháp lấy người học làm trung tâm phát huy vai trò chủ động của học sinh – sinh viên trong quá trình học tập.

Bên cạnh đổi mới phương pháp giảng dạy nhà trường cũng đã đổi mới cách thức tuyển sinh hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề từ xét tuyển sang thi tuyển. Điều này cũng cho thấy chất lượng của nhà trường được đánh giá cao.

2.2.4.2. Hoạt động học tập của sinh viên

Giáo viên đã thay đổi cách dạy, muốn có kết quả tốt học sinh - sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập. Việc thay đổi phương pháp học tập giúp sinh viên cải thiện được khả năng tư duy, khám phá các kiến thức mới; nâng cao tính chủ động và tiếp thu những kiến thức thực tế của doanh nghiệp và tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Thể hiện qua những điểm sau:

-Phương pháp học tập của sinh viên có sự chuyển biến tích cực, nhất là việc tự học theo nhóm và nghiên cứu trước bài học ở nhà.

-Đa số học sinh – sinh viên được thực hành thực tế tại nhà trường và các doanh nghiệp.

-Các nhóm cùng học được thành lập và nhóm nghiên cứu khoa học hình thành. -Nhà trường thường tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại để lắng nghe các câu

hỏi, thắc mắc của sinh viên. Sinh viên đã tự tin, trao đổi thẳng thắn với lãnh đạo nhà trường về các tâm tư, nguyện vọng của mình.

2.2.5. Mục tiêu và chương trình đào tạo

Mục tiêu là yêu tố quan trọng hàng đầu của một khóa đào tạo. Nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình cũng như nội dung đánh giá, đồng thời cũng là định hướng cho người học trong cả quá trình học tập.

Mục tiêu đào tạo là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạt được với những chuẩn được quy định để sau khi học xong một khóa đào tạo có thể tìm được việc làm và hành nghề.

Qua phân tích về hiệu quả đào tạo có thể khẳng định rằng chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt loại Giỏi, loại Khá hàng năm còn thấp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường xin được việc làm đúng chuyên ngành sau 06 tháng còn thấp.

Hiện nay, chương trình đào tạo Hệ CĐN và Hệ TCN tại Trường được xây dựng dựa trên chương trình khung của Sở Lao động Thương binh - Xã hội kết hợp với “Đề cương các môn học bắt buộc thuộc chương trình đào tạo bậc TCN và CĐN” do Bộ Lao động thương binh-Xã hội ban hành. Một số nghề chưa có chương trình khung của bộ, Nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình khung áp dụng trong Nhà trường.

Trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn của Sở, Nhà trường đã thực hiện việc xây dựng khung chương trình và đề cương chi tiết cho tất cả các học phần liên quan đến một số ngành nhà trường đào tạo.

Do tỷ lệ giờ thực hành chưa cao, giáo viên dạy thực hành chủ yếu còn chưa theo sát học sinh trong giờ thực hành đã ảnh hưởng tới khả năng làm việc của học sinh tại các doanh nghiệp sau khi ra trường. Một lớp giờ thực hành đã được tổ chức thành từng nhóm, mỗi nhóm có khoảng 3-5 học sinh. Giáo viên thường nhắc lại quy trình phần sẽ thực tập, hướng dẫn và làm mẫu trước lớp 2-3 lần, sau đó để học sinh tự làm lại. Giáo viên lúc đó thường chỉ quan sát (chiếm 40%), thậm chí có giáo viên còn để lớp tự quản (60%). Do đó với nền tảng kiến thức và tư duy hạn chế, nhiều học sinh chưa thể làm thành thạo những phần được hướng dẫn trong giờ thực hành. Vì thế giờ thực tập chưa phải là giờ học giúp học sinh hiểu thêm phần lý thuyết hay rèn luyện tay nghề. Học sinh tốt nghiệp ra trường nếu xin được việc còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong công việc còn lại phần lớn là chưa xin được việc làm đúng chuyên ngành.

