Tổ chức thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 73)

- Tư vấn kiến thức và kỹ năng chăm sóc can thiệp cho cha mẹ trẻ chậm phát triển trí tuệ

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

+ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và chuyên viên.

Ở Việt Nam nói chung cũng như thành phố Vinh nói riêng, các chuyên viên trong các lĩnh vực khác nhau về can thiệp sớm vẫn còn thiếu và còn yếu, đặc biệt là các chuyên viên về ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu. Nhằm mang lại những cách thức hỗ trợ hiệu quả tối đa cho trẻ, cần phải có các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của các lực lượng liên ngành trong quá trình can thiệp:

- Tăng cường phát triển mối quan hệ và hợp tác giữa các tổ chức thực hiện can thiệp sớm nhằm có cơ hội tiếp cận các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Sự hợp tác này có thể tiến hành với các hình thức: hợp tác đào tạo, tập huấn, tư vấn chuyên môn theo định kỳ hoặc nhu cầu.

- Phối hợp với các tổ chức nước ngoài, kiến nghị xin hỗ trợ chuyên gia đào tạo chuyên môn cho cán bộ nguồn. Các chuyên gia này sẽ đồng điều hành và thực hiện về chuyên môn, đồng thời truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho cán bộ nguồn nhằm hình thành nguồn nhân lực bền vững, lâu dài và có năng lực tiếp quản các thế hệ theo sau.

- Tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn giúp họ nắm nội dung, phương pháp, kỹ năng và cách thức tổ chức CTS cho trẻ CPTTT.

- Tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giáo dục, dạy học các trẻ khó khăn phải có kiến thức để dạy phù hợp với đối tượng (tìm những biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy).

- Mời các chuyên gia ở trường Đại học sư phạm Hà Nội, trung tâm tật học - Viện khoa học giáo dục mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn hoặc trao đổi thông tin.

- Cung cấp các tài liệu, phương tiện giảng dạy có liên quan đến chương trình và rèn luyện quá trình phát triển của trẻ, ví dụ: mỗi giáo viên được trang bị 1 túi đồ dùng cần thiết.

- Tạo điều kiện để giáo viên được tham quan học tập các trường, trung tâm, đơn vị tiến hành CTS.

+ Phát huy vai trò của chuyên gia tâm lý - giáo dục trong công tác CTS cho trẻ CPTTT

Một trong những thành viên quan trọng trong công tác CTS mà hầu hết các đơn vị thực hiện công tác CTS cho trẻ CPTTT trên địa bàn thành phố Vinh chưa thật sự chú trọng hoặc chưa phát huy được vai trò, đó là chuyên gia tâm lý - giáo dục. Tất cả các thành viên trong nhóm làm việc đa chức năng đều có tác động quan trọng đối với trẻ, trong đó, cũng như theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực CTS cho trẻ CPTTT, thì chuyên gia tâm lý - giáo dục (TLGD) đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác này.

Trẻ CPTTT cần sự tham gia của chuyên gia TLGD ngay từ giai đoạn phát hiện sớm, thực hiện phòng ngừa và can thiệp. Sự tham gia góp sức của chuyên gia sẽ tạo điều kiện cho quá trình chẩn đoán, chăm sóc và giáo dục trẻ được định hướng đúng và sát với nhận thức, kỹ năng, cũng như vai trò của chuyên gia TLGD trong công tác CTS để từng bước đem lại hiệu quả tích cực cho trẻ:

- Khi trẻ được chẩn đoán và xác định là CPTTT, các chuyên gia TLGD sẽ tư vấn cho cha mẹ trẻ hướng trợ giúp và giáo dục trẻ tiếp theo dựa trên kết quả đánh giá tâm lý và hình thái. Nhiều cha mẹ trẻ và gia đình thường gặp khó khăn, thậm chí khủng hoảng tâm lý trong việc chấp nhận đứa con CPTTT. Cùng với những khủng hoảng tâm lý đó, họ càng lúng túng không biết nên trợ giúp con như thế nào. Trong trường hợp này công tác, tham vấn và tư vấn của chuyên gia TLGD là rất thiết thực. Trước tiên, họ giúp cha mẹ trẻ ổn định tâm lý, vượt qua căng thẳng, khủng hoảng, sau đó, cùng các chuyên gia (các chuyên gia trong nhóm làm việc đa chức năng), cha mẹ trẻ và gia đình đánh giá tổng thể trẻ để chọn ra mục tiêu chăm sóc và giáo dục phù hợp. Với cách làm như vậy, trẻ CPTTT sẽ được phòng ngừa sớm những rủi ro và thoái trào trong phát triển do các vấn đề về thể chất và tâm lý tác động.

- Sự tham gia và đồng hành của chuyên gia TLGD còn có một đóng góp đáng kể và quan trọng vào quá trình can thiệp, trị liệu cho trẻ CPTTT. Mỗi trẻ CPTTT có đặc điểm tâm lý riêng, vì vậy trong công tác CTS và giáo dục, mỗi trẻ cần một kế hoạch giáo dục cá nhân với những khía cạnh can thiệp tâm lý đặc thù. Chuyên gia TLGD có vai trò đánh giá xác định tình trạng phát triển hiện thời của trẻ để đưa ra những thông tin/ dữ kiện thực tế, khách quan trong việc thiết lập và thực hiện kế hoạch cá nhân này cho trẻ.

- Bên cạnh đó, để có thể thực hiện chương trình CTS một cách hiệu quả nhất cho trẻ CPTTT thì chuyên gia TLGD tất yếu phải có sự phối hợp giữa các thành viên của nhóm chuyên ngành. Đây chính là điểm then chốt của CTS, vì CTS không phải là công việc của một nhóm chuyên ngành nhất định nào mà là sự phối hợp nhóm các thành viên gồm: y tế, tâm lý, giáo dục…

Như vậy, trong công tác giáo dục trẻ CPTTT nói chung và công tác CTS nói riêng thì sự tham gia TLGD là điều hết sức cần thiết. Do làm việc với đối tượng CPTTT với những đặc điểm tâm lý hết sức phức tạp và hoàn toàn khác biệt nhau

nên để làm việc hiệu quả với trẻ CPTTT và gia đình trẻ thì chuyên gia TLGD ngoài lĩnh vực chuyên môn phải có kiến thức về tâm lý và giáo dục trẻ khuyết tật, có kiến thức về đánh giá, chẩn đoán, tham vấn, tư vấn và can thiệp sớm cho trẻ CPTTT. Cha mẹ và gia đình trẻ CPTTT ngày càng kỳ vọng cao vào chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT. Chính vì vậy, việc đào tạo và sử dụng chuyên gia TLGD trong hệ thống giáo dục dành cho trẻ CPTTT là một việc làm thiết thực và cần thiết hiện nay.

+ Nâng cao một số năng lực sư phạm cần thiết cho đội ngũ giáo viên và chuyên viên, cụ thể là:

- Sử dụng công nghệ thông tin: hiện nay công nghệ thông tin được sử dụng

rộng rãi trong các chương trình dạy học. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm thay đổi phương pháp dạy, phương pháp học, kích thích hứng thú tham gia hoạt động của trẻ; đồng thời giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và kinh phí khi làm đồ dùng dạy học, sử dụng hình ảnh minh họa giải thích những từ ngữ trừu tượng, sử dụng hình ảnh thay cho tranh giao tiếp nhằm tăng cường khả năng hiểu ngôn ngữ, thể hiện ngôn ngữ cho trẻ CPTTT, đặc biệt là trẻ có khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin thông qua thính giác, chẳng hạn như trẻ có hội chứng rối loạn tự kỷ.

- Làm đồ dùng dạy học: đây là kỹ năng rất cần thiết cho mỗi một giáo viên

dạy trẻ CPTTT. Hiện nay, đồ dùng dạy học nhìn chung có giá thành khá cao, trong khi nguồn kinh phí thực hiện đang còn nhiều hạn chế, hơn nữa mỗi mục tiêu, nội dung can thiệp đôi lúc cần sử dụng các đồ dùng khác nhau cho mỗi đứa trẻ khác nhau. Chính vì vậy, việc huy động và hình thành cho giáo viên kỹ năng làm đồ dùng dạy học sẽ giúp tiết kiệm nguồn kinh phí, phát triển kỹ năng và cách thức sử dụng đồ dùng của giáo viên, đồng thời tạo sự hứng thú và động lực lớn cho giáo viên trong quá trình tiến hành can thiệp cho trẻ.

- Kỹ năng quản lý hành vi trẻ: trong lớp học hòa nhập hay chuyên biệt, hay

dạy hỗ trợ cá nhân thì việc quản lý hành vi của trẻ khuyết tật góp phần tạo nên sự thành công của bài học.Vì vậy, chất lượng dạy học sẽ phụ thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên và cụ thể trong kỹ năng này năng lực quản lý hành vi của học sinh. Trong trường hợp học sinh có hành vi trong lớp học, giáo viên có thể giúp trẻ giảm thiểu hành vi đó hoặc thay thế bằng một hành vi khác.

- Kỹ năng phỏng vấn và tư vấn cha mẹ trẻ: trong quá trình đào tạo cho giáo

viên, ngoài kiến thức chuyên môn, nên chú trọng đặc biệt tới các phương pháp, kỹ năng phỏng vấn và tư vấn cha mẹ trẻ để có thể biến cha mẹ thành những thành viên tích cực của quá trình CTS. Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

Tóm lại, cần đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ đạt trình độ chuẩn về quản lý, giáo dục cơ bản, phục vụ công tác CTS cho trẻ CPTTT. Cán bộ quản lý, giáo viên cần cập nhật những thông tin mới về chính sách, chế độ liên quan đến CTS, về nội dung, phương pháp quản lý và giảng dạy CTS. Bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao kiến thức kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên. Cung cấp bố trí đủ cán bộ, giáo viên có trình độ để đảm nhận công tác CTS tại cơ sở.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 73)

w