Làng nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó có công nghiệp hoá nông thôn. Do đó phát triển làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Để làng nghề truyền thống ở vạn phúc được phát triển, cần chú ý một số vấn đề sau đây :
Hỗ trợ làng nghề truyền thống Vạn Phúc ổn định và mở rộng thị trường.
Thị trường là nhân tố rất quan trọng mang tính then chốt của việc phát triển làng nghề truyền thống. Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy những làng nghề mà cụ thể hơn là những cơ sở phát triển mạnh đều là nơi giải quyết được đầu ra cho sản phẩm của mình. Về mặt nguyên tắc, trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì việc tìm kiếm, ổn định và mở rộng thị trường là việc của bản thân cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng do khả năng này của làng nghề truyền thống ở Vạn Phúc nói riêng và làng nghề truyền thống nói chung còn bị rất nhiều hạn chế nên cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và sự hỗ trợ này cần được kết hợp với nỗ lực của bản thân các đơn vị sản xuất cơ sở. Hỗ trợ làng nghề truyền thống Vạn Phúc ổn đinh và mở rộng thị trường được biểu hiện trên các mặt sau :
- Giới thiệu sản phẩm của làng nghề truyền thống Vạn Phúc với thị trường qua nhiều hình thức và con đường khác nhau. Hiện nay trong thế giới được mệnh danh là thế giới thông tin, chúng ta có thể giới thiệu sản phẩm của
các làng nghề thống Vạn Phúc qua các phương tiện thông tin đại chúng như radio, mạng xã hội, báo chí, internet…
- Giúp làng nghề truyền thống Vạn Phúc cải thiện sản phẩm nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Các cơ quan quản lý một mặt có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống tạo mẫu mã hàng hoá, sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Mặt khác chú ý giúp cho tổ chức hay cá nhân chuyên nghiệp nghiên cứu về mẫu mã về các quy trình sản xuất sản phẩm nhằm giảm chi phí để tăng khá năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Cung cấp thông tin thị trường cho làng nghề truyền thống, giúp các cơ sở sản xuất tại làng nghề nghiên cứu, xử lý các thông tin thị trường có liên quan tới sản xuất kinh doanh như mẫu mã sản phẩm nào đang có nhu cầu và loại nào không có nhu cầu, loại sản phẩm nào có khả năng sẽ được khách hàng chấp nhận với giá cả nào thì sản phẩm được chấp nhận.
- Tạo điều kiện cho làng nghề Vạn Phúc có thể liên kết sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp ở đô thị và trung tâm công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đó sử dụng sản phẩm của làng nghề truyền thống làm bán thành phẩm của mình hay sử dụng các làng nghề truyền thống làm gia công cho mình.
- Làng nghề truyền thống còn cần có sự liên kết với các địa
phương khác, nhất là vùng nguyên liệu để có nguyên liệu cho sản xuất, có
cơ sở cung cấp nguyên liệu.
- Tạo thị trường tại chỗ cho làng nghề truyền thống phát triển sản xuất. Có thể áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội tác động vào sức mua ở nông thôn để tạo ra thị trường tại chỗ cho làng nghề truyền thống trong đó có việc hình thành chợ nông thôn. “ Chợ là một thị trường với tư cách như một thể chế đưa những người tiểu nông, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và những thương nhân chuyên nghiệp từ những làng xã hoặc những vùng miền, đô thị, … lại với
nhau. Đây là một thể chế tổ chức và phối hợp các tương tác xã hội như các hành vi kinh doanh thương mại,.. của nhiều người ở nhiều địa điểm khác nhau trong một hoạt động chung. Nó cho phép người mua và người bán có thể trao đổi thông tin và trao cho họ cơ hội để hoàn thành mục đích mua – bán hàng hóa, dịch vụ” [ 37; tr 52]. Như vậy chợ là một trong những phương thức tổ chức kinh doanh, có các nhóm xã hội cùng tham gia vào các quan hệ kinh doanh buôn bán thương mại và diễn ra ở mỗi khu vực nhất định . Chợ làng là một trong những nét tiêu biểu cho kinh tế, xã hội và văn hóa làng xã Việt Nam
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật mà Nhà nước đề ra về các hoạt động mua bán trên thị trường.
Trong việc tạo thị trường tại chỗ cho làng nghề truyền thống, một vấn đề đặt ra là Nhà nước cần xúc tiến nghiên cứu và nhanh chóng ban hành những quy định về sản phẩm nhập ngoại, chống trốn lậu thuế đối với sản phẩm nhập ngoại để bảo hộ các sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được, nhất là sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong đó có làng nghề Vạn Phúc.
Về thị trường vốn.