Theo quyết định của Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo số 4444/1997/ QĐ – BGD&ĐT ngày 29 tháng 12 năm 1997 về việc ban hành “Quy định xây dựng quản lý mục tiêu, kế hoạch đào tạo và chương trình môn học” có nêu: số giờ thực hành

chiếm khoảng 70% tổng số giờ học của nghề. Hiện nay, số giờ thực hành của các nghề tại Trường CĐN Dầu khí mới chỉ đạt gần 50% thời gian học. Lý do thời gian học tập tại trường ngắn (24 tháng đối với hệ TCN và 36 tháng đối với hệ CĐN), hàng năm mỗi nghề có từ 2-4 lớp, các lớp gần như học các môn học song song nhau. Mặc dù nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất cho các xưởng thực hành với những trang thiết bị phục vụ khá tốt cho những giờ thực hành nhưng chưa đủ về số lượng. Nhà trường chưa xây dựng được xưởng thực tập cho mỗi nghề: nghề điện công nghiệp và sửa chữa thiết bị tự động hóa còn thực hành chung xưởng điện tử cơ bản. Xưởng thực tập của trường dành cho mỗi nghề chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tập với số lượng lớn, mỗi tiết thực tập số lượng thiết bị trong các xưởng chỉ đủ để khoảng 15-20 học sinh thực tập. Mỗi lớp thường được tổ chức chia làm hai ca để thực tập. Khi các lớp cùng thực tập trong khoảng thời gian ngắn trường sắp xếp xen kẽ lịch thực tập cho các lớp. Vì thế, mỗi lớp sẽ không đủ thời gian để thực tập theo đúng số giờ chuẩn quy định.

Hằng năm nhà trường luôn xin kinh phí của Tập đoàn để đầu tư thiết bị thực hành cho các xưởng thực hành, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu đào tạo ngày càng cao về chất lượng cũng như số lượng của học sinh.

Tóm lại, trong nội dung chương trình đào tạo của Trường CĐN Dầu khí thì số giờ thực hành thực tế diễn ra còn thấp hơn so với yêu cầu. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này, đó là: Giáo viên chưa theo sát học sinh trong quá trình thực hành; cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu thực hành cho học sinh.

2.2.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

PVMTC được Bộ và các chuyên gia về GD nghề nghiệp đánh giá là một trong những trường dẫn đầu về cơ sở vật chất trong khối các trường có ngành dầu khí. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng, bên cạnh xây dựng các phòng học giảng đường, PVMTC còn đầu tư, xây dựng các phòng thực hành, cơ sở thí nghiệm.

Trong những năm gần đây, Trường CĐN Dầu khí đã từng bước nâng cấp trường, lớp, thư viện, phòng thực hành, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập theo hướng chuẩn hóa quốc tế và hiện đại hóa phục vụ yêu cầu ngày càng cao của giáo dục toàn diện, phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Từ

năm 2009, Nhà trường đưa vào sử dụng tòa nhà 9 tầng làm khu phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện và phòng học tại Trụ sở Vũng Tàu. Nhưng trên thực tế, tất cả các phòng học tại Khu Nhà 9 tầng - Trụ sở Vũng Tàu chỉ sử dụng cho các lớp ngắn hạn, các lớp tái đào tạo, đào tạo tiền tuyển dụng. Học sinh hệ CĐN và TCN được bố trí học tại Khu nhà 2 tầng tại Vũng Tàu và Cơ sở Bà Rịa được xây dựng từ năm 1979.

Ngày 14 tháng 12 năm 2012, Nhà trường đã khởi công xây dựng dự án nhà học, phòng làm việc 9 tầng tại Cơ sở Bà Rịa và đưa vào sử dụng vào ngày 20/11/2013. Dự án bao gồm: 61 phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ dạy học như: máy chiếu, hệ thống âm thanh giảng dạy và 01 hội trường lớn 400 chỗ ngồi phục vụ hoạt động văn nghệ của Học sinh – sinh viên. Sau khi dự án này đưa vào sử dụng, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo Hệ CĐN và TCN được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, trường còn có một phân hiệu ở Thành Phố Vinh, với cơ sở này sở hữu tòa nhà 12 tầng. diện tích 20.000m2. Đây là cơ sở được đánh giá đầy đủ trang thiết bị giảng dạy và khu vui chơi dùng để đào tạo cho phía bắc miền Trung.

