Thực dân Pháp chọn Hà Đông thực hiện cuộc cải lương hương chính
Tỉnh Hà Đông có những thuận lợi so với các tỉnh khác ở Bắc Kỳ, chính quyền Pháp chọn để thực hiện việc thử nghiệm cải lương hương chính vì:
Hà Đông nằm ở phía Tây - Nam Hà Nội có một vị trí đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ ra vào Hà Nội - trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội của toàn xứ Bắc Kỳ. Các tuyến đường huyết mạch lấy tâm điểm thành phố Hà Nội đi các tỉnh qua Hà Đông: Hà Nội-Sơn Tây, Hà Nội- Hòa Bình, Hà Nội-Phủ Lý bao lấy tỉnh Hà Đông…Ngoài ra, Hà Đông còn có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đáy. Với vị trí quan trọng như vậy, Hà Đông được chính quyền Pháp đặc biệt quan tâm. Bởi có thể nói, mọi diễn biến xã hội ở Hà Nội đều tác động mạnh mẽ tới Hà Đông và ngược lại.
Hà Đông là một tỉnh đông dân, đất đai màu mỡ. Ngoài sản xuất lương thực thực phẩm, Hà Đông còn có nền tiểu thủ công nghiệp cổ truyền, phong phú có 136 ngành nghề, với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không những nổi tiếng trong nước mà còn trong các xứ thuộc khối Liên Hiệp Pháp “có một số mặt hàng kinh doanh tương đương với một số mặt hàng của một xứ nào đó trong khối Liên hiệp Pháp, nó đứng đầu các tỉnh ở Đông Dương”[59; tr24] như nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), nghề ren ở Bình Minh (Thanh Oai), nghề làm nón ở Chuông (Thanh Oai), nghề thêu ở Quất Động (Thường Tín), đặc biệt là nghề dệt the, lụa ở Vạn Phúc, các làng La Khê (thị xã Hà Đông) … Nền tiểu thủ công nghiệp cổ truyền ở tỉnh Hà Đông rất phong phú, không những nổi tiếng bền, đẹp, tinh xảo mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Ngoài phát triển kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Hà Đông còn là địa bàn trực tiếp hoặc trung gian cung cấp lương thực, thực phẩm, các nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày cho thành phố Hà Nội. Hà Đông còn là cầu nối giao lưu kinh tế giữa Hà Nội và nhiều vùng của đất nước.
Hà Đông là vành đai trực tiếp bảo vệ an toàn cho thành phố Hà Nội, nơi đầu não của bộ máy thống trị thực dân ở Bắc Kỳ và toàn Đông Dương. Đồng thời, Hà Đông cũng là bàn đạp để thực dân Pháp tiến hành bình định các tỉnh Bắc Kỳ và đàn áp các phong trào chống đối trong toàn vùng.
Ngoài ra, Hà Đông là vùng đất giàu truyền thống văn hiến với một nền giáo dục có trình độ học vấn tương đối cao, kết quả khoa cử khá nổi bật, trong đó tập trung nhất ở các làng khoa bảng, tức là những làng có nhiều người đỗ đạt qua các kỳ thi Nho học của Nhà nước phong kiến. Chính truyền thống hiếu học đó làm cho làng xã Hà Đông thêm yên bình và hưng thịnh.
Với những điều kiện trên, chính quyền Pháp thấy rằng việc thử nghiệm cải lương hương thôn là vô cùng cần thiết và không có tỉnh nào đáp ứng được những yêu cầu thuận lợi bằng tỉnh Hà Đông. Chính vì vậy, mà Hà Đông đã được chính quyền Pháp chọn làm tỉnh thí điểm chính sách này ở Bắc Kỳ.
Một số nội dung cơ bản về chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông
Hà Đông nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Hà Nội, là cửa ngõ ra vào của Thủ đô, mọi diễn biến ở Hà Nội đều tác động trực tiếp tới địa bàn tỉnh Hà Đông và ngược lại. Năm 1908, công sứ Jules Bosc đánh giá vị trí, vai trò chiến lược của tỉnh Hà Đông như sau: "Do điều kiện địa dư, do mật độ dân số trong đó có nhiều sĩ phu sống và hoạt động, do sự tiếp giáp với Hà Nội là thành phố bị đất đai Hà Đông bao quanh, cho nên tỉnh Hà Đông là một trong những tỉnh ở Bắc Kỳ mà những biến cố về chính trị gây được ảnh hưởng và tiếng vang nhiều nhất giá như cần có một máy ghi để đo sức mạnh tinh thần của người An Nam và những thay đổi về đó là vì những chấn động của nó làm lay chuyển hình thái xã hội được thể hiện một cách mạnh mẽ nhất trung thực nhất "[59; tr9].