Ai cũng biết rằng không có vốn thì khổng thể có sản xuất hàng hóa. Hiện nay ở nông thôn, vốn cho phát triển làng nghề truyền thống chưa phong phú. Nguồn vốn đầu tư vào sản xuất trong làng nghề truyền thống bao gồm vốn tự có của người sản xuất, vốn đi vay của anh em, họ hàng và bạn bè, phần còn lại (chiếm tỷ lệ khá nhỏ) là vay từ ngân hàng hay của người (hoặc doanh nghiệp) đặt hàng... Qua điều tra thực tế ở một số hộ sản xuất trong làng nghề truyền thống Vạn Phúc cho thấy vốn tự có của người sản xuất chỉ có khoảng hơn 50% vốn sản xuất, còn đi vay của anh em, họ hàng, bạn bè để mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chứ đùng nói đến vốn để đầu tư mua sắm thiết bị sản xuất, công nghệ mới. Khảo sát một số hộ sản xuất ở các địa bàn lân cận thì thấy gần như 100% số hộ đều nêu khó khăn về thiếu vốn cho sản xuất.
Nâng cao trình độ tay nghề và quản lý cho lao động ở làng nghề truyền thống.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quyết định số 31/2014/QĐ – UBND ngày 04/8/2014/ ban hành quy định chính sách về khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, trong đó quy định đối tượng được hỗ trợ, đào tạo nghề, truyền nghề cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội , nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi được học các nghề: gốm sứ, đậu bạc, đúc đồng, điêu khắc, sơn mài, khảm chai. Như vậy những nhóm ngành nghề còn lại như: thêu ren, mây tre đan, dệt lụa sẽ không được hưởng lợi từ chính sách của cơ quan quản lý, dễ dẫn đến tình trạng mai một, không khuyến khích được nghệ nhân giỏi truyền nghề và dạy nghề. Vì vậy, thành phố Hà Nội nên có hướng bổ sung chỉnh sửa về mặt chính sách để các ngành nghề thủ công truyền thống cùng được hỗ trợ để phát triển đồng bộ.
- Nâng cao trình độ văn hóa chung cho cư dân ở làng nghề truyền thống. Mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề. Tổ chức lại chương trình trong hệ thống các trường dạy nghề, trong đó chú ý tới các nghề, các môn học có tác dụng thiết thực cho các nghề thủ công
- Tổ chức các bộ phận, các cơ quan viện nghiên cứu về nghề truyền thống tổ chức các dịch vụ tư vấn giúp đỡ các cơ sở sản xuất trong làng nghể truyền thống về các mặt dịch vụ kỹ thuật, quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu, luật pháp
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách của Nhà nước, đặc biệt cần lưu ý việc phổ biến hệ thống luật pháp có liên quan tới tổ chức kinh doanh của làng nghề truyền thống.
- Có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân ở làng nghề. Việc này các nước quanh ta như Ấn Độ, Nhật Bản đã làm và trước đây ở Việt Nam ta đã làm. Bên cạnh đó khuyến khích họ truyền nghề và giới thiệu bí quyết công nghệ cho thế hệ sau.
Về nhà xưởng kho bãi ở làng nghề Vạn Phúc đang là vấn đề phức tạp. Khi chuyển từ làng lên phố, đất cho nông nghiệp bị biến mất phục vụ cho nhu cầu đô thị hóa. Ở những nơi mà làng nghề truyển thống phát triển, việc sản xuất trong gia đình không còn phù hợp nữa mà họ cần có chỗ để mở rộng sản xuất, xây dựng bến bãi kho tàng là điều cần thiết phải có nhưng lấy ở đâu, cơ chế như thế nào thì chưa giải quyết
được. Điều này không phải chỉ xảy ra ở một vài làng nghề truyền thống Vạn Phúc mà các làng nghề truyền thống ởHoài Đức, Phú Xuyên, Thường Tín ... đều vướng mắc.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống phát triển. Trong những năm đổi mới vừa qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật và chính sách có liên quan một cách gián tiếp tối sự phát triển các làng nghề truyền thống như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Đầu tư, Bộ Luật Lao động và một số chính sách khác …
Hoàn thiện bộ máy quản lý đối vối làng nghề truyền thống Vạn Phúc.
Song song với việc bổ sung hoàn thiện chính sách nhằm phát triển làng nghề truyền thống, việc bộ máy quản lý nhà nước đối với làng nghề cũng cần được kiện toàn nhằm đảm bảo khả năng quản lý có hiệu lực đối vối làng nghề này.
Vấn đề đặt ra là đối với việc xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước là phải có tính hệ thống, đảm bảo có thể theo dõi, điềũ tiết sự phát triển của làng nghề truyền thống xuyên suốt từ trung ương tới cơ sở. Để làm được việc đó cần thiết phải có cơ quan quản lý chuyên môn đồng thời phải có sự hợp tác hiệu quả hơn giữa các cơ quan có liên quan để tránh tình trạng có quá nhiều đầu mối quản lý nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đến cùng đối vối các vấh đề mà làng nghề truyền thống đặt ra. Vai trò của các cấp chính quyền cơ sở thôn xã cũng khá quan trọng. Ngoài ra các hội nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể cũng là nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của làng nghề truyền thống.
Tạo điều kiện cho các hội nghề nghiệpđược thành lập và hoạt động. Đổi
mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hoá sản phẩm của làng nghề Vạn Phúc.
Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất là một trong các giải pháp quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề truyền thống. Có như vậy làng nghề mới có điều kiện tăng nhanh năng suất lao động, sản phẩm vừa mang tính hiện đại vừa tinh xảo, tăng thêm khả năng canh tranh của sản phẩm.
