III. Tiêu hoá dạ dày loài nhai lại 1 Gi ới thiệu
b- Nguyên sinh ñộ ngvật
Nguyên sinh ñộng vật có mặt trong dạ cỏ của cừu, bò khi ăn thức ăn nhiều xơ, nhưng mật
ñộ thấp (100.000/ml). Trái lại khẩu phần có nhiều tinh bột và ñường mật ñộ nguyên sinh
ñộng vật lên tới 4.000.000/ml dịch dạ cỏ. Khẩu phần cũng quyết ñịnh các loài nguyên sinh ñộng vật trong dạ cỏ nhưng những nhân tố quyết ñịnh sự cân bằng giữa các loài và khối lượng của chúng chưa ñược nghiên cứu nhiều. Nguyên sinh ñộng vật ñược chia làm 2 loài chính Entodineomorphs (chủ yếu là Entodinia spp) và Holotrich (chủ yếu là Isotricha hoặc Dasytricha spp). Loại ñầu có mặt trong dạ cỏ ñộng vật ăn tinh bột hoặc khẩu phần chủ yếu là xơ, trái lại loài sau có mặt ở ñộng vật nhiều xơ có ñường và trên
ñồng cỏ tươi non ñó là loài thức ăn có kết hợp giữa carbohydrate hoà tan và không hoà tan.
Một vài loại nguyên sinh ñộng vật có khả năng phân giải cellulose nhưng cơ chất chính của chúng là ñường và tinh bột. Chúng ñược hấp thụ nhanh và dự trữ dưới dạng polydextrain, dạng dự trữ này sẽ ñược huy ñộng theo nhu cầu ñể cung cấp năng lượng duy trì và sinh trưởng nguyên sinh ñộng vật. Bằng cách này nguyên sinh ñộng vật có khả
năng ñệm cho pH trong dạ cỏ. Acid béo bay hơi luôn ñầy ñủ trong một giai ñoạn dài khi mà số lượng nguyên sinh ñộng vật nhiều có thểñạt tới 70% khối lượng vi sinh vật trong dạ cỏ và vi khuẩn chỉ có 30%. Nguyên sinh ñộng vật xuất hiện nhiều hơn ở dạ lá sách.
c- Vi khuẩn
Thông thường vi khuẩn chiếm khối lượng lớn nhất trong vi sinh vật dạ cỏ. Bao gồm các nhóm chính:
Vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ (khoảng 30%) Vi khuẩn bám vào các mẫu thức ăn (khoảng 70%) Vi khuẩn trú ngụở các nếp gấp biểu mô
Vi khuẩn bám vào nguyên sinh ñộng vật (chủ yếu loại sinh khí methan)
Thức ăn luôn chuyển khỏi dạ cỏ nên phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị tiêu hoá ñi. Vì vậy vi khuẩn ở dạng tự do trong dạ cỏ rất quan trọng ñể xác ñịnh tốc ñộ công phá và lên men thức ăn. Vi khuẩn dạng tự do này phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng hoà tan,
ñồng thời cũng có một số lượng vi khuẩn di chuyển từ mẫu thức ăn này ñến mẫu thức ăn khác. Những loài vi khuẩn quan trọng nhất tiêu hoá xơ là Ruminococcus flavefaciens, R. albus, Bacteriodes succinogenes và Butyrivibrio fibrisolvens và các loài Clostridium spp liên quan.
Những nghiên cứu gần ñây thấy rằng các loài tiêu hoá cellulose tiết ra men tiêu hoá, chúng thường ở dạng bọc. Men này công phá carbohydrate phức tạp, tiêu hoá thành cellobiose, glucose hoặc acid béo bay hơi. Preston (1972) cho biết vi khuẩn có mặt khi ăn mật ñường là Bifidobacterium bifidus, Catenabacterium catenaforme và các loài khác như Butgrivibrio spp và Peptosteptococcus provistii. ở khẩu phần có tỉ lệ ngũ cốc cao, Streptococcus bovis là chủ yếu, ñặc biệt ở pH thấp. Số lưọng vi sinh vật dạ cỏ biến ñổi trong cùng loài gia súc, theo thời gian sau khi ăn, các ngày ở cùng gia súc. Thậm chí có sự khác nhau giữa cùng gia súc ăn khẩu phần như nhau nhưng ñược nuôi dưỡng ở các nước khác nhau. Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men là như nhau. Những vi khuẩn chính tiêu hoá:
Cellulose: Bacteriodes succinogenes Ruminococcus flavefaciens Ruminococcus albus Butyrivibrio fibrisolvens Cillobacterium cellulosolvens Clostridium lochheadii Cellulomonasfimi Eubacterium spp
Hemicellulose: Butyrivibrio fibrisolvens Ruminococcus albus
Ruminococcus flavefaciens Bacteroides ruminacola
Peptic Tất cả các loài tiêu hoá cellulose và hemicellulose cùng với Lachnospira multiparus
Streptococcus bovis
Succinovibrio dextrinosolvens