Như vậy có nghĩa là người Pháp sẽ tăng cường sự cai trị của chính quyền thực dân đối với từng người dân và làng xã An Nam.
Cải lương hương chính lần thứ nhất:
Trong thời kỳ đầu cai trị Việt Nam, đi đôi với việc tổ chức bộ máy thực dân, chính quyền Pháp vẫn bảo lưu bộ máy của chính quyền phong kiến ở các làng xã.
Chế độ tự quản bị lý dịch lợi dụng để biến các làng xã thành các tiểu vương quốc, tha hồ làm mưa làm gió gây bất mãn trong nhân dân. “Thôn xã An nam do những gia tộc họp lại thành ra, có quyền tự trị, có quyền lợi riêng, có thể cách bình đảng, thực là hay lắm, nhà nước lâu ngày dùng để giúp việc, song cứ để nguyên như cũ tất không hợp thời thế” [66; tr31]. Do cách tổ chức xã thôn như vậy nên việc thi hành các chủ trương, chính sách của nhà nước bảo hộ bị bê trễ, kém hiệu quả.
Một trong những lý do khiến chính quyền Pháp phải cải lương hương chính là nhu cầu nội tại cần thay đổi của làng xã tỉnh Hà Đông nói riêng và Bắc Kỳ nói chung. Vì bản thân bộ máy quản trị thôn xã ngày càng tỏ rõ những yếu kém, không đáp ứng được những yêu cầu của một đơn vị hành chính cấp cơ sở. “Huynh thứ thì tiếng rằng trông nom việc làng thực, song phần nhiều có việc gì can trọng phải trù tính thì chẳng qua chỉ lại mấy người hào cường bàn định riêng mới nhau, có khi chỉ một mình lý trưởng định đoán, như thế thì việc quản trị hàng xã không rõ ra ai trông nom cả, thành thử không có trật tự, không có luật lệ chút nào”[37; tr3]. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức lỏng lẻo, mất hiệu lực của bộ máy quản lý làng xã đã không thể phục vụ đắc lực cho công cuộc cai trị của chính quyền Pháp. Trên thực tế, bộ máy cai trị ở làng xã chỉ là tổ chức của một nhóm những người có thế lực nhất, trên danh nghĩa là thay mặt dân quản trị công việc làng. Đây là một thực trạng đã diễn ra khá phổ biến ở tỉnh Hà Đông nói riêng và Bắc Kỳ nói chung bấy giờ. Bộ máy quản lý làng xã trở thành công cụ để củng cố hơn nữa quyền lực và lợi ích của bộ phận cường hào, địa chủ. “Vì không có ai kiểm soát, cho nên Hội đồng
Hương chức không còn thật là một hội đồng quản trị nữa, thành ra chỉ là một bọn người quản trị các việc trong xã mà lại không có quyền chức của quan trên cho” [42; tr2]. Chính quyền Pháp cho rằng cần phải cải lương hương thôn để làm cho thôn xã phù hợp với trình độ tiến hóa của dân. Vì thế, sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chính quyền Pháp buộc phải điều chỉnh chính sách cai trị từ đồng hóa cực đoan đã lỗi thời sang chính sách “hợp tác với người bản xứ”. “Và, dù là mị dân, chính sách này đã có nhiều ảnh hưởng đối với việc tổ chức lại bộ máy chính quyền thuộc địa”[89; tr55].
Cải lương hương chính lần thứ hai:
Với Nghị định năm 1921, việc lập Hội đồng tộc biểu thay thế hẳn tổ chức quản lý làng xã truyền thống của các kỳ mục đã gây nên sự xáo trộn lớn cả về mặt nhân sự, tâm lý và tập quán. Không những thế, chính quyền Pháp còn can thiệp sâu hơn nữa vào những tập tục truyền thống bằng việc kiểm soát, thống nhất và thể chế hóa các hương ước, hệ thống luật pháp cổ truyền của các làng xã.
Năm 1927, chính quyền Pháp tiến hành cuộc cải lương hương chính lần thứ hai ở Bắc Kỳ.
Sau 6 năm thực hiện, tương ứng với 2 nhiệm kỳ của Hội đồng tộc biểu, Nghị định số 1949 đã bị bãi bỏ. Ngày 25 tháng 2 năm 1927 nghị định về cải lương hương chính cho Thống sứ Rôbanh (Robin) ký kèm theo một văn bản liên quan đến việc lập sổ chi thu ngân sách nhằm khắc phục những hậu quả mà cuộc cải lương hương chính năm 1921 đã gây ra. Trọng tâm của nghị định này là sự thỏa hiệp của chính quyền Pháp đối với những cơ chế truyền thống của làng xã mà năm 1921 đã bị bãi bỏ. Đó là việc thiết lập lại một Hội đồng Kỳ mục có chức năng tư vấn bên cạnh Hội đồng tộc biểu.