Bảng 2.10. Cơ sở vật chất của Nhà Trường thống kê đến năm 2012

TT Nội dung ĐVT Số

lượng Ghi chú

I. Diện tích đất đai cơ sở đào tạo quản

lý sử dụng Ha 9.87

II Số cơ sở đào tạo cơ sở 3

III Diện tích đất xây dựng m2 11.200

IV Giảng đường/phòng học

1 Phòng học phòng 101

2 Diện tích m2 6.814

V Diện tích hội trường m2 3.000

VI Phòng máy tính

1 Diện tích m2 176 (2 phòng)

2 Máy tính sử dụng được máy 60

TT Nội dung ĐVT Số lượng Ghi chú VII Phòng học ngoại ngữ Sử dụng chung với phòng học 1 Số phòng học phòng 2 Diện tích m2

3 Thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên

dùng thiết bị

Máy catsetts, video, projectors

VIII Thư viện

1 Diện tích m2 484

2 Số đầu sách quyển 2.000

IX Phòng thí nghiệm

1 Diện tích m2 942

2 Thiết bị thí nghiệm chuyên dùng thiết bị Thí nghiệm về lĩnh vực hóa dầu; Thí nghiệm về điện và tự động hóa; Phòng mô hình mô phỏng; Thí nghiệm dung dịch khoan dầu khí X Xưởng thực tập, thực hành 1 Diện tích m2 3020

2 Thiết bị thực hành chuyên dùng thiết bị Xưởng Hàn, Động cơ máy nén, xưởng cơ khí, xưởng van, máy bơm, xưởng NDT, xưởng điện, xưởng tự động hóa, hiệu chuẩn hiệu chỉnh thiết bị đo lường, Tháp thực tập lặn, thiết bị lặn, các phòng mô hình Simulators về khoan dầu khí, vận hành chế biến

TT Nội dung ĐVT Số

lượng Ghi chú

dầu khí, vận hành nhà máy điện, điều khiển DCS3000.

XI Ký túc xá

1 Số sinh viên ở trong KTX SV 800

2 Diện tích m2 8.249

3 Số phòng phòng 176

4 Diện tích bình quân/sinh viên m2 5.3

XII Diện tích nhà ăn sinh viên thuộc cơ

sở đào tạo quản lý m2 1.400

XIII Diện tích nhà văn hóa m2 500

XIV Diện tích bể bơi m2 450

XV Diện tích sân vận động m2 2.200

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

- Hiện nay, số lượng phòng học lý thuyết cũng như phòng thực hành của các ngành đều mới được sửa chữa nên đáp ứng được yêu cầu của hầu hết cán bộ, giáo viên và học sinh theo học, cụ thể: đối với phòng học lý thuyết đạt 1,5m2/học sinh, đối với phòng thực hành các nghề đào tạo đạt 2,5m2/học sinh. Trong khi diện tích tiêu chuẩn đối với phòng học lý thuyết là 1,45-1,5m2/học sinh còn đối với phòng thực hành tin học là 2,0-2,5m2. Tuy nhiên, điều kiện các phòng học còn chưa đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh. Đặc biệt là những phòng học thuộc cơ sở Bà Rịa của Trường, 10/19 phòng học còn nóng, gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

- Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy: có đến 40% ý kiến đánh giá mới chỉ đạt “Tương đối tốt”. Hiện nay, các trang thiết bị phục vụ dạy và học trên lớp của giáo viên là hầu như không có, trong 42 phòng học lý thuyết (Trụ sở Vũng Tàu 23 phòng và Cơ sở Bà Rịa có 19 phòng) phục vụ cho đào tạo Hệ CĐN và TCN thì mới chỉ có 02 phòng có hệ thống loa và âm thanh và chỉ sử dụng cho một số môn học cơ sở ghép hai lớp học chung như: Chính trị, Pháp luật, Tổ chức sản xuất.

