Quản lý sự phối hợp đồng bộ giữa nhóm làm việc đa chức năng 1 Mục tiêu của giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 82)

- Thang đánh giá hành vi thích ứng ABSS

3.2.4.Quản lý sự phối hợp đồng bộ giữa nhóm làm việc đa chức năng 1 Mục tiêu của giải pháp

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhóm làm việc đa chức năng là một mô hình được sử dụng rất có hiệu quả trong lĩnh vực CTS và giáo dục cho trẻ CPTTT ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo như khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết việc triển khai CTS cho trẻ CPTTT tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa nhóm làm việc đa chức năng. Vì vậy, để công tác triển khai và thực hiện CTS cho trẻ CPTTT đạt hiệu quả cần có các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự phối hợp đồng bộ của nhóm

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Để phối hợp đồng bộ giữa các nhóm cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên nhóm làm việc đa chức năng;

Nhóm thứ nhất là các thành viên thường xuyên của nhóm, đó là những người

có liên quan trực tiếp tới việc thiết kế và thực thi chương trình CTS, giáo dục hằng ngày cho trẻ, gọi là nhóm trụ cột, gồm trẻ CPTTT, thành viên trong gia đình và các giáo viên.

Nhóm thứ hai là các thành viên tham gia khác như các chuyên gia về thị lực,

về thính học, các nhà tâm lý - giáo dục, các cán bộ công tác xã hội, các bác sỹ, các chuyên gia dinh dưỡng và các chuyên gia định hướng lưu động, đây là những người luôn có mặt để tư vấn khi cần thiết, gọi là nhóm hỗ trợ.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên nhóm làm việc đa chức năng

Ngoài việc hình thành các cán bộ, thành viên hỗ trợ trong công tác CTS, cần áp dụng các biện pháp sau nhằm tăng cường sự phối hợp đồng bộ và phát huy hiệu quả của các nhóm can thiệp:

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên: mỗi thành viên có các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và đóng góp vào hoạt động chung với kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình. Những trách nhiệm chung như tham gia vào giải quyết các vấn đề và hỗ trợ các thành viên của nhóm áp dụng các chiến lược can thiệp, trị liệu và giáo dục, đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là sự chia sẻ những hỗ trợ đối với các cá nhân có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch công việc và thông báo trước khi triển khai công tác CTS để tất cả mọi thành viên trong nhóm đa chức năng đều nắm bắt thời gian biểu cụ thể.

- Tổ chức buổi họp với tất cả các cán bộ, chuyên viên và giáo viên thực hiện công tác CTS để thông báo và giới thiệu về các mẫu hồ sơ, các phiếu được sử dụng trong công tác CTS và về thống nhất việc lưu trữ các hồ sơ một cách hệ thống.

- Lên kế hoạch họp định kỳ trong nhóm xuyên suốt quá trình tiến hành công tác CTS, cụ thể là: phát hiện và chẩn đoán; khám sàng lọc; khảo sát trẻ; đánh giá;

tiến hành can thiệp; thực hiện giám sát; lưu trữ hồ sơ; đánh giá trẻ sau can thiệp; đánh giá chương trình; báo cáo và chuyển tiếp.

- Các thành viên của nhóm cần có kế hoạch làm việc linh hoạt, để có thể tư vấn và tham gia vào các buổi họp nhóm khi cần đến lĩnh vực chuyên môn của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 82)