I. Tiêu hoá hoá học
2. Ðặc tính, thành phần và tác dụng của dịch tụy
- Ðặc tính: dịch tụy là một thể có tính kiềm, pH 7,8-8,4 (ngựa: 7,3-7,58, heo: 7,7-7,9, bò: 8,0). Ðộ kiềm của dịch tụy tương ứng với ñộ toan của dịch vị. Nếu hỗn hợp này với một lượng bằng nhau thì có thể thu ñược một dịch thể trung tính. Ðộ kiềm của dịch tụy ñược
ñảm bảo bằng các muối vô cơ, chủ yếu bằng NaHCO3. Dịch tụy không màu, tỷ trọng: 1,008-1,010.
-Thành phần: nước chiếm 90% và 10% chất khô. Trong chất khô gồm các muối vô cơ và các chất hữu cơ. Muối vô cơ có NaHCO3, NaCl, HCl, CaCl2, Na2HPO4 ... Trong ñó NaHCO3 chiếm nhiều nhất, làm cho dịch tụy có tính kiềm. Lượng dịch tụy tiết trong 1 ngày ñêm ở heo trung bình 8 lít, ngựa 7 lít, bò 6-7 lít, chó 200-300ml. Thành phần hữu cơ
chủ yếu là protit, cấu tạo nên các men. Dịch tụy chứa các men sau :
Men tiêu hoá protit có: trypxin, kimotrypxin, elastaza, colagenaza, cacboxylpeptidaza, peptidaza, protaminaza, nucleaza.
Men tiêu hoá gluxit có: amilaza,mantaza. Mentiêu hoá lipit có: lipaza.
- Tác dụng của dịch tụy
a. Men tiêu hoá protid: chủ yếu của dịch tụy là trypxin. Men này mới tiết ra ở dạng không hoạt ñộng trypxinogen. Dưới tác dụng của men enterokinaza của dịch ruột mới chuyển thành trypxin hoạt ñộng, rồi một phần trypxin hoạt hóa này lại tiếp tục (tự xúc tác) chuyển nốt trypxinogen còn lại thành toàn bô trypxin hoạt ñộng.
enterokinaza
Trypxinogen trypxin (hoạt hóa)
Trypxin thủy phân mạnh protit thành những mạch polypeptit ngắn 6-8 acid amin. Một số
mạch này tiếp tục thủy phân thành acid amin dưới tác dụng của trypxin. Các mạch peptit ngắn anbumoz và pepton (sản phẩm phân giải của protit bởi men pepxin của dịch vị dạ
dày) ñến tá tràng cũng ñược trypxin thủy phân tiếp mộtphần thành acid amin. Trypxin
Protit Peptit ngắn + acid amin (Thủy phân)
Kimotrypxin mới tiết ra ở dạng không hoạt ñộng, kimotrypxinogen nó ñược trypxin hoạt hoá thành kimotrypxin hoạt ñộng.
Trypxin
Kimotrypxinogen Kimotrypxin (Hoạt hoá)
Kimotrypxin thủy phân protit và những mạch polypeptit dài thành những mạch peptit ngắn và một ít thành acid amin. Nhưng tác ñộng tiêu hoá của nó yếu hơn nhiều so với trypxin. Elastaza, coloagenaza thủy phân những protit của gân, bạc nhạc thành peptit và acidamin. Cacboxypeptidaza cắt mạch peptit về phía có nhóm cacboxyl (-COO-) tự do. ...-CO-NH-CH-CO-NH-CH-CO- NH-CH-COOH
R3 R2 R1 chổ cắt
Dipeptidaza cắt ñôi mạch peptit cho 2 acid amin. NH2-CH-CO- NH-CH-COOH
R2 chổ cắt
Protaminaza thủy phân protamin thành peptit và acid amin. Nucleaza thủy phân acid nucleic (của nhân tế bào) thành các mononucleic.
b- Tiêu hoá glucid:
Nếu như amilaza của dạ dàychủ yếu do amilaza của nước bọt nuốt xuống hoạt ñộng yếu ở
vùng thượng vị thì ngược lại amilaza của dịch tụy hoạt ñộng rất mạnh. Nó còn có tên là amilopxin. Men này thủy phân ñược cả những tinh bột chín và sống thành mantoz.
amilopxin Tinh bột mantoz (chín, sống)
Rồi mantoz bị men mantaza tác ñộng phân giải thành 2 glucoz. mantaza
Mantoz 2 glucoz c- Tiêu hoá lipid:
Men lipaza của dịch tủy hoạt ñộng rất mạnh nhờ tác dụng của acid mật (acid torocolic và acid glycocolic). Nó thủy phân mỡ thành glyxerin và acid béo.
Lipaza+acid mật
Lipit glyxerin + acid béo