Cả trường mới chỉ có có 23 máy chiếu đa năng và không có quy định môn học nào được sử dụng máy chiếu và môn nào không. Ngoài ra, máy chiếu được quản lý tập trung tại phòng Tổ chức - Hành chính, khi đến giờ học Học sinh phải mượn máy chiếu và trả lại khi kết thúc môn học. Do không đủ máy chiếu cho tất cả các phòng học nên khi đến giờ học, có lớp mượn được máy chiếu và có lớp không mượn được nên ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của Giáo viên do không thể cho Học sinh quan sát được các nguyên lý hay hình ảnh mô phỏng.

Các phương tiện khác thì tùy theo đặc thù mỗi môn học mà giáo viên tự trang bị cho bản thân. Hệ thống phòng thí nghiệm, phòng mô hình của các khoa được đầu tư khá tốt, có tương đối đầy đủ thiết bị và dụng cụ để học sinh thực hành.

- Về tài liệu học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo: Mặc dù hiện nay nhà trường có trên 2.000 đầu sách trong thư viện, tuy nhiên, số lượng sách trực tiếp phục vụ cho các môn học còn rất ít, toàn bộ sách học của học sinh vẫn là do các giáo viên trong trường tự biện soạn dựa trên giáo trình của các trường Đại học và Cao đẳng khác nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền nào phê duyệt.

Các tài liệu còn lại như sách, báo, tạp chí mặc dù nhà trường có trang bị cho phòng đọc trong thư viện cũng như hệ thống máy vi tính nhưng thư viện Nhà trường cho đến nay gần như không phát huy tác dụng, chỉ phục vụ cho giáo viên và học sinh năm thứ nhất. Vì phòng thư viện của nhà trường đặt tại trụ sở chính của trường tại Vũng Tàu, trong khi đó, những học sinh năm năm thứ 2 chuyển lên học tại cơ sở Bà Rịa nên không thể sử dụng sách tại thư viện.

Năm 2012, Nhà trường đưa vào sử dụng Thư viện điện tử với hơn 3.100 đầu tài liệu khác nhau bao gồm các loại tạp chí, báo khoa học, tài liệu tham khảo, giáo trình, hệ thống tiêu chuẩn và các video kỹ thuật. Nhưng việc sử dụng chưa được hiệu quả với lý do hệ thống máy tính dùng để tra cứu tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu (chỉ có 10 máy tính đặt tại Thư viện) và chỉ khai thác được nguồn tài liệu này khi có mặt tại Thư viện.

2.2.7. Nguồn nhân lực

Hiện nay, Nhà trường có 05 khoa, các khoa có nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo, giảng dạy và các hoạt động giáo dục của các nghề khác nhau theo chương trình kế hoạch giảng dạy của nhà trường; quản lý giáo viên, học sinh; tổ chức biên soạn

chương trình, giáo trình môn học của khoa; thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, số lượng và trình độ giáo viên của Nhà Trường như sau:

Bảng 2.11. Số lượng và trình độ Giáo viên của Nhà Trường

TT Tổ bộ môn Tổng

số

Trình độ đào tạo

Tiến sỹ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trình độ

khác SL % SL % SL % SL % SL % 1 TBM Môn học cơ bản 7 1 1 5 2 TBM Toán tin 6 6 3 TBM Anh văn 8 5 3 4 TBM An toàn môi trường 16 3 13 5 TBM Cơ khí 33 6 23 4 6 TBM Hàn 7 4 3 7 TBM Công nghệ Hóa 16 5 11 8 TBM Khoan khai thác 7 4 3 9 TBM Kỹ thuật điện 21 4 17 10 TBM Tự động hóa 20 4 14 2 11 TBM Kỹ thuật lặn 5 1 2 2 Tổng cộng 146 1 0.68 33 22.6 101 69.2 4 2.74 7 4.79

Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí

Trình độ của giáo viên hiện nay là: 92% tốt nghiệp đại học/ trên đại học các

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Dầu khí đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)