Thành phần và tính chất củan ước tiểu

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý gia súc (Trang 71 - 72)

Nước tiểu là một dung dịch của các sản phẩm biến dưỡng. Nó có màu hơi vàng, vị hơi mặn.

Ở LOÀI ÐỘNG VẬT ĂN thịt, nước tiểu trong suốt và có tính acid.

Ở LOÀI ĂN CỎ: NƯỚC TIỂU ñục và hơi kiềm. Thành phần: Trong 1 lít nước tiểu có . 950 g H2O, . 30 g chất hữu cơ

. 30 g muối khoáng

. Ngoài ra còn chất bất thường như albamin, glucose.

* Muối khoáng: gồm các loại Na, K, Ca, Mg, EMBED Equation.2 . Trong nước tiểu ñộng vật có nhiều muối bicarbonat.

* Các chất hữu cơ: Hầu hết là những chất cặn bã có Nitơ: Urê, Acid uric, Creatinin, Hippurin.

* Sắc tố: là chất màu vầng có trong nước tiểu do Urochrome là một loại protid có S. * Các chất bất thường: gồm các loại thuốc (penicillin), những chất kết hợp với các muối phospho và urate kết tinh lại thành những dạng sỏi, kích thườc từ nhỏñến lớn.

. Niếu nhỏ: ñược theo ống dẫn tiểu tống ra ngoài.

. Niếu lớn: bị kẹt lại ở bồn thận, ống dẫn tiểu, bàng quang và sinh ra bệnh viêm thận. Ngoài ra, trong nước tiểu còn xuất hiện Albumin khi thận bị viêm hoặc xuất hiện ñường khi bệnh tiểu ñường hoặc trong nước tiểu xuất hiện hồng cầu khi bị viêm thận, viêm ống

ñãn tiểu, viêm bàng quang,...

Ngoài ra, khi gia súc mắc bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng thì trong nước tiểu có chất Hemoglobin.

IV. Các phản ứng của nước tiểu (ñộ pH)

Các phản ứng của nước tiểu khác nhau tùy từng loài gia súc. Nước tiểu của loài ăn cỏ có khuynh hướng kiềm:

Thí dụ: pH = 7,4 - 8,7.

Nước tiểu của loài ăn thịt có tính acid, ñộ pH thường từ 5,7 - 7.

Ðối với heo: Nước tiểu khi có tính acid hoặc kiềm tùy thức ăn của chúng.

- Ðối với loài ăn cỏ: trong thức ăn có nhiều chất kiềm, chất hydrate carbon. Thức ăn nầy sau khi ñược vào cơ thể sẽ bị oxyhóa ( KHCO3, muối Na; khi vượt quá mức bình thường sẽñược loại thải ra ngoài nước tiểu. Các loại muối này xuất hiện trong nước tiểu làm cho nó tính kiềm.

Nước tiểu của loài ăn thịt có tính acid vì trong thức ăn ñộng vật có nhiều S, P. Khi vào cơ

thể các chất này bị oxid hóa ( các sản vật: H3PO4, H2SO4, ... Các acid này sẽ ñược loại thải ra ngoài nước tiểu làm cho nước tiểu có tính acid.

Nước tiểu còn phản ảnh tình hình trao ñổi chất bên trong cơ thể, tình hình hoạt ñộng của các cơ quan bên trong cơ thể.

Thí dụ: Khi gia súc hoạt ñộng nhiều ( nhiều sản vật có tính acid ==> làm tính acid của nước tiểu gia tăng hơn bình thường:

. Khi không hoạt ñộng (yên tỉnh) nước tiểu ngựa có pH = 8,1 . Khi làm việc nhẹ --- nước tiểu ngựa có pH = 7,4

. Khi làm việc khẩn trương --- nước tiểu ngựa có pH = 7,2. Lượng nước tiểu khác nhau tùy từng loài gia súc.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý gia súc (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)