Cải lương hương chính lần thứ 3:
Ngày 23 tháng 5 năm 1941, vua Bảo Đại đã ra Đạo dụ số 31 về việc tổ chức và thi hành công việc ở các xã thôn tại Bắc Kỳ và Đạo dụ này được Toàn quyền
Đông Dương chuẩn y cho thi hành ngày 29 tháng 5 năm 1941. Nội dung chính của lần cải lương hương chính này là việc trở lại với hình thức truyền thống của bộ máy quản lý làng xã. Hội đồng tộc biểu sau 20 năm được chính phủ bảo hộ dựng lên đến năm 1941 bị giải thể. Như vậy, cơ chế tuyển cử bộ máy quản lý làng xã theo các Nghị định cải lương chính năm 1921 và năm 1927 bị loại bỏ.
Thông qua cuộc cải lương hương chính đã tác động trực tiếp tới việc thay đổi tổ chức xã hội ở làng xã trên địa bàn tỉnh Hà Đông và Vạn Phúc.
3.2.2.Tác động của nghề dệt đến đời sống nhân dân làng Vạn Phúc.
Đối với người làm nghề dệt: Về hình thức, vì làm việc trong nhà nên người trông sáng sủa, trắng trẻo hơn nông dân. Nhưng không phải ngồi mát ăn bát vàng mà phải lao động cật lực, quên mình mà thời gian không đáng kể, mới có ăn.
Thường là hàng năm có 2 tháng bán hàng rất chạy với giá cao, lại có một số tháng tơ cao hàng ế, việc dệt bị ngừng trệ. Vì vậy, khi đặt hàng thì cả chủ lẫn thợ của các khâu (quay tơ, làm hồ dệt…) phải lao vào làm việc không kể ngày đêm để dệt ra nhiều hàng bán bù vào lúc phải tạm nghỉ khi hàng ế. Khung cửi dệt hoạt động suốt ngày đêm, thợ dệt nghỉ trưa và tối thì gia đình nhà chủ chuyên đổi nhau dệt suốt đêm.
Sử dụng tơ tằm vừa nhỏ, vừa mềm nên hay bị rối, gây lãng phí mà tơ tằm lại đắt, yêu cầu mọi người (chủ thợ người già, trẻ em) phải khéo tay, cẩn thận, kiên nhẫn, cần cù, chịu khó không được nôn nóng, sốt ruột, sơ xuất một chút là không được. Ví dụ, người thợ hồ kéo làm 5 ngày là xong lứa hồ, nhưng người nào không cẩn thận sơ xuất đánh tuột lao cái khi dựng khung hồ thì phải mượn người thợ khéo cùng làm hồ và sửa chữa mất độ 15, 20 ngày mới xong.
Do thu nhập của nghề dệt cao nên đã tác động nhiều đến sinh hoạt mọi mặt của nhân dân Vạn Phúc.
Về sinh hoạt ăn mặc: Ngày 3 bữa tuy còn phải ăn độn ngô, khoai, sắn. Năm ngày một lần có phiên chợ Đơ, đa số gia đình mua thịt cá về ăn tươi, cả chủ lẫn thợ cùng cải thiện bữa ăn. Ngày tết 3 tháng 3 và 5 tháng 5, nhất là ngày
tết thì cả nhà cùng làm cỗ, làm bánh chưng, bánh mật, ăn uống thoải mái, kể cả người nghèo cũng dễ vay mượn để sắm tết. Cỗ bàn Vạn Phúc đàng hoàng ăn uống thoải mái. Ngoài ra, ở khu đình có tới hàng chục nhà bán phở, thịt chó, cháo già, giò, chả, giải khát, bánh kẹo bán suốt ngày đêm và bán rất chạy. Người dân đêm khuya dệt xong thường ra ăn khuya. Người già, trẻ em dễ có việc và kiếm được tiền.
Về mặc: do làm nghề dệt nên người dân Vạn Phúc mặc quần, áo rất đẹp, không rách rưới, tết đến thì đa số là áo the thâm, quần chúc bâu mới đối với nam, với nữ nghèo thì quần chéo go, áo the, nữ nhà giàu thì quần lĩnh, áo the, khăn nhung. Trong làng lúc nào cũng có độ 10 bàn máy làm không hết việc, nhất là những tháng gần tết, máy xè xè suốt đêm, muốn may quần áo tết phải cắt trước 2 đến 3 tháng. Mùa rét thì nhà giàu có chăn bông, nhà nghèo thì có đủ chăn dạ, chiếu dày để đắp, màn thì chỉ có nhà giàu mua được.
