Phối hợp các thành viên nhóm đa chức năng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 56 - 58)

- Khuyến khích gia đình phối hợp với giáo viên và hướng dẫn trẻ: Đa số việc trao đổi về hoạt động của trẻ chậm phát triển trí tuệ phụ thuộc vào sự quan tâm

2.3.4. Phối hợp các thành viên nhóm đa chức năng

Bảng 2.8: Quản lý phối hợp giữa các thành viên nhóm hỗ trợ đa chức năng

Lực lượng Thường Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả

xuyên % Thỉnh thoảng % Không % Hiệu quả % Một phần % Không % Cha mẹ trẻ 82,61 17,39 0,00 39,13 30,43 30,43 Bác sỹ khoa nhi 13,04 78,26 8,70 30,43 34,78 21,74 Bác sỹ khoa tâm thần 0,00 8,70 91,30 17,39 30,43 0,00

Giữa giáo viên dạy trẻ tại nhà và tại lớp

0,00 13,04 86,96 65,22 8,70 4,35

Nhà tâm lý điều trị 0,00 30,43 69,57 78,26 8,70 4,35

Chuyên viên về vật lý trị liệu 39,13 47,83 13,04 34,78 43,48 21,74

Chuyên viên về ngôn ngữ trị liệu

47,83 43,48 8,70 91,30 8,70 0,00

Lực lượng Thường Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả

xuyên % Thỉnh thoảng % Không % Hiệu quả % Một phần % Không %

Chuyên viên về hoạt động trị liệu

30,43 43,48 26,09 39,13 26,09 17,39

Các đơn vị thực hiện và

nghiên cứu chương trình CTS 17,93 26,09 56,52 21,74 17,39 13,04

Trường mầm non/Trung tâm tiến hành dịch vụ CTS

0,00 17,39 82,61 78,26 13,04 0,00

Trong can thiệp sớm, sự phối hợp giữa các thành viên nhóm đa chức năng góp phần quan trọng vào sự thành công lớn của hoạt động, việc tìm hiểu thực trạng công tác phối hợp sẽ là bước khởi đầu để xây dựng sự phát triển của chương trình.

Dựa vào bảng 2.8, ta thấy các lực lượng tham gia phối hợp triển khai can thiệp sớm dưới hình thức hòa nhập nhìn chung còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ nhất là chưa có sự tham gia phối hợp giữa giáo viên dạy trẻ tại nhà và tại lớp, nhà tâm lý điều trị. Điều này chứng tỏ rằng việc hỗ trợ kế hoạch can thiệp cho trẻ đang gặp

phải rào cản lớn vì chưa có sự kết hợp tốt các lĩnh vực hỗ trợ khác nhau cần can thiệp cho trẻ, đặc biệt sự phối hợp của chuyên gia tâm lý - một thành viên đóng vai trò quan trọng đến bầu không khí của quá trình thực hiện cũng như điều kiện tiên quyết để triển khai công tác.

Sự phối hợp với các trung tâm tiến hành dịch vụ can thiệp sớm còn rất rời rạc, o% cán bộ thường xuyên phối hợp, 17,39% cán bộ phối hợp thỉnh thoảng. Nhìn chung, trong các thành viên phối hợp nhóm hỗ trợ đa chức năng, số cán bộ có sự phối hợp với cha mẹ trẻ có tỷ lệ 82,61% chiếm tỷ lệ lớn nhất so với việc phối hợp với các thành viên khác, điều này cho thấy rằng cán bộ thực hiện can thiệp sớm cũng nhận thức rằng tầm quan trọng của cha mẹ trẻ hơn các thành viên khác trong can thiệp sớm. Tuy nhiên, theo nhận định của một số cán bộ, việc phối hợp giữa 2 lực lượng cũng chưa mang lại hiệu quả tốt, cần phải có nhiều biện pháp thúc đẩy hiệu quả của sự phối hợp 2 lực lượng trọng yếu này.

Nhìn chung bước đầu đã có sự phối hợp các lực lượng đa chức năng, có sự tham gia của các chuyên viên, các thành viên nhóm hỗ trợ đa chức năng. Đánh giá về hiệu quả triển khai sự phối hợp các lực lượng nói chung đang còn ở mức dao động từ 50 - 60%. Mức độ hiệu quả khi phối hợp với chuyên gia tâm lý chỉ đạt 80%.

Qua đây, chúng ta thấy rằng việc triển khai thực hiện công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tuy có sự phối hợp với các lực lượng đa chức năng nhưng hiệu quả của việc phối hợp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý cần nhận thức những tồn tại này nhằm triển khai các biện pháp bổ sung thêm nguồn nhân lực với các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong can thiệp sớm, đồng thời tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các lực lượng này nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong lứa tuổi này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w