Ðặc tính, thành phần và tác dụng của dịchvị

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý gia súc (Trang 40 - 42)

I. Tiêu hoá dạ dày ñơ n

3. Ðặc tính, thành phần và tác dụng của dịchvị

Ðặc tính: dịch vị thuần khiết là một dịch thể trong, có phản ứng acid mạnh. Ðộ pH qua các loài như sau: chó: 1,5-2,0; heo: 2,5-3; bò: 2,17-3,14; ngựa: 1,5-3,1. Tỷ trọng nặng hơn nước: d 1,002-1,004.

Thành phần: trong dịch vị chiếm khoảng 99,5% nước, chất khô 0,5% bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ. Thành phần vô cơ có các muối clorua, sulfate, phosphate củ a Na, K, Ca, Mg và ñặc biệt là HCl. Thành phần hữu cơ gồm: protit (chủ yếulà men), mucoproteit tạo chất nhầy muxin, một ít acid lactic, creatinin, ATP, urea, acid uric, còn tìm thấy cả

acid amin. Acid clohydric nằm ở 2 dạng: tự do và kết hợp (kết hợp với dịch nhầy và những acid hữu cơ khác của thức ăn). HCl tự do là thành phần chính quyết ñịnh ñộ acid của dịch vị. Dịch vị tiết càng nhanh thì lượng HCl cành nhiều. Ðộ cid của dịch vị do HCl tự do + Hcl kết hợp + acid phosphate và acid lactic. Lượng HCl của các loài như sau: Bò: 0,05 - 0,12% Heo: 0,3 - 0,4% Cừu, dê: 0,04 - 0,21%

Nếu lượng HCl tự do quá nhiều thì cơ thể mắc bệnh thừa acid dạ dày. Trường hợp thiếu acid xảy ra ít hơn. Trong các loài, chỉ có heo con bú sữa, lượng acidtự do rất ít, nên hoạt

ñộ men pepsin kém, tiêu hoá protit khó khăn, khiến heo con hay mắc bệnh không tiêu. Acid clohydric ñược hình thành trong vách tế bào vùng thân vị. Muốn tạo thành acid clohydric phải có muối NaCl, thí nghiệm không cho ñộng vật ăn ñủ muối NaCl, lượng HCl giảm, ăn ñủ NaCl thì HCl tăng.

Cơ chế hình thành HCl: trong tế bào vách dạ dày nhờ tác dụngxúc tác của men anhydraza carbonic, sản phẩm chuyển hóa của trao ñổi chất tế bào là CO2 và H2O kết hợp với nhau thành H2CO3, chất này phân ly ngay thành các ion H+ và HCO3-. Trong máu dạ dày có muối NaCl, muối này cũng phân ly thành Na+ và Cl-. Anhydraza carbonic

CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-

Theo phương pháp trao ñổi ion, Cl - từ màu ñi vào tế bào vách kết hợp với H+ ñể tạo thành HCl.

Cl - + H+ ---> HCl

Còn HCO3- từ tế bào vách ñi vào máu ñể kết hợp với Na+ tạo thành NaHCO3. Một phần NaHCO3 này ở lại trong máu tạo thành chất kiềm dự trự trong máu, phần khác ñi theo dòng máu ñược chuyển ñến tuyến nước bọt tạo nên ñộ kiềm nước bọt, nhất là ñối với loài nhai lại.

Tác dụng của HCl: giữñộ acid cao của dịch vị nhằm Hoạt hoá men pepxinogen thành pepxin ñể tiêu hoá protit. Làm trương nở protit tạo thuận tiện cho men pepxin tác ñộng Diệt khuẩn

Tác dụng của dịch vị: tạo nên sự tiêu hoá hoá học trong dạ dày bởi các men của nó. Tiêu hoá protid: men pepxinogen do tế bào chủ mới tiết ra ở dạng vô hoạt, nhờ tác xúc của HCl ñược biến thành pepxin hoạt ñộng. Pepxin này lại tiếp tục hoạt hoá pepxinogen thành pepxin, giai ñoạn tự xúc tác, pepxin thủy phân protit thành anbumoz và pepton (là những mạch peptit ngắn có 6-8 acid amin) và nếu tác dụng lâu, một protit ñược thủy phân tiếp tục thành acid amin HCl

Người ta thường dùng phương pháp Mett ñể xác ñịnh hoạt lực của pepxin. Pepxin chỉ

hoạt ñộng trong môi trường acid từ 1,5-2,5 với nồng ñộ HCl 0,1-0,5%. Capepxin là men tiêu hoá protit thứ 2 của dịch vị, hoạt ñộng ởñộ acid yếu hơn pepxin, pH thích hợp cho nó 4,5-5,0. Nó thủy phân protit và một số mạch peptit thành acid amin. Vì thích hợp với

ñộ pH cao nên nó hoạt ñộng mạnh ởñộng vật bú sữa, khi mà lượng HCl hình thành chưa nhiều, dễ tiêu HOÁ PROTIT. Ở ÐỘNG VẬT trưởng thành nó hoạt ñộng yếu. Kimizin là men làm ñông sữa. Dưới tác dụng của kimozin, protit sữa là caseinogen biến thành casein, rồi casein láng tủa với ion Ca++ dướidạng bông caseinate canxi, ñể cóthể lưu lại lâu trong dạ dày tạo ñiều kiện cho men pepxin tác ñộng.

Kimozin

mạch peptit và acid amin.

Tiêu hoá glucid: trong dịch vị không có men tiêu hoá gluxit (có tài liệu cho rằng riêng ở

heo thì có), nhưng nhờ men amilaza của nước bọt theo thức ăn nuốt xuống còn hoạt ñộng

ñược ở vùng thượng vị dạ dày, nơi mà thức ăn chưa thấm ướt với dịch vị mấy nên phản

ứng còn hơi kiềm. Ở ÐÓ AMILAZA THỦY PHÂN MỘT PHẦN TINH bột chín thành

ñường mantoz, rồi mantoz bị men mantaza (cũng của nước bọt xuống) thủy phân thành glucoz. Nói chung tiêu hoá gluxit ở dạ dày còn yếu.

Tiêu hoá lipid: dịch vị có chứa men lipaza nhưng trong dạ dày không có muối mật, nên lipaza hoạt ñộng rất yếu. Riêng ở ñộng vật bú sữa, nó có tác DỤNG LÀM NHỦ HOÁ MỠ SỮA. Ở bê trong thời kỳ bú sữa có prolipaza từ nước bọt xuống cũng có tác dụng tiêu hoá mỡ.

Tác dụng của chất nhầy muxin: chất nhầy muxin do tế bào phụ khắp niêm mạc dạ dày tiết ra, có tác phủ một lớp dịch nhầy lên bề mặt niêm mạc dạ dày ñể bảo vệ nó trách tác ñộng cơ giới của thức ăn, ngăn cản sự ảnh hưởng của HCl và các acid khác, cũng như ảnh hưởng của men pepxin.

Một phần của tài liệu giáo trình sinh lý gia súc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)