Về nhà ở: Dân Vạn Phúc có khoảng 10% là nhà ngói, 60% lợp lá và 30% lợp rạ, nhưng nhà nào cũng cao ráo để đặt được khung cửi có kéo hoa và đào được hố chân đòn đỡ bị úng nước mùa mưa. Đồ đạc trong nhà thì khá sầm uất tủ chè, tràng kỷ, tủ đứng đựng hàng và tơ, bàn ghế, quấn màn (án gian), ghế, ngựa đối với nhà giàu, nhà nghèo cũng có đủ phản gỗ để nằm, có bàn ghế ngồi chơi.
Những năm đắt hàng nhiều người phát tài, làng đã bán xã lấy tiền lát được đường gạch từ đường đá (70 bây giờ) xuống miếu xuyên qua giữa làng, đường gạch từ xóm cầu Am vào tới xóm Quán: xuyên dọc làng rồi vòng qua xóm Hồng Phong nối với đường xuyên qua ngang làng trên.
Đình chùa cũng được tu sửa nhất là phương đình được xây dựng to, đẹp nhất vùng Hà Đông, tiền của do người thợ dệt đóng góp những năm đắt hàng. Cả đồ thờ trong đình đều rất nhiều, rất đẹp, đắt tiền do các cá nhân và tập thể hội đồng niên cung tiến.
Đóng sưu thuế: 5 ngày có phiên chợ bán hàng 1 lần, ai cũng có tiền nên việc đóng sưu thuế cũng rất đủ, rất nhanh.
Bảo vệ cách mạng: Vạn Phúc ở gần trụ sở của công sứ, chỉ cách một con sông nhỏ rộng khoảng 50m, một bên là cơ sở của chính quyền cai trị Pháp và phong kiến của tỉnh Hà Đông, một bên là cơ sở của hàng chục cán bộ cách mạng của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, Tỉnh ủy, thị ủy Hà Đông vẫn hoạt động trong nhiều năm, còn hàng trăm cán bộ đi về liên lạc với cấp trên mà không ai bị bắt. Bởi vì: Nhân dân Vạn Phúc có tinh thần cách mạng, có tinh thần đoàn kết truyền thống giúp đỡ cho các chiến sĩ cách mạng; có nghề dệt thu nhập ổn định nên nhân dân có điều kiện kinh tế đài thọ cán bộ cách mạng; nghề dệt thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân ở các địa phương đến làm ăn, lý dịch còn lo làm giàu không quản lý hộ khẩu như các nơi khác; cán bộ cách mạng hoạt động nếu thấy động là nhảy lên khung cửi dệt (dệt rất dễ học) còn biết ai là thợ, ai là cách mạng, rất dễ trà trộn.
Vấn đề học hành của con em Vạn Phúc: Hà Đông trong thời Pháp thuộc có trường Pháp Việt cách Vạn Phúc 1 km. Hà Nội có trường trung học (trường Bưởi) cách Vạn Phúc 12 km rất thuận tiện cho con em đi học, kể cả học lên cao. Tuy nhiên, nghề dệt đã giúp người dân Vạn Phúc có đời sống kinh tế ổn định, giàu có cho một số gia đình, nhưng con em Vạn Phúc ít đi học, bởi vì:
Các gia đình tham công việc từ nghề dệt, đòi hỏi nhiều người làm, con lên 8, 9 đã suốt được, 12, 13 đã học dệt cửi kiếm ngay được tiền, nên không khuyến khích con em đi học.
Tình đoàn kết được củng cố: Vạn Phúc có truyền thống đoàn kết từ thời thành lập làng. Khi có nghề dệt tình đoàn kết này lại được củng cố thêm. Những người thợ dệt đã tổ chức “phường cửi” để giúp nhau sản xuất, đã gắn bó họ lại với nhau hơn. Con gái Vạn Phúc không muốn lấy chồng thiên hạ sợ phải làm nông nghiệp không quen vất vả, cho nên nam nữ lấy vợ lấy chông làng để được ở nhà làm nghề dệt đã quen từ lâu, vì vậy truy đến cùng người làng nào cũng gần như có họ với nhau, không gần thì xa, tình cảm họ hàng này lại gắn bó họ với nhau hơn, làm cho tình đoàn kết lại được sâu dậm thêm.
kiếm tiền kể cả đối với người già và trẻ em, cho nên trong làng có nhiều người khá