Kỹ năng xã hội: là những kỹ năng và hành vi của cá nhân khi quan hệ vớ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 30)

người khác bao gồm các kỹ năng bắt chước những vai tốt, trò chơi nhóm và chơi tự do như cách chào khi gặp một người; cách hỏi, yêu cầu một điều gì đó; đợi đến

phiên, lượt của mình; biết chia sẻ đồ chơi, đồ ăn cho người khác, biết và tuân theo các quy tắc, nội quy (gia đình, nhà trường, xã hội), v.v...

- Giao tiếp và ngôn ngữ: Trẻ phát triển kỹ năng trí tuệ thông qua các thử

nghiệm hằng ngày. Để phát triển kỹ năng trí tuệ trẻ cần học: * Điều chỉnh và duy trì sự chú ý

* Hiểu các tình huống, hoạt động, tiến trình và ngôn ngữ.

Các nội dung can thiệp này được thể hiện rõ thông qua kế hoạch giáo dục cá nhân. Kế hoạch giáo dục cá nhân là xác định rõ những mục tiêu giáo dục, những biện pháp giáo dục để đạt những mục tiêu này.

- Kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng cho từng cá nhân trẻ dựa trên khả năng phát triển của trẻ đã được đánh giá trước đó bởi các chuyên gia can thiệp sớm, giáo viên, các chuyên viên và thông tin thu thập từ gia đình.

- Kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng với 3 loại:

* Mục tiêu dài hạn: là kế hoạch được đặt ra thực hiện trong 1 năm. * Mục tiêu trung hạn: kế hoạch đặt ra theo 3 tháng hoặc 6 tháng.

* Mục tiêu ngắn hạn: kế hoạch được đặt ra trong 1 tháng, 1 tuần hoặc 1 ngày. Thực hiện chương trình can thiệp sớm thông qua kế hoạch giáo dục cá nhân được thể hiện ở sơ đồ sau:

Đặt mục tiêu

Điều chỉnh, phát triển

Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng và thực hiện KHGDCN

1.3.4. Quản lý quy trình can thiệp sớm

Hầu hết các chương trình can thiệp sớm đều được tiến hành theo ba giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Phát hiện, chẩn đoán, giới thiệu trẻ vào chương trình.

* Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu, xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục

cá nhân, thực hiện chương trình và đánh giá kết quả.

* Giai đoạn 3: Kết thúc, tập trung vào các hệ thống chuyển tiếp cho trẻ từ

chương trình can thiệp sớm tới những can thiệp tiếp theo.

Đánh giá Thực hiện

kế hoạch

Phát hiện

Chẩn đoán

Giới thiệu vào chương trình

Giới thiệu vào chương trình Xây dựng kế hoạch GD cá nhân chương trình Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Sơ đồ 1.3: Quy trình can thiệp sớm

1.3.4.1. Giai đoạn 1: Phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình

Phát hiện là tìm tòi các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ có

nguy cơ hoặc đang tiến triển không bình thường. Phát hiện bao gồm việc quan sát các dấu hiệu và tín hiệu nói trên các chương trình khám sàng lọc. Kết quả không phải là một sự chẩn đoán. Trẻ em được sàng lọc ra để kiểm tra tiếp. Hiện nay, ở Việt Nam hệ thống dịch vụ khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh hoặc chẩn đoán, phát hiện trẻ có vấn đề hoặc nguy cơ vẫn còn thiếu. Đây sẽ là một thiệt thòi lớn cho trẻ khuyết tật. Vì những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự phát triển.

Chẩn đoán là quá trình thu thập các thông tin liên quan tới tình trạng phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển, sức khỏe và nguyên nhân gây ra những khó khăn cho trẻ để đưa ra những phương thức hỗ trợ phù hợp. Việc chẩn đoán được thực hiện theo kết quả của việc phát hiện các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy có sự lệch lạc hay có nguy cơ về phát triển. Trong quá trình chẩn đoán còn cần phải xem xét xem tới mỗi trẻ có những mặt mạnh nào, nhu cầu đặc biệt của trẻ là gì? Những mặt mạnh và nhu cầu của phụ

Thực hiện chương trình

Đánh giá kết quả chương trình

Chuyển sang môi trường can thiệp

tiếp theo chương trình Giai đoạn 3

huynh và các thành viên trong gia đình là gì? Mối liên hệ giữa trẻ và và các thành viên trong gia đình ra sao? Ai là người chăm sóc chính? Phát hiện và chẩn đoán sớm mới có hy vọng điều trị và ngăn chặn kịp thời tiến hành phục hồi chức năng.

Trẻ em được phát hiện qua khám sàng lọc được đưa tới các địa chỉ thích hợp để thực hiện các chẩn đoán toàn diện sâu hơn. Mục đích chính của quá trình này là để xác định trẻ bị khuyết tật như thế nào, và nếu có thể cũng xác định phạm vi và cách thức giáo dục, các dịch vụ cần thiết để can thiệp. Quá trình đánh giá đó phải đa dạng và do nhiều nguồn, phải được kết luận bởi nhóm chuyên gia đa chức năng. Các thành viên của nhóm này phải đa dạng tùy theo đặc điểm riêng của mỗi trẻ để giới thiệu chương trình can thiệp phù hợp cho trẻ.

1.3.4.2. Giai đoạn 2: Đánh giá khả năng trẻ, lập kế hoạch và thực hiện can thiệp, đánh giá hiệu quả chương trình. thiệp, đánh giá hiệu quả chương trình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 30)