Đây chính là mặt tác động trở lại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa để sản xuất ở làng nghề truyền thống.
Trong điều kiện trên thế giới, quá trình công nghệ thay đổi rất nhanh chóng đến mức chỉ còn ba năm là một sản phẩm có thể mất đi bị một sản phẩm khác thay thế và trong vòng một hai chục năm một ngành sản xuất đang từ được xếp vào mặt trời mọc thì chuyển sang thành mặt trời lặn nên vấn đề đổi mới công nghệ thiết bị trong làng nghề truyền thống lại càng là vấn đề bức thiết. Nhưng sản xuất trong làng nghề truyền thống không thể đưa toàn bộ thiết bị hiện đại vào vì như vậy nếu loại bỏ khó khăn về vốn thì lúc đó sản phẩm mà được sản xuất ra không còn tính văn hóa truyền thống hay nói cách khác là nó không còn là sản phẩm của làng nghề truyền thống theo đúng tính chất của nó nữa. Do đó phải đổi mới công nghệ, thiết bị dần từng bước trên nguyên tắc khi công nghệ cũ tỏ ra không thích hợp và sản phẩm sản xuất ra bằng công nghệ cũ này không đủ khả năng cạnh tranh do chất lượng hay giá thành ... Nói cách khác là bản thân công nghệ truyền thống có yêu cầu do nó có nguy cơ không thể tồn tại được mà đòi hỏi phải được hiện đại hóa phần nào đó hay khâu nào đó của công nghệ cũ để có sự kết hợp được công nghệ truyền thống với công nghệ mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Sản phẩm của làng nghề bây giờ có thể có sự kết hợp của nhiều nghề như sản phẩm như nghề dệt kết hợp với nghề thêu ren và nghề in, phun màu trên vải phát triển đã cùng với nghề may xuất khẩu tạo ra nhũng bộ quần áo rất đẹp và hiện đại, được khách hàng ưa thích. Không chỉ khách nước ngoài mà vải lụa được thêu ren, in hình phù hợp vói thị hiếu và tập quán của người Việt Nam khi đem may áo dài cũng được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng.
Hiện nay do yêu cầu bảo vệ môi trường nên nhiên liệu than sẽ cần được thay thế dần. Năng lượng có khả năng thay thế hiện nay là điện hay khí đốt.
Vấn đề môi trường của làng nghề Vạn Phúc cũng cần đặc biệt quan tâm khi quy trình sản xuất đã đưa các chất thải ra ruộng đồng, ao hồ, sông ngòi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, hỏng đất ruộng nông nghiệp và dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân sống ở đây. Việc xử lý nước thải từ các khâu nhuộm vải trong quy trình dệt lụa là một vấn đề quan trọng trong quy trình sản xuất để đảm bảo môi trường tránh ô nhiễm, độc hại.
Tiểu kết chương 4
Từ việc nghiên cứu về sự chuyển biến cơ cấu kinh tế, xã hội của làng nghề Vạn Phúc trên địa bàn tỉnh Hà Đông (1904-1945) ta nhận thấy làng nghề truyền thống sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, phân công lao động thu hút lao động dư thừa ở nông thôn. Đặc biệt với tộc độ phát triển dân số cao như hiện nay, việc giải quyết nhu cầu công ăn việc làm ở các làng nghề truyền thống sẽ giải quyết tốt tình trạng công ăn việc làm của một số bộ phận nhân dân và nâng cao đời sống của họ. Đồng thời, việc phát triển làng nghề truyền thống sẽ tạo điều kiện cho chuyển dịch chơ cấu kinh tế trong nông nghiệp mạnh mẽ hơn, phân công lao động hợp lý hơn.
Việc phát triển làng nghề truyền thống sẽ góp phần lớn vào việc hạn chế di dân tự do, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân. Việc người thợ có nghề nghiệp ổn định, đảm bảo đời sống tối, họ sẽ không thích rời xa xóm làng, người thân, làng nghề phát triển sẽ tạo điều kiện cho công ăn việc làm ổn định, thu nhập đảm bảo đời sống sẽ tác động tốt đến tâm lý, tình cảm, phong tục tập quán, lề lối làm việc và tạo ra một đặc trưng văn hóa của làng nghề.
Ở làng nghề Vạn Phúc, khi nghề dệt phát triển đã tạo điều kiện tăng thu nhập từ phi nông nghiệp, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiêp và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Do năng suất lao động doanh nghiệp thấp nên thu nhập từ nông nghiệp không cao, việc phát triển nghề dệt truyền thống để tạo điều kiện cho thu nhập của cư dân tăng lên, một số hộ gia đình đã mạnh dạn rời bỏ nông nghiệp, chỉ chuyên tâm vào nghề dệt, chính điều này đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ thuần nông sang nền kinh tế nông - thủ công nghiệp - dịch vụ đã sớm phát triển ở làng nghề Vạn Phúc.
Việc phát triển kinh tế nghề dệt truyền thống ở làng Vạn Phúc đã tạo điều kiện và thu hút được một số nguồn vốn nhàn rỗi trong cư dân để huy động vào sản