Phòng trợ giúp trẻ em: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trợ giúp trẻ em gồm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 44)

- Giai đoạn can thiệp (thực hiện kế hoạch) là giai đoạn hướng dẫn cha mẹ

e)Phòng trợ giúp trẻ em: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trợ giúp trẻ em gồm:

Tư vấn khám chữa bệnh về răng miệng cho trẻ em, Phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật sau phẫu thuật và can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật, trẻ em chậm phát triển trí tuệ; Trị liệu cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ; Tư vấn dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2.2. Thực trạng về công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.

PHÒNGHC-KH-TH HC-KH-TH PHÒNG TT-VĐ PHÒNG TGTE

2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác can thiệp sớm .

Ở Việt Nam, thuật ngữ "can thiệp sớm" được bắt đầu xuất hiện trong giáo dục đặc biệt nói chung và giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng cách đây 18 năm. Tuy nhiên can thiệp sớm chỉ mới được triển khai tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An từ năm 2008. Tuy mới được triển khai nhưng số lượng trẻ đến tại Quỹ Bảo trợ trẻ em với số lượng rất lớn. Trong số trẻ đến điều trị có rất nhiều trẻ khuyết tật: Bại não, thiểu năng trí tuệ, thiểu năng vận động, trẻ tự kỷ...Mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại đây được bắt đầu cho những trẻ bại não.

Bảng 2.1: Đội ngũ làm công tác can thiệp sớm tại QBTTE Nghệ An

CBQL (n=13) GV (35)

SL % SL %

Trình độ chuyên môn

Tốt nghiệp ngành liên quan đến trẻ khuyết tật (Giáo dục đặc biệt, vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ….)

2 15,38 4 11,43

Tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến trẻ (Y khoa, sư phạm, tâm lý, xã hội…)

9 69,24 26 74,29

Tốt nghiệp các ngành khác 2 15,38 5 14,28

Bồi dưỡng chuyên môn về can thiệp sớm

Được đào tạo dài hạn về khuyết tật 2 15,38 3 8,57

Được đào tạo ngắn hạn về khuyết tật 6 46,15 17 48,57

Được tập huấn các chuyên đề về khuyết tật 13 100 35 100

Tham gia hội thảo về khuyết tật 13 100 35 100

Trên cơ sở thực tiễn thực hiện công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng, khái niệm can thiệp sớm chỉ mới được các ban ngành liên quan tiếp cận trong khoảng 18 năm gần đây. Thật vậy, với tỷ lệ cán bộ quản lý có chuyên môn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ và trẻ khuyết tật

cao là tất yếu vì chức trách của người quản lý là phải có chuyên môn. Bên cạnh đó người quản lý với kinh nghiệm công tác và năng lực quản lý sẽ là tiền đề để họ có nhiệt huyết trong việc giải quyết những nhu cầu xã hội hóa giáo dục một cách dễ dàng hơn.

Việc bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cũng luôn được chú trọng đặc biệt là các đơn vị thực hiện công tác giáo dục để đi đúng chủ trương cũng như tiến độ phát triển chung của xã hội. Cụ thể là khảo sát có 100% cán bộ quản lý và giáo viên được tham gia tập huấn và các hội thảo chuyên đề về khuyết tật. Khoảng gần 50% cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo ngắn hạn và dưới 20% được đào tạo dài hạn. Kết quả này khá lạc quan, bởi vấn đề giáo dục cho trẻ em khuyết tật vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, mà cụ thể là tại Nghệ An

2.2.2. Thực trạng về trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ trẻ chậm phát triển trí tuệ trong can thiệp sớm. triển trí tuệ trong can thiệp sớm.

Bảng 2.2: Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ trẻ CPTTT

Thông tin của phụ huynh Số cha mẹ (n=46) Tỷ lệ % Văn hóa Sau đại học 4 8,70 Đại học 4 8,70 Cao đẳng 3 6,52

Trung học chuyên nghiệp 6 13,04

Phổ thông trung học 13 28,26

Trung học cơ sở 5 10,87

Tiểu học 8 17,39

Không đi học 3 6,52

Bác sỹ 3 6,52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên 2 4,35

Cán bộ văn phòng 7 15,22

Công nhân 7 15,22

Nông dân - làm thuê 8 17,39

Buôn bán 10 21,74

Nội trợ 6 13,04

Với mục đích xác định nhu cầu của đối tượng khi tham gia chương trình can thiệp sớm, chúng tôi đã điều tra trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp của cha, mẹ của trẻ chậm phát triển trí tuệ để dễ dàng trong việc lập kế hoạch hỗ trợ kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT.

Bảng 2.2 cho thấy rằng nhóm cha mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm 36,96%, trong khi nhóm cha mẹ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống chiếm 63,04%. Nhóm cha mẹ có nghề nghiệp viên chức, công chức, cán bộ là 32,61% và nhóm cha mẹ có nghề nghiệp là công nhân lao động phổ thông là 67,39%. Những thông tin này cũng hữu ích cho việc định hướng cho chương trình can thiệp sớm trong việc chọn lựa những chuyên đề cũng như phương pháp truyền đạt phù hợp với trình độ chung để hỗ trợ cho cha mẹ cách thức tập luyện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

2.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ trong công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

2.2.3.1. Nhận thức về khái niệm can thiệp sớm

Bảng 2.3: Nhận thức về khái niệm can thiệp sớm của CBQL và GV

Nội dung CBQL GV

Ý kiến (n=44) Tỷ lệ (%) Ý kiến (n=84) Tỷ lệ (%)

Hiểu đúng 26 59,09 41 48,81

Không đúng 7 15,91 12 14,29 Việc hiểu đúng định nghĩa về can thiệp sớm là dịch vụ dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và gia đình trẻ trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa của trẻ là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy số ý kiến hiểu đúng về định nghĩa chỉ ở mức trung bình với 59,09% CBQL và 48,81% GV. Như vậy vẫn còn rất nhiều ý kiến phân vân và không hiểu đúng về định nghĩa này, cụ thể là có đến 25% CBQL và 36,90% GV còn phân vân về can thiệp sớm và thậm chí một số CBQL và GV còn chưa có sự nhận thức đúng về vấn đề này. Đây là một trong những cản trở đầu tiên trong công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Một khi chưa có sự nhận thức đúng đắn thì việc triển khai và thực hiện chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.

2.2.3.2. Nhận thức về công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Bảng 2.4: Nhận thức công tác CTS của CBQL, GV và phụ huynh

CBQL GV PH Ý kiến 44 Tỷ lệ (%) Ý kiến 84 Tỷ lệ (%) Ý kiến 46 